Tin tức -
Thanh Thuận -
19:55, 05/04/2024 Ngày 5/4, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) thông tin Tổ chức Du lịch Liên hợp quốc (UN Tourism) đang kêu gọi đề cử cho Giải thưởng “Làng Du lịch tốt nhất” lần thứ 4, năm 2024 tới các quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam.
Tin tức -
Tuấn Trình - Minh Nhật -
23:47, 23/03/2024 Trong không khí hân hoan chào mừng kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931- 26/3/2024), Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu có cuộc đối thoại với thanh niên địa phương với tinh thần cởi mở, gần gũi, chia sẻ, đồng hành để xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp.
Sáng 1/3, UBND huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang tổ chức Hội chợ việc làm năm 2024. Sự kiện đã thu hút sự tham gia của 14 doanh nghiệp và gần 1.000 lao động, học sinh là con em đồng bào DTTS tham gia Hội chợ việc làm trên địa bàn.
Tin tức -
Ngọc Thu -
08:22, 22/02/2024 Sau kỳ nghỉ Tết, nhiều doanh nghiệp ở Gia Lai đang có nhu cầu tuyển dụng thêm lao động, nhất là lao động có tay nghề. Qua đó, đã tạo ra hàng ngàn cơ hội việc làm cho các lao động vùng nông thôn, vùng DTTS trong tỉnh.
Xã hội -
Phạm Tiến -
18:34, 27/01/2024 Các Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719); nông thôn mới (NTM); giảm nghèo bền vững đã và đang dành nhiều nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng DTTS và miền núi. Do đó, nhu cầu lao động trong lĩnh vực xây dựng cũng tăng cao. Đây là cơ hội việc làm rất lớn cho lao động người DTTS ở địa phương.
Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân, thành phố Phổ Yên (tỉnh Thái Nguyên) đặc biệt quan tâm công tác hỗ trợ việc làm bền vững cho người lao động, ưu tiên lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thuát nghèo thông qua các hoạt động tổ chức Ngày hội việc làm, phiên giao dịch việc làm lưu động để kịp thời cung cấp thông tin thị trường lao động và kết nối việc làm.
Cùng với việc tập trung phát triển kinh tế - xã hội, thành phố Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên) cũng đặc biệt quan tâm công tác giảm nghèo, chăm lo đời sống hộ nghèo, trong đó hỗ trợ tạo việc làm bền vững cho hộ nghèo.
Thực hiện Tiểu dự án Hỗ trợ việc làm bền vững thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, sáng 20/12/2023, tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, huyện Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên) đã tổ chức Ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp năm 2023.
Trong năm 2024, huyện Định Hóa (tỉnh Thái Nguyên) đặt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 0,78% trở lên; giảm tỷ lệ hộ cận nghèo từ 0,85% trở lên. Phấn đấu 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu được hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ tìm việc làm.
Để hỗ trợ người lao động, nhất là lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo có thể tìm kiếm việc làm, ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo bền vững, tỉnh Thái Nguyên đang triển khai nhiều giải pháp, trong đó chú trọng phổ biến thông tin thị trường lao động, kết nối Cung – Cầu lao động.
Nhằm đẩy mạnh hỗ trợ tạo việc làm bền vững, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 90/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Chương trình gồm bảy dự án, trong đó, Dự án Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì.
Hỗ trợ tạo việc làm bền vững là một trong những giải pháp quan trọng và lâu dài giúp người nghèo ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo. Trong năm 2023, tỉnh Thái Nguyên phấn đấu ở chiều thiếu hụt về việc làm: 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu được hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động và hỗ trợ tìm việc làm.
Để thực hiện được mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 5,39% năm 2022 xuống còn dưới 3,4% vào cuối năm 2025 (bình quân mỗi năm giảm từ 0,5% trở lên), huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên) đã đặc biệt quan tâm công tác hỗ trợ việc làm bền vững cho người lao động, ưu tiên lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.
Bên cạnh việc tập trung thực hiện các dự án, tiểu dự án thành phần của Chương trình MTQG giảm nghèo, tỉnh Thái Nguyên cũng đặc biệt chú trọng Tiểu dự án Hỗ trợ việc làm bền vững, qua đó hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường lao động, giúp người lao động có thể tìm được việc làm phù hợp, ổn định, vươn lên thoát nghèo.
Xã hội -
PV -
06:29, 08/12/2023 Đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động vùng đồng bào DTTS miền núi là một trong những nội dung thuộc "Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719)". Xác định vai trò quan trọng của nội dung này, thời gian qua, tỉnh Sóc Trăng đã triển khai nhiều giải pháp để đào tạo nghề, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho đồng bào DTTS.
Ngày 8/12/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 141/2020/NĐ-CP quy định chế độ cử tuyển đối với học sinh, sinh viên người DTTS. Kế thừa chính sách cử tuyển trong các giai đoạn trước, Nghị định số 141/2020/NĐ-CP quy định, UBND cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện thực tiễn của địa phương để tổ chức tiếp nhận và phân công công tác cho người được cử đi học theo chế độ cử tuyển sau khi tốt nghiệp.
Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; trong đó có lao động người DTTS, là giải pháp quan trọng để nâng cao mức thu nhập, giúp người dân thoát nghèo. Chính vì vậy, thời gian qua Quảng Ngãi đã chú trọng công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, coi đây là “chìa khóa” góp phần giảm nghèo bền vững tại các địa bàn vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Một trong những rào cản trong giải quyết việc làm cho lao động (LĐ) người DTTS là tâm lý ngại thay đổi, không muốn rời xa bản làng, ít LĐ vượt lên bứt phá để tìm những hướng đi mới. Chính vì vậy, bên cạnh các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm, cấp tín dụng ưu đãi,… thì Nhà nước đã và đang triển khai các cơ chế khuyến khích khởi nghiệp, tự tạo việc làm của LĐ người DTTS.
Thời gian qua, Nhà nước đã ban hành, triển khai thực hiện hệ thống chính sách tập trung đầu tư, hỗ trợ khu vực nông thôn và vùng đồng bào DTTS và miền núi. Các chính sách (đất đai, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, tín dụng ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn, chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp,…), đã góp phần mang đến những cơ hội việc làm cho lao động (LĐ) nông thôn nói chung và LĐ người DTTS nói riêng.
Đảng, Nhà nước ta luôn tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền việc làm, theo hướng ưu tiên đầu tư, hỗ trợ, tạo cơ hội bình đẳng về việc làm cho lao động người DTTS. Việc thúc đẩy và thường xuyên thực hiện quyền lao động việc làm cho đồng bào DTTS đã cụ thể hóa quan điểm của Đảng “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển”. Không chỉ bảo đảm về mặt pháp lý và thụ hưởng chính sách, đồng bào DTTS còn được khuyến khích, hỗ trợ khởi nghiệp để phát huy quyền việc làm của mình.