Ngày 24/11/2021, tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng về lĩnh vực văn hóa, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Đứng trước những thời cơ và thách thức mới, yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng nước ta là phải tiếp tục xây dựng, giữ gìn và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực sự là “nền tảng tinh thần”, “động lực phát triển”… “.
Cách đây 100 năm (năm 1923), trên Tạp chí Ogoniok, số 39, nhà báo Xô viết Osip Mandelstam đã viết: “Từ Nguyễn Ái Quốc tỏa ra một thứ văn hóa, không phải văn hóa châu Âu mà có lẽ là một nền văn hóa của tương lai”. Nhận định mang tính thời đại đó đến nay vẫn đầy thuyết phục. Trong hệ tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những chỉ dẫn của Người về văn hóa mãi là kim chỉ nam cho Đảng, Nhà nước ta trong việc xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong tiến trình hội nhập.
Xuân đã về trên tất cả các nẻo đường của Tổ quốc. Xuân đang mang đến muôn điều tốt đẹp sau những ngày đông lạnh lẽo. Chúng ta chào đón năm mới - Xuân Quý Mão 2023 và mừng Đảng Cộng sản Việt Nam 93 tuổi (3/2/1930 - 3/2/2023) với nguồn nội lực được tích lũy căng tràn và niềm tin mạnh mẽ đất nước sẽ tiếp tục có bước chuyển mình vươn dậy cùng xuân mới, khẳng định vị thế và hình ảnh đất nước và con người Việt Nam.
Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước với biết bao những thăng trầm của lịch sử. Từ đó, dân tộc Việt Nam đã sáng tạo ra nền văn hóa vô cùng phong phú và là cái nôi sản sinh ra nhiều danh nhân văn hóa. Một trong những danh nhân văn hóa đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nhà tư tưởng, nhà văn hóa vĩ đại của Việt Nam.
Năm Nhâm Dần đi qua, Xuân Quý Mão đã tới, cùng với cả nước, Đảng bộ cơ quan Ủy ban Dân tộc đón chào năm mới trong niềm vui phấn khởi, tự hào vì những kết quả nổi bật đã đạt được trong năm qua. Đồng thời, cùng nhau đoàn kết, quyết tâm vượt qua những khó khăn, thách thức phía trước, phấn đấu hoàn thành vượt bậc các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra trong năm 2023.
Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động dữ dội, đặc biệt là là cuộc xung đột Nga - Ukraina kéo dài, tác động đến toàn bộ nền kinh tế thế giới; diễn biến dịch Covid-19 còn phức tạp, khó lường; Dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2022 sẽ vào khoảng 4 - 4,5%, lạm phát toàn cầu khoảng 3,3% thì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 của Việt Nam sẽ là đa mục tiêu, trong đó trọng tâm vẫn là khôi phục kinh tế, hạn chế ảnh hưởng của các cuộc xung đột trên thế giới, vừa phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, đảm bảo an toàn sức khỏe và sinh mạng người dân; vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới.
Thực tế khẳng định, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) đang tiếp tục được đẩy mạnh, có bước tiến mới, quyết liệt, đồng bộ, toàn diện và hiệu quả hơn, nhất là việc gắn PCTNTC với công tác cán bộ, xử lý nghiêm sai phạm, miễn nhiệm, từ chức theo quy định của Ðảng, Nhà nước, để lại dấu ấn tốt, củng cố thêm niềm tin của nhân dân, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế-xã hội.
Tiếp nối thành công của những mùa trước, cuộc thi Hoa khôi Báo chí (Press Beauty) 2023 đã chính thức trở lại. Đến với mùa thứ chín này, Press Beauty 2023 mong muốn tìm kiếm gương mặt Hoa khôi Báo chí sở hữu vẻ đẹp cả về ngoại hình lẫn tâm hồn, từ đó lan tỏa mạnh mẽ tới công chúng thông điệp “The Beauty Inside” (Vẻ đẹp tiềm ẩn).
Bộ Y tế vừa công bố 5 sự kiện nổi bật của công tác dân số trong năm 2022, trong đó, có sự kiện dân số thế giới chính thức đạt mốc 8 tỷ người.
