Với mong muốn trẻ em vùng khó khăn, vùng DTTS được đón Tết Trung thu vui tươi, ấm áp, tỉnh Gia Lai cùng mạnh thường quân, đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa và mang nhiều phần quà đến với các em.
Đối với nhiều người Tày, Nùng, Thái những ngày này, cảm xúc hạnh phúc, hân hoan, tự hào vẫn còn lắng đọng trong tâm trí mỗi người, bởi chỉ mới đây thôi, thực hành then - một món ăn tinh thần gần gũi của dân tộc, đã được UNESCO khẳng định giá trị và ghi danh vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Là nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng, đồng chí Lê Hồng Phong đã để lại tấm gương suốt đời chiến đấu vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Tinh thần kiên cường, bất khuất trước kẻ thù và sự hy sinh lẫm liệt của đồng chí làm nhiều thế hệ người cách mạng Việt Nam cảm phục.
Hai năm học trước, dịch bệnh Covid-19 bủa vây nhưng toàn ngành Giáo dục đã vượt qua bằng rất nhiều nỗ lực phi thường. Hôm nay, dẫu nhiều khó khăn nhưng, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng, kì vọng vào một năm học mới sẽ có nhiều thành công mới.
Mừng Quốc khánh (mùng 2/9) năm nay, đồng bào DTTS huyện Tri Tôn (An Giang) rất phấn khởi, bởi đời sống của người dân được chăm lo chu đáo, mà hơn hết đó là sự khởi sắc đã hiện hữu trên từng phum sóc nơi vùng núi biên giới này. Đặc biệt, đồng bào DTTS vùng Bảy núi được chứng kiến sự kiện chưa từng có