Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cơ hội việc làm cho lao động DTTS

Phạm Tiến - 18:34, 27/01/2024

Các Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719); nông thôn mới (NTM); giảm nghèo bền vững đã và đang dành nhiều nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng DTTS và miền núi. Do đó, nhu cầu lao động trong lĩnh vực xây dựng cũng tăng cao. Đây là cơ hội việc làm rất lớn cho lao động người DTTS ở địa phương.

Từ Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới, nhiều lao động vùng DTTS đã có việc làm từ nghề thợ nề, thợ xây
Từ Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới, nhiều lao động vùng DTTS đã có thêm việc làm

Nếu như trước đây, thanh niên người DTTS chỉ biết làm nương rẫy, khai thác rừng để kiếm thêm thu nhập, thì nay, họ đã có thêm nhiều nghề phụ để kiếm sống, trong đó có nghề thợ nề đang góp phần quan trọng trong việc giải quyết công ăn việc làm cho lao động vùng đồng bào DTTS. Cơ hội việc làm từ nghề thợ nề, thợ xây "nở rộ" hơn khi nhiều địa phương đồng loạt triển khai 3 Chương trình MTQG, NTM và giảm nghèo bền vững.

Những ngày cuối năm, anh Hồ Tâm người Bru-Vân Kiều, xã Đakrông, huyện Đakrông (Quảng Trị) khá bận rộn. Các công trình nhà dân 3 cứng được hỗ trợ từ Dự án 1 trong Chương trình MTQG 1719, đường giao thông NTM… trên địa bàn cứ nối nhau thúc tiến độ làm cho anh và đội thợ không hết việc. Có việc, anh cùng đội thợ luôn nỗ lực làm việc để vừa hoàn thành đúng tiến độ, vừa đảm bảo chất lượng nên thu nhập cho bản thân và đội thợ cũng đảm bảo.

Công trình nước sạch tập trung ở xã Đakrông, huyện Đakrông (Quảng Trị) sử dụng nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 thi công giúp nhiều lao động DTTS ở địa phương có việc làm
Công trình nước sạch tập trung ở xã Đakrông, huyện Đakrông (Quảng Trị) sử dụng nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 thi công giúp nhiều lao động DTTS ở địa phương có việc làm

Đội của anh Tâm có từ 3-5 thợ, nhận nhà dân và công trình nhỏ như nhà văn hóa cộng đồng, đường giao thông nông thôn mới ở các xã trên địa bàn huyện Đakrông để làm. Không chỉ nhận trực tiếp, nhiều công ty khi thi công các công trình lớn như trường học, bệnh viện… cũng mời về làm cùng. Do đó, việc làm thợ nề trong giai đoạn này hiếm khi hết việc.

Anh Tâm chia sẻ: “nghề thợ nề cần phải chịu khó, chăm học hỏi. Tốt nhất là đăng ký lớp học nghề kỹ thuật xây dựng do nhà nước hỗ trợ. Khi theo học, học viên được cung cấp những kiến thức cơ bản. Sau đó đi làm, giỏi nghề rồi thì người lao động hoàn toàn tự tin để tách đội, tự nhận công trình về làm hoặc xin vào làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Còn anh Hồ Chí Trung, người Bru-Vân Kiều ở xã Thuận, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) cũng đã có cho mình một công việc ổn định tại Công ty TNHH MTV TVT Quảng Trị. Khi công ty về địa phương thi công công trình sử dụng nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 anh Trung xin vào làm việc. Ban đầu anh xin vào làm thợ phụ. Sau một thời gian chăm chỉ làm việc, chịu khó học hỏi anh đã được đôn lên làm thợ chính. Từ năm 2021 đến nay chưa lúc nào anh Trung hết việc. Có thu nhập ổn định, tay nghề ngày một cứng cáp nên đời sống kinh tế gia đình ngày một nâng cao. Không những thế, sau 3 năm đi làm công, giờ anh Trung đã tách riêng có tổ thợ, nhận thầu các công trình nhỏ như nhà dân, đường giao thông nông thôn ở địa phương. Không những có việc làm cho bản thân, anh Trung còn giải quyết công ăn việc làm cho 3 lao động người DTTS từ nghề thờ nề, xây dựng.

