Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Dấu ấn lớn của nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế

PV - 10:10, 26/06/2023

Việt Nam gia nhập ASEAN, WTO, có mối quan hệ tốt với Hoa Kỳ và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế vẫn đang tiếp diễn sâu rộng. Trong tiến trình ấy, dấu ấn của nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan vào những thời điểm quyết định trong quá trình đó rất rõ nét.

Lễ ký hiệp định gia nhập WTO song phương với Hoa Kỳ (Phó Thủ tướng Vũ Khoan đứng thứ 5 từ phải sang trái, Thứ trưởng Lương Văn Tự ký hiệp định) - Ảnh: VGP/NN
Lễ ký hiệp định gia nhập WTO song phương với Hoa Kỳ (Phó Thủ tướng Vũ Khoan đứng thứ 5 từ phải sang trái, Thứ trưởng Lương Văn Tự ký hiệp định) - Ảnh: VGP/NN

Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan là một trong những người tiên phong trong công cuộc cải cách, đổi mới, mở cửa, hội nhập của Việt Nam ngay từ những năm tháng đầu tiên. Đóng góp của ông không chỉ về mặt những chính sách mà còn là nhiều việc cụ thể, để từ đó các tổ chức quốc tế lớn như WB, IMF xuất hiện và hoạt động tại Việt Nam.

Ông Lương Văn Tự, nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương, nguyên Trưởng đoàn đàm phán kinh tế thương mại Chính phủ, kiêm Trưởng đoàn đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) – người gắn bó với nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan trong quá trình công tác dài lâu đã hồi tưởng nhiều kỷ niệm.

Đóng góp to lớn vào thành công của Việt Nam gia nhập WTO

Đàm phán gia nhập WTO là một cuộc đàm phán lịch sử trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Cuộc đàm phán kéo dài 11 năm kể từ khi chuẩn bị đến khi kết thúc, trong đó chúng ta đàm phán đa phương với 149 nước và vùng lãnh thổ, đàm phán song phương về mở cửa thị trường với 30 nước.

"Tôi vinh dự được Thủ tướng Chính phủ giao trọng trách làm Trưởng đoàn đàm phán kinh tế thương mại kiêm Trưởng đoàn đàm phán gia nhập WTO từ năm 1999 nên có cơ hội được làm việc với các đồng chí lãnh đạo Chính phủ và Bộ Công Thương, đặc biệt là đồng chí Vũ Khoan, người có một thời gian dài trực tiếp chỉ đạo đoàn đàm phán", nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương chia sẻ.

Năm 1999, đồng chí Vũ Khoan nhận nhiệm vụ Bộ trưởng Bộ Thương mại kiêm Phó Chủ tịch Ủy ban Hợp tác kinh tế quốc tế (nay là Ban Chỉ đạo liên ngành hợp tác kinh tế quốc tế).

Với tầm nhìn và am hiểu đường lối chính sách của Đảng, đồng chí đã chỉ đạo dự thảo Nghị quyết về chủ động hội nhập kinh tế quốc tế trình Bộ Chính trị và được Bộ Chính trị thông qua tại Nghị quyết 07-NQ/TW tháng 12/2001. Đây là bước cụ thể hóa chủ trương hội nhập của Đảng và là sự chỉ đạo cụ thể công cuộc đàm phán của Chính phủ và đoàn đàm phán gia nhập WTO.

Đồng chí Vũ Khoan còn chỉ đạo đoàn đàm phán xây dựng bản chào và chuyển sang giai đoạn đàm phán song phương kết hợp với đa phương. Hơn 2 năm làm Bộ trưởng Bộ Thương mại, sau đó với vai trò Phó Thủ tướng Chính phủ, đồng chí tiếp tục chỉ đạo công cuộc đàm phán và hội nhập của Chính phủ.

Trong đó, đồng chí yêu cầu xây dựng chiến lược vận động ngoại giao với tất cả các đại sứ các nước là thành viên WTO, vận động họ tạo điều kiện cho Việt Nam sớm gia nhập WTO; tranh thủ tất cả các diễn đàn APEC, ASEM, ASEAN vận động ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO.

Đồng thời, chúng ta đứng ra đăng cai các hội nghị như ASEM 5 (2005) tại Hà Nội để kết thúc cuộc đàm phán sớm với 27 đối tác của Liên minh châu Âu (EU), mở ra cơ hội thúc đẩy Hoa Kỳ kết thúc đàm phán.

