Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Văn hóa Thái qua tín ngưỡng nông nghiệp

Trương Hữu Thiêm - 17:00, 19/08/2024

Dân tộc Thái (cả hai nhóm Thái trắng và Thái đen) nằm trong số những dân tộc có nền văn minh nông nghiệp gắn liền với kỹ thuật canh tác ruộng nước từ rất sớm. Quả thực, trong đời sống của người Thái, cây lúa không chỉ giúp cho việc duy trì sự sống mà còn được xem là dấu hiệu của trình độ văn minh, sự phát triển và thịnh vượng...

Ruộng bậc thang của đồng bào Thái
Ruộng bậc thang của đồng bào Thái

Chẳng phải ngẫu nhiên mà trong kho tàng văn hóa dân gian của dân tộc Thái, không ít các truyền thuyết, trường ca, truyện cổ, câu đố, ca dao, tục ngữ, thành ngữ... đều ít hoặc nhiều, trực tiếp hoặc gián tiếp nói về cây lúa nước trong đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần của đồng bào Thái. Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khảo cổ học đã khẳng định, ngay từ thời tiền sử, người Thái ở Việt Nam đã biết trồng lúa nước và đạt tới trình độ kỹ thuật nhất định. Nhiều dấu vết hóa thạch của vỏ trấu trên vùng đất có người Thái cư trú được tìm thấy qua các đợt khảo cổ có chủ đích, hoặc đơn giản là khi đào móng các công trình xây dựng.

Nhiều người vẫn nhớ tới câu chuyện xung quanh việc những hóa thạch vỏ trấu được tìm thấy tại khu vực hồ U Va (thuộc địa phận bản U Va, xã Noong Luống, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) vào đầu tháng 8/2003. Khi một nhóm thợ thi công khu du lịch khoáng nóng U Va, trong lúc đào một cái giếng để lấy nước sinh hoạt, nhóm công nhân tình cờ phát hiện nhiều mảnh gốm có hoa văn lạ, một số mảnh sứ màu men ngọc. Ngoài ra, còn có các bình cổ, dây chuyền, cọc gỗ, mẫu thóc cháy. Đặc biệt là có một lưỡi cày sắt với kiểu dáng mà từ lâu rồi cả vùng Mường Thanh không thấy ai sử dụng.

Những tri thức và niềm tin tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Thái xung quanh nền nông nghiệp lúa nước là nét văn hóa thú vị, đa dạng. Những tri thức này không chỉ giúp người Thái khai thác một cách hợp lý, hiệu quả diện tích đất canh tác để phục vụ cuộc sống, mà còn góp phần tạo ra bản sắc riêng cho nền văn hoá dân tộc với nhiều tinh hoa...

Theo nội dung “Báo cáo điều tra khảo cổ học” ngày 26/8/2003 của nhóm nghiên cứu Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn (Trường Đại học Quốc gia Hà Nội) thì địa điểm này là nơi cư trú lâu đời của những cư dân cổ xưa ở Điện Biên. Qua các di vật cho thấy, họ đã đạt trình độ phát triển cao và có thể có những hoạt động giao thương với cả bên ngoài. Những mảnh sứ màu men ngọc tương tự như những mẫu men sứ thời Lý (1010 - 1225), những hạt thóc cháy được xem là những di chỉ quý giá, góp phần làm sáng tỏ lịch sử phát triển cây lúa ở Điện Biên cũng như lịch sử cây lúa vùng Đông Nam Á.