Điềm trường tiểu học bản ÔỐc, xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) vừa mới hoàn thành các hạng mục
Điềm trường Tiểu học bản ÔỐc, xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) vừa mới hoàn thành các hạng mục

Còn tại xã biên giới Dân Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình), Chương trình MTQG cũng đầu tư xây dựng nhiều công trình. Từ các công trình này, nhiều lao động đồng bào Chứt cũng có việc làm và thu nhập ổn định. Anh Hồ Mít ở bản Ôốc là một ví dụ. Khi đơn vị về thi công điểm trường Tiểu học bản Ôốc, anh Mít được nhận vào làm phụ hồ với thu nhập 260 nghìn đồng/1ngày công. Chỉ tính riêng tiền công làm việc ở điểm trường bản Ôốc, anh đã Mít đã có hơn 10 triệu đồng. Điều đáng mừng hơn, khi điểm trường bản Ôốc hoàn thành, anh Mít đã trở thành thợ chính rồi theo tổ thợ đi xây điểm trường tiểu học Bãi Dinh, đường dân sinh ở bản K Ai…..

Ông Đinh Văn Chinh, Chủ tịch UBND xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) cho biết: “Chỉ tính riêng Chương trình MTQG 1719, địa phương đã có nhiều công trình được đầu tư sửa chữa và xây mới như: Điểm trường tiểu học bản Ôốc, điểm trường tiểu học Bãi Dinh, đường dân sinh K Ai và 4 điểm ổn định khu dân cư có quy mô mới sắp thi công. Các đơn vị thi công về đây ngoài đội kỹ thuật, thợ bậc cao là dưới xuôi lên. Còn thợ xây, thợ nề thì họ sự dụng lao động địa phương. Do đó, cơ hội việc làm thợ nề, thợ xây là rất lớn dành cho đồng bào”.

(Bài Kế Hoạch) Cơ hội việc làm cho lao động DTTS 3
Nội dung hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1, Chương trình MTQG 1719 cũng là cơ hội để nhiều lao động vùng DTTS có việc làm từ nghề thợ nề, thợ xây

Với thu nhập dao động từ 250-300 ngàn, có nhiều nơi còn cao hơn đã giúp nhiều hộ đồng bào DTTS cải thiện cuộc sống. Quan trọng hơn, thông qua những công trình này nhiều lao động DTTS trở nên giỏi nghề thợ nề, thợ xây vươn lên làm chủ. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chuyện người đàn ông Gia Rai làm cầu bắc qua sông Ba

Chuyện người đàn ông Gia Rai làm cầu bắc qua sông Ba

Từng làm nghề chèo đò chở khách qua sông Ba, ông Ksor Yan (dân tộc Gia Rai, 60 tuổi, xã Ia Kdăm, huyện Ia Pa, Gia Lai) chứng kiến những nguy hiểm rình rập với bà con mỗi khi muốn qua sông, ông đã quyết tâm đứng ra làm cầu gỗ bắc qua sông Ba, giúp cho hàng trăm hộ dân hai bên bờ đi lại thuận lợi, tiết kiệm thời gian.
Tin nổi bật trang chủ
Chuyện người đàn ông Gia Rai làm cầu bắc qua sông Ba

Chuyện người đàn ông Gia Rai làm cầu bắc qua sông Ba

Gương sáng - Ngọc Thu - 7 giờ trước
Từng làm nghề chèo đò chở khách qua sông Ba, ông Ksor Yan (dân tộc Gia Rai, 60 tuổi, xã Ia Kdăm, huyện Ia Pa, Gia Lai) chứng kiến những nguy hiểm rình rập với bà con mỗi khi muốn qua sông, ông đã quyết tâm đứng ra làm cầu gỗ bắc qua sông Ba, giúp cho hàng trăm hộ dân hai bên bờ đi lại thuận lợi, tiết kiệm thời gian.
U23 châu Á: Loại Hàn Quốc, Indonesia tạo ra địa trấn lớn nhất giải

