Đó là nhận định của nhiều cán bộ làm công tác dân tộc trên khắp cả nước. 20 năm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của một tờ báo đồng hành cùng đồng bào các dân tộc, Báo Dân tộc và Phát triển đã khẳng định vai trò, uy tín của mình đối với bạn đọc trong cả nước nói chung, bạn đọc vùng DTTS và miền núi nói riêng.
Tính đến nay, 100% các xã, thị trấn của huyện Võ Nhai (tỉnh Thái Nguyên) đã có internet cáp quang; tỷ lệ các xóm có sóng 3G, 4G đạt trên 83%; tỷ lệ phủ sóng điện thoại di động đạt trên 90%; tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông mình đạt 85%… Những con số đã chứng minh sự phát triển, lan tỏa của phong trào chuyển đổi số (CĐS), đã góp phần đưa Võ Nhai ngày càng phát triển.
Ra đời trong điều kiện khó khăn về mọi mặt, song Báo Điện tử Dân tộc và Phát triển đã từng bước trở thành kênh thông tin tuyên truyền chủ lực về công tác dân tộc, chính sách dân tộc trên môi trường Internet, hòa nhập vào xu thế phát triển chung của báo chí hiện đại. Từ những nguồn thông tin phong phú, đa dạng, bổ ích và giàu bản sắc trên Báo đã phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của bạn đọc cả nước nói chung, bạn đọc vùng DTTS và miền núi nói riêng.
Trải qua chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển, Báo Dân tộc và Phát triển đã từng bước khẳng định vai trò, vị thế, trở thành phương tiện thông tin tuyên truyền chính thống hiệu quả chủ trương, đường lối nhất quán, xuyên suốt của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc ở vùng DTTS&MN, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới… Đồng thời, cũng từ việc thực hiện xuất sắc vai trò, nhiệm vụ chính trị là Cơ quan ngôn luận của Ủy ban Dân tộc - Diễn đàn của đồng bào các dân tộc Việt Nam, Báo đã được các bộ, ngành, địa phương trong cả nước… ghi nhận trên nhiều lĩnh vực tuyên truyền, qua đó góp phần củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
LTS: Trải qua 20 năm xây dựng và Phát triển, Báo Dân tộc và Phát triển đã có nhiều đóng góp vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung, của vùng đồng bào DTTS và miền núi nói riêng. Báo là phương tiện chuyển tải hiệu quả chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương về lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc; đồng thời là kênh tuyên truyền, vận động quần chúng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cả hệ thống chính trị. Với đồng bào, Báo là người bạn đồng hành, có tiếng nói vừa ân tình, vừa sâu sắc trong quá trình tăng cường củng cố và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
20 năm qua, với vai trò là Cơ quan ngôn luận của Ủy ban Dân tộc (UBDT), diễn đàn của đồng bào các dân tộc Việt Nam, trung thành với tôn chỉ, mục đích đề ra, Báo Dân tộc và Phát triển (DT&PT) đã khẳng định được thế mạnh thông tin mang tính đặc thù của mình. Đây là chặng đường phát triển lắm gian truân những cũng đã gặt hái được không ít thành tựu. Nhân sự kiện Kỷ niệm 20 năm Ngày phát hành số báo đầu tiên, nhiều thế hệ lãnh đạo Báo DT&PT đã gửi đến Tòa soạn những lời chia sẻ, động viên chân tình, trách nhiệm, đây là nguồn cổ vũ to lớn để Báo DT&PT vững bước trên con đường phát triển.
Hưởng ứng phong trào “Vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau” của Thủ tướng Chính phủ, hướng tới Tháng cao điểm “Vì người nghèo” (từ ngày 17/10 đến ngày 17/11) năm 2022, Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc trao đổi với Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTW MTTQ) Việt Nam, Phó Trưởng ban Thường trực Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” Trung ương Trương Thị Ngọc Ánh về những vấn đề xoay quanh chương trình “Cả nước chung tay vì người nghèo” năm 2022.
Trong những năm qua, chương trình "Cả nước chung tay vì người nghèo" nói riêng và công tác vận động chăm lo giúp đỡ người nghèo luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ của các cấp và các ngành.
Ngày 14/10/1952, Chiến dịch Tây Bắc chính thức mở màn với đợt tiến công đầu tiên vào phân khu Nghĩa Lộ, tiêu diệt tuyến phòng thủ vành đai ngoài Tây Bắc của địch. Sau gần 2 tháng (14/10 đến 10/12/1952), quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Tây Bắc 1952. Chiến thắng này đã đi vào lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc, là một trong những chiến công oanh liệt, có ý nghĩa chiến lược, làm chuyển biến cục diện chiến tranh theo hướng có lợi cho ta, góp phần tạo thế và lực mới tiến tới giành thắng lợi cuối cùng trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954.