Ông Lò Văn Thâng, dân tộc Thái, giáo viên dạy chữ Thái của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên cho biết: Trên địa bàn tỉnh Điện Biên, thông thường ruộng nước được chia làm hai loại cơ bản: Loại ruộng được khai phá trên những khu đất rộng, bằng phẳng hoặc tương đối bằng phẳng (tiếng Thái là “na tông”, tức cánh đồng lớn). Chẳng hạn như cánh đồng Mường Thanh trong lòng chảo Điện Biên là cánh đồng lớn nhất trong số các bồn địa nổi tiếng vùng Tây Bắc, như câu ca “Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc” mà mọi người đều biết. Ngoài ra, có một loại ruộng hẹp hơn về chiều ngang (thường gọi ruộng bậc thang) men theo các sườn đồi, lòng thung do người dân khai khẩn, tiếng Thái là “na hon”. Cho dù canh tác ở “na tông” hay “na hon” thì ruộng phải có đủ nước. Người Thái có câu tục ngữ: “Mí nặm chắng pên na/Mí na chắng pên khẩu” (Có nước mới có ruộng/Có ruộng mới nên cơm). Với những chân ruộng quanh năm có đủ nước tưới thì việc canh tác mỗi năm hai vụ lúa là điều mà hộ nông dân nào cũng mong muốn, vì nhờ đó mà bảo đảm phần lương thực cho gia đình.

Cối giã gạo dùng bằng sức nước thể hiện sự sáng tạo của đồng bào Thái
Cối giã gạo dùng bằng sức nước thể hiện sự sáng tạo của đồng bào Thái

Trong câu chuyện với chúng tôi, bà Dương Thị Chung, Trưởng Phòng Nghiệp vụ Văn hóa, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên tỏ ra tâm đắc khi lý giải: Bà con dân tộc Thái có nhiều kinh nghiệm trong việc chinh phục nguồn nước tự nhiên. Các công trình thuỷ lợi như mương phai, ống máng, guồng cọn hoặc máy cán bông và cối gạo nước... là những bằng chứng cho kết luận trên. Sản phẩm tiêu biểu và đặc sắc của nền nông nghiệp Thái là cơm lam, nếp cẩm, nếp tan; toàn những thứ đã thơm lại dẻo, đã dẻo lại bùi. Đặc điểm cư trú nổi bật của đồng bào Thái là dọc các thung lũng vùng thấp, nơi có nhiều sông suối ao hồ. Trên thực tế, đồng bào Thái dù sống ở vùng nào cũng giỏi chài lưới ngoài sông, ngoài suối. Nhờ vậy, bữa ăn hằng ngày của bà con được tăng cường nguồn dinh dưỡng do các hoạt động sông nước đem lại.

Tín ngưỡng của đồng bào Thái có nhiều hoạt động liên quan đến sông nước, đó là Hội đua thuyền được tổ chức vào đầu mùa Xuân hằng năm, là tục gội đầu bằng nước gạo chua của phụ nữ Thái chiều tất niên (Tết âm lịch), là Lễ cầu mưa, Lễ cúng cơm mới tổ chức ở từng gia đình... Những tri thức và niềm tin tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Thái xung quanh nền nông nghiệp lúa nước là nét văn hóa thú vị, đa dạng. Những tri thức này không chỉ giúp người Thái khai thác một cách hợp lý, hiệu quả diện tích đất canh tác để phục vụ cuộc sống, mà còn góp phần tạo ra bản sắc riêng cho nền văn hoá dân tộc với nhiều tinh hoa...

Ý kiến độc giả
Tin cùng chuyên mục
Lễ hội Carnaval đường phố đầy sôi động, "lung linh sắc màu" tại Bắc Kạn

Lễ hội Carnaval đường phố đầy sôi động, "lung linh sắc màu" tại Bắc Kạn

Lễ hội đường phố “Bắc Kạn lung linh sắc màu” diễn ra tại phố đi bộ Sông Cầu vào đêm 8/4, là dấu ấn đặc biệt chào mừng kỷ niệm 125 năm ngày thành lập tỉnh và các ngày lễ lớn của đất nước.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân quân tự vệ

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân quân tự vệ

Sáng 9/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam chủ trì phối hợp với Bộ Quốc phòng tổ chức gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân quân tự vệ tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại buổi gặp mặt.
“Se duyên” cho sầu riêng

“Se duyên” cho sầu riêng

Media - BDT - 3 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 9/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhiều hoạt động ý nghĩa trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam. “Se duyên” cho sầu riêng.Từ cây nhà lá vườn đến sản phẩm OCOP. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Vượt khó, tự tin khẳng định mình

Vượt khó, tự tin khẳng định mình

Kinh tế - Hồng Phúc - 3 giờ trước
Từ những người chủ yếu gắn bó với nương rẫy, quanh quẩn với những việc không tên trong gia đình, nhiều phụ nữ DTTS đã vượt qua tập tục và định kiến giới, tham gia ngày càng sâu rộng hơn vào đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Những thay đổi này là minh chứng cho sự nỗ lực của chính bản thân họ trong việc vượt khó, tự tin khẳng định mình.
Đức tin được hình thành như thế!