Chúng ta bước vào năm 2023 – Năm Quý Mão với nguồn năng lượng đầy hứng khởi và niềm tin mãnh liệt rằng đất nước sẽ tiếp tục có những bước chuyển mình quyết liệt hơn, uyển chuyển hơn, nhanh hơn và hiệu quả hơn trên con đường hướng tới phồn vinh, hạnh phúc.
Năm 2022, toàn ngành BHXH Việt Nam tiếp tục thực thi nhiệm vụ trong bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều thuận lợi nhưng cũng nhiều khó khăn, thách thức đan xen. Song dưới sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cấp ủy, chính quyền các cấp; sự phối hợp, hỗ trợ tích cực của các bộ, ban, ngành, các đơn vị, tổ chức, toàn Ngành đã đoàn kết, quyết tâm, nỗ lực phấn đấu đạt nhiều thành tích quan trọng, toàn diện trên tất cả các mặt công tác, được Lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng các cấp, các ngành đánh giá cao, người dân, doanh nghiệp (DN) ngày càng tin tưởng, hài lòng.
"Triển khai thực hiện Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021" dẫn đầu bảng 10 sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch tiêu biểu năm 2022, cùng các sự kiện nổi bật khác như: Đàm phán thành công việc hồi hương ấn vàng...
Đại hội đại biểu các DTTS toàn quốc là sự kiện có ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc, một biểu tượng đặc biệt về khối đại đoàn kết các dân tộc. Sau mỗi lần đại hội, đồng bào các DTTS càng đoàn kết hơn, vận dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước để vươn lên, thúc đẩy phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi, đóng góp vào thành tựu chung của cả nước
Qua 2 lần tổ chức (năm 2010 và 2020), Đại hội đại biểu các DTTS Việt Nam đã khẳng định, là sự kiện chính trị quan trọng, là ngày hội kết nối, lan tỏa sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Đại hội là dịp Đảng, Nhà nước ghi nhận công lao đóng góp to lớn của đồng bào các DTTS trong công cuộc kiến thiết, phát triển đất nước; đồng thời cũng là đợt sinh hoạt chính trị, xã hội sâu rộng nhằm nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin và sự đồng thuận của đồng bào các dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đại hội truyền cảm hứng, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, cùng với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, đồng lòng chung sức, hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước ta phát triển cường thịnh.
Hôm nay 15/12, tại Hà Nội, Ðại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh - sự kiện chính trị quan trọng của tuổi trẻ chính thức khai mạc, với sự tham dự của 980 đại biểu, đại diện hơn 22 triệu cán bộ, đoàn viên, thanh niên cả nước.
Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu (năm thứ 9) năm 2022 diễn ra tối 10/12 đã khép lại với nhiều dấn ấn tốt đẹp. Những tinh hoa của sự học vùng DTTS và miền núi đã hội tụ về Thủ đô Hà Nội, được vinh danh trong buổi lễ trang trọng, với sự tham dự, động viên của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành Trung ương và địa phương, cùng các tổ chức, cá nhân đang chung tay hỗ trợ, thúc đẩy phát triển giáo dục vùng DTTS và miền núi.
Chuyên đề về Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một nội dung quan trọng của Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt các Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, diễn ra sáng 6/12.
Vừa qua, Đoàn công tác của Bộ, ngành Trung ương do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông làm Trưởng đoàn đã đi học tập kinh nghiệm đối thoại và bảo vệ Báo cáo quốc gia tại Ủy ban Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (Công ước CERD) tại Thụy Sĩ. Chuyến đi đã thành công tốt đẹp, đạt được nhiều kết quả tích cực.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đặt mục tiêu, đến năm 2030, Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Việc “khơi mạch nguồn” các giá trị Việt Nam, đảm bảo cân đối, hài hòa giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế, đặc thù và phổ quát có ý nghĩa then chốt để hiện thực hóa khát vọng toàn dân tộc đang hướng đến.
Hệ giá trị con người có những giá trị tương đồng với hệ giá trị gia đình, hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị quốc gia, tất nhiên cũng có những giá trị riêng biệt. Giá trị con người chính là nhân tố cốt lõi và liên kết tạo thành những vòng tròn đồng tâm giữa các tầng nấc giá trị.