Nhà trôi, người chết, cây đổ, đất đá ngổn ngang… là những gì đã xảy ra sau thảm họa lũ quét ở huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) diễn ra đầu tháng 10. Dù nước lũ đã rút nhưng cuộc sống của bà con người Mông, Thái nơi đây lại đang đối mặt với muôn vàn khó khăn, thiếu thốn về chỗ ở, nước sạch sinh hoạt, lương thực, xa hơn là kế sinh nhai và chốn an cư...
Trong những ngày này, ở các tỉnh khu vực Trung bộ, hình ảnh các chiến sĩ bộ đội, công an có mặt sớm nhất, nhanh nhất, lăn lộn ứng cứu, xả thân giúp người dân trong mưa lũ và khắc phục thảm họa do thiên tai gây ra, khẳng định một lần nữa về phẩm chất kiên trung, “vì nước quên thân, vì dân phục vụ” của người lính cụ Hồ.
Nghệ An đang trải qua những ngày khó khăn do mưa lũ hoành hành. Đã có những tuyến đê xung yếu bị vỡ, những hồ nước hàng triệu m3 bị rò rỉ… Nguy cơ mất an toàn từ hồ đập, đê điều đang nguy cấp hơn bao giờ hết.
Trận lũ quét rạng sáng ngày 2/10 khiến chúng tôi nhớ lại lời của Bí thư huyện ủy Kỳ Sơn (Nghệ An) Vi Hòe đã nói cách nay chưa lâu: “Huyện đang nghèo đi vì thiệt hại của mưa lũ”. Đúng như lời bộc bạch, chỉ phút chốc bản Hòa Sơn ,xã Tà Cạ và khối 1 thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn đã thành bình địa với ngổn ngang đất đá, nhà đổ, cây ngã, người chết…
Tình trạng cán bộ lãnh đạo sai phạm nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật về mặt Đảng (khiển trách, cảnh cáo) ngày càng nhiều, những đối tượng này có thể chưa tới mức phải cách chức hay chưa đủ cơ sở để xử lý hình sự; hoặc có những vụ việc do các cơ quan điều tra đang thụ lý, triển khai thu thập chứng cứ kéo dài... nhưng họ vẫn giữ chức vụ lãnh đạo quản lý.
Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh "Nghệ thuật Xòe Thái" là di sản văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại, là sự kiện được cộng đồng dân tộc Thái và Nhân dân khắp cả nước đón chờ đã diễn ra đêm 24/9. Mặc dù đêm diễn ra sự kiện, thời tiết có mưa nặng hạt, nhưng không ngăn được sợi dây gắn kết cộng đồng và tình yêu Xòe trong của cộng đồng người Thái. Ngọn lửa đêm vẫn rực cháy, những bàn tay nắm chặt nhau tạo nên những vòng Xòe bất tận...
Những ngày này, người Thái ở mọi miền Tổ quốc đều gác lại mọi công việc, tất cả cùng hướng về miền đất Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) để cùng được “say” trong những điệu Xòe.
Điện Biên là tỉnh có đông đồng bào người Thái sinh sống, trước sự kiện “Nghệ thuật Xòe Thái” được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, các cấp ủy, chính quyền và tầng lớp Nhân dân rất phấn khởi, tự hào. Cùng chung vui với sự kiện đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” diễn ra tại tỉnh Yên Bái, ngành văn hóa tỉnh Điện Biên cũng đã xây dựng kế hoạch, tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng. Về nội dung này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Minh Phú, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên.
Trong 45 năm qua, hợp tác giữa Việt Nam và LHQ đạt kết quả tốt và có tác dụng tích cực, vừa đáp ứng được yêu cầu, lợi ích của Việt Nam trong từng giai đoạn, vừa góp phần tăng cường vai trò, tiếng nói và “dấu ấn” đóng góp của Việt Nam tại Liên hợp quốc.
Cách đây 45 năm, ngày 20/9/1977, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Liên hợp quốc - tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh. Trong 45 năm qua (20/9/1977-2022), hợp tác giữa Việt Nam và Liên hợp quốc đạt nhiều kết quả tốt đẹp và có tác dụng tích cực.
Vụ cháy mới đây nhất tại quán karaoke An Phú (phường An Phú, TP. Thuận An, Bình Dương), khiến 33 người thiệt mạng, thực sự là tiếng thét mạnh mẽ đánh vào công tác bảo đảm an toàn về phòng cháy chữa cháy (PCCC). Lẽ thường, cơ sở phải đảm bảo đủ an toàn mới được cấp phép hoạt động, nhưng vì sao xảy ra cơ sự này. Đó sẽ là dấu hỏi lớn mà ngành chức năng tỉnh Bình Dương phải trả lời.