U23 châu Á: Loại Hàn Quốc, Indonesia tạo ra địa trấn lớn nhất giải

Thể thao - Hoàng Minh - 22:34, 26/04/2024
Trong trận Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Indonesia đã khiến người hâm mộ bất ngờ, khi tạo ra địa trấn trước U23 Hàn Quốc. Trận đấu phải bước vào loạt sút luân lưu để định đoạt kết quả và chiến thắng gọi tên Indonesia.
U23 châu Á: Nhật Bản dập tắt hy vọng vô địch của chủ nhà Qatar

U23 châu Á: Nhật Bản dập tắt hy vọng vô địch của chủ nhà Qatar

Thể thao - Hoàng Minh - 22:33, 26/04/2024
Trong vòng Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Qatar đã thất thủ trước U23 Nhật Bản với tỷ số 2-4. Với kết quả này, U23 Qatar đã không thể thực hiện được tham vọng vô địch trên sân nhà.
Ngoại hạng Anh: Man City có đại thắng 4 sao trước Brighton

Ngoại hạng Anh: Man City có đại thắng 4 sao trước Brighton

Thể thao - Hoàng Minh - 22:32, 26/04/2024
Trong trận đá bù Vòng 29 Ngoại hang Anh, dù phải hành quân đến sân của Brighton, nhưng Man City vẫn đè bẹp đội chủ nhà với tỷ số 4-0.
CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Kinh tế - PV-Vương Minh - 22:30, 26/04/2024
Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, Công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho Người có uy tín

Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho Người có uy tín

Công tác Dân tộc - Như Tâm - 22:27, 26/04/2024
Trong 4 ngày (từ 22 - 25/4/2024), Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang phối hợp với Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, Sở Tư pháp tổ chức hội nghị tập huấn cung cấp thông tin cho 285 đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS của 13 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%

Kinh tế - Vũ Mừng - 22:26, 26/04/2024
Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
Thanh Hóa: Khai giảng lớp xóa mù chữ tại bản Bóng

Thanh Hóa: Khai giảng lớp xóa mù chữ tại bản Bóng

Giáo dục - Quỳnh Trâm - 22:24, 26/04/2024
Đồn Biên phòng Quang Chiểu phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mường Lát tổ chức khai giảng Lớp xóa mù chữ, chống tái mù chữ cho hội viên phụ nữ và người dân bản Bóng, xã Mường Chanh.
Hội thi quốc tế về những món ăn từ sâm dây Tu Mơ Rông

Hội thi quốc tế về những món ăn từ sâm dây Tu Mơ Rông

Thời sự - Ngọc Chí - 22:22, 26/04/2024
Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, 21 đội đã mang đến Hội thi ẩm thực quốc tế và Xác lập kỷ lục Việt Nam về các món ăn độc đáo, mang hương vị riêng được chế biến từ sâm dây của núi rừng Ngọc Linh. Các hoạt động, sự kiện diễn ra tại Hội thi mang ý nghĩa thiết thực, góp phần nâng tầm giá trị cây sâm dây, hướng đến sinh kế bền vững cho đồng bào Xơ Đăng từ việc phát triển diện tích cây sâm dây, loại dược liệu đặc trưng ở huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum).
Đại học Luật Hà Nội tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh- hướng nghiệp

Đại học Luật Hà Nội tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh- hướng nghiệp

Giáo dục - Khánh Sơn - 22:15, 26/04/2024
Vừa qua, Ban tư vấn tuyển sinh của trường Đại học Luật Hà Nội đã tham gia Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp diễn ra tại Đại học Bách khoa Hà Nội. Ngày hội Tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2024 do báo Tuổi Trẻ phối hợp Vụ Giáo dục ĐH (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức với sự đồng hành của Tập đoàn Vingroup.