Đức tin được hình thành như thế!

Phóng sự - Thanh Hải - 3 giờ trước
Trong không gian tôn nghiêm của giáo đường, trong ánh nến Phục Sinh tỏa sáng… cũng là lúc tên Thánh của những đứa trẻ sơ sinh được Cha xứ xướng lên. Và rồi, nghi thức rửa tội bắt đầu được thực hiện đầy trang trọng như thế; như một dấu ấn đầu tiên của một tín hữu.
Thành phố Hà Nội: Sở Dân tộc và Tôn giáo cùng các tổ chức tôn giáo góp sức xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”

Thành phố Hà Nội: Sở Dân tộc và Tôn giáo cùng các tổ chức tôn giáo góp sức xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”

Tin tức - Văn Hoa - 3 giờ trước
Ngày 9/4, Sở Dân tộc và Tôn giáo thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị thông tin tình hình kinh tế - xã hội quý I-2025 đối với các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn toàn thành phố.
“Điểm tựa” của dân làng Kon Biêu

“Điểm tựa” của dân làng Kon Biêu

Gương sáng - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Bằng uy tín và kinh nghiệm của mình, già làng, Người có uy tín A Hiang đã trở thành “điểm tựa” tinh thần vững chãi của dân làng Kon Biêu, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum.
Mùa lột quế

Mùa lột quế

Bản tin tổng hợp sáng ngày 9/4 của Báo Dân tộc và Phát triển có những thông tin đáng chú ý sau: Bắc Kạn lung linh sắc màu. Mùa lột quế. Nữ nghệ nhân gắn bó với Ngôi nhà chung. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đẩy nhanh Dự án

Đẩy nhanh Dự án "Phát triển cơ sở hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu cho vùng đồng bào DTTS” tại Yên Bái, Sơn La và Hà Giang

Tin tức - Văn Hoa - 3 giờ trước
Ngày 9/4, tại tỉnh Yên Bái đã diễn ra Hội nghị trao đổi tiến độ chuẩn bị Dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh”.
Sóc Trăng họp mặt mừng Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào Khmer

Sóc Trăng họp mặt mừng Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào Khmer

Tin tức - Tào Đạt - Như Tâm - 3 giờ trước
Chiều 9/4, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sóc Trăng tổ chức họp mặt mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer năm 2025.
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung thăm Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung thăm Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long

Thời sự - Như Tâm - Tào Đạt - 3 giờ trước
Tiếp tục chuyến công tác tại Tây Nam Bộ, ngày 9/4, Đoàn công tác của Bộ Dân tộc và Tôn giáo do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung làm Trưởng đoàn đã đến thăm Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long.
Việt Nam, Tây Ban Nha hướng tới quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Việt Nam, Tây Ban Nha hướng tới quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Thời sự - PV - 6 giờ trước
Sáng 9/4, sau Lễ đón chính thức trọng thể, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Vương quốc Tây Ban Nha Pedro Sánchez.
A Lưới (Thừa Thiên Huế): Xây dựng nhà, hỗ trợ sinh kế để nâng cao đời sống cho hộ nghèo

A Lưới (Thừa Thiên Huế): Xây dựng nhà, hỗ trợ sinh kế để nâng cao đời sống cho hộ nghèo

Kinh tế - Phạm Tiến- Hải Băng - 7 giờ trước
Tính đến tháng 2/2025, toàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa thiên Huế đã và đang khẩn trương xây dựng để xóa 4.236 căn nhà tạm, nhà dột nát. Trong hành trình xóa nhà tạm, UBND huyện A Lưới đã gắn liền với việc hỗ trợ sinh kế để hộ nghèo vùng DTTS không tái nghèo và có điều kiện sống tốt hơn.