Hằng tháng, Phó Thủ tướng Vũ Khoan chủ trì giao ban với các bộ, ngành về xây dựng phương án đàm phán, xác định mức độ, phạm vi mở cửa để vừa hội nhập vừa giữ vững được ổn định phát triển kinh tế vừa bảo vệ được các doanh nghiệp; yêu cầu các bộ, ngành xây dựng chương trình pháp luật để sửa và xây mới luật phù hợp với các cam kết WTO để trình Quốc hội.

"Lúc đó ngành nào cũng lo bảo vệ lĩnh vực mình phụ trách nhưng nếu không điều phối, không cân bằng lợi ích của các bộ, các ngành, của nền kinh tế, chúng ta cũng không gia nhập WTO được. Trong các cuộc giao ban đó, cấp thấp nhất là Thứ trưởng, nên tất cả những vấn đề vướng mắc hằng tháng được giải quyết", ông Lương Văn Tự cho hay.

Với sự chỉ đạo sát sao của đồng chí Vũ Khoan trên cương vị là Phó Thủ tướng, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành và tinh thần làm việc không kể ngày đêm của hơn 30 thành viên đoàn đàm phán gia nhập WTO, với hơn 200 phiên đàm phán, cuối cùng, ngày 31/5/2006, Hoa Kỳ đồng ý kết thúc và ký hiệp định song phương gia nhập WTO với Việt Nam.

Việc kết thúc đàm phán với Hoa Kỳ cũng coi như là kết thúc đàm phán WTO, chỉ còn hoàn thành các thủ tục văn bản để ký hiệp định gia nhập. Đây cũng là lúc đồng chí Vũ Khoan rời nhiệm vụ Phó Thủ tướng Chính phủ.

Gia nhập WTO đã mang lại cho đất nước ta những thành tựu to lớn và mở ra những cơ hội mới cho việc phát triển lâu dài và bền vững. Qua đó nâng cao vị thế của đất nước ta trên trường quốc tế với phương châm "Việt Nam sẵn sàng làm bạn, làm đối tác tin cậy của các nước trên thế giới".

Tất cả các đối tác đàm phán song phương gia nhập WTO thời đó bây giờ đều trở thành đối tác chiến lược và đối tác toàn diện trong hợp tác kinh tế với Việt Nam, như: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ, EU, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Australia, Anh, New Zealand…

"Nhớ lại những năm tháng đàm phán cam go vào sân chơi của quốc tế, chúng tôi thật may mắn có được người "thủ lĩnh" ngoại giao, thông thạo ngoại ngữ, chỉ đạo sâu sát và luôn quan tâm động viên chúng tôi vượt khó để hoàn thành nhiệm vụ. Hội nhập nói chung và đàm phán gia nhập WTO là chủ trương đúng đắn của Đảng và Chính phủ cùng sự đóng góp của nhiều người, nhiều thế hệ. Song cá nhân đồng chí Vũ Khoan đã có đóng góp to lớn vào thành công của quá trình này. Đồng chí Vũ Khoan ra đi để lại nỗi tiếc thương vô hạn!", nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương Lương Văn Tự chia sẻ.

Theo nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương, đồng chí Vũ Khoan đã làm việc không ngơi nghỉ đến tận khi lâm trọng bệnh. Ông thường xuyên tham gia các cuộc hội thảo, hội nghị đóng góp ý kiến, trả lời phỏng vấn báo chí, gặp mặt và "truyền lửa" cho thanh niên, sinh viên.

Đồng chí Vũ Khoan là "một cây đại thụ, một cán bộ lãnh đạo xuất chúng, mẫu mực đã có nhiều đóng góp cho công cuộc đổi mới, công cuộc cải cách và công cuộc phát triển của đất nước ta".

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Thái Nguyên: Chú trọng công khai đảm bảo chất lượng con giống hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo

Thái Nguyên: Chú trọng công khai đảm bảo chất lượng con giống hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo

Công tác Dân tộc - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giao thực hiện 2 dự án hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản cho hộ nghèo, cận nghèo tại các huyện Phú Bình và Đại Từ. Để đảm bảo chất lượng, công khai nguồn cung cấp con giống hỗ trợ sinh kế cho các hộ, trước khi đưa bò giống đến tay bà con, Trung tâm Khuyến nông đã tổ chức cho tất cả đối tượng được hưởng lợi đến tham quan, chọn lựa tại các cơ sở giống có uy tín.
Tỉnh Quảng Trị có nghiệp đoàn nghề cá đầu tiên

Tỉnh Quảng Trị có nghiệp đoàn nghề cá đầu tiên

Xã hội - Minh Thu - 1 giờ trước
Nghiệp đoàn cơ sở nghề cá thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh là nghiệp đoàn nghề cá đầu tiên tại tỉnh Quảng Trị vừa được thành lập với 60 thành viên.
Chuyện ở thung lũng nóc Ông Đến

Chuyện ở thung lũng nóc Ông Đến

Phóng sự - T.Nhân-H.Trường - 3 giờ trước
Nóc Ông Đến là tên người dân gọi thân thương về nơi ở của mình. Còn gọi theo tên hành chính là tổ 4, thuộc thôn 2, xã Trà Giang, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi). Nóc Ông Đến như một một thung lũng nằm biệt lập giữa rừng xanh, nơi đây có 14 nóc nhà, với hơn 60 nhân khẩu là đồng bào Co sinh sống hòa mình với núi rừng.
Nghệ sĩ Lê Thanh Phong - “Hoàng tử ví dặm” được nhận Bằng khen của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Nghệ sĩ Lê Thanh Phong - “Hoàng tử ví dặm” được nhận Bằng khen của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Tin tức - Việt Hà - 3 giờ trước
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa tặng Bằng khen cho nghệ sĩ Lê Thanh Phong vì những đóng góp trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh.
Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 3 giờ trước
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) được xem là một quyết sách đặc biệt giúp Quảng Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện, đến nay, Chương trình đã bước đầu phát huy hiệu quả, làm đổi thay bộ mặt của vùng DTTS và miền núi của tỉnh.
Vũ điệu lửa của người Pà Thẻn

Vũ điệu lửa của người Pà Thẻn

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Áo dài Huế được công nhận Di sản phi vật thể quốc gia. Ðà Lạt: Phá rừng trái pháp luật gia tăng. Vũ điệu lửa của người Pà Thẻn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hiệu quả giảm nghèo trong vùng đồng bào DTTS ở Quảng Nam: Nhìn từ Phước Sơn

Hiệu quả giảm nghèo trong vùng đồng bào DTTS ở Quảng Nam: Nhìn từ Phước Sơn

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 3 giờ trước
Nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) và chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, huyện Phước Sơn (Quảng Nam) đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo.
Hòa Bình: Khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn đang dần thu hẹp

Hòa Bình: Khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn đang dần thu hẹp

Công tác Dân tộc - Lê Anh - 4 giờ trước
Hoà Bình coi trọng việc phát triển hạ tầng giao thông, tạo động lực cho vùng DTTS, miền núi, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn.
Đà Bắc (Hòa Bình): Phát huy vai trò đảng viên, Người có uy tín trong công tác tuyên truyền, vận động

Đà Bắc (Hòa Bình): Phát huy vai trò đảng viên, Người có uy tín trong công tác tuyên truyền, vận động

Công tác Dân tộc - Việt Hà - 4 giờ trước
Phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của đảng viên trong công tác vận động, tuyên truyền đồng bào các DTTS thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trong những năm qua, nhiều cán bộ đảng viên, Người có uy tín trong vùng đồng bào các DTTS huyện vùng cao Đà Bắc (tỉnh Hòa Bình) đã có những cách “dân vận” sáng tạo, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật cho người dân, giữ gìn an ninh trật tự cho bản làng.
Định Hóa (Thái Nguyên): Chú trọng phát triển giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm cho đồng bào DTTS

Định Hóa (Thái Nguyên): Chú trọng phát triển giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm cho đồng bào DTTS

Giáo dục - Thảo Khánh - 4 giờ trước
Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo. Với tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm trên 70%, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, huyện Định Hóa (tỉnh Thái Nguyên) đã tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp, để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động.
Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Kinh tế - Thỏa Khánh - 4 giờ trước
Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở huyện Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang) rất lớn, đây được xem là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), có ý nghĩa quan trọng, để người dân có thêm điều kiện phát huy giá trị kinh tế ổn định cuộc sống và phát triển bền vững từ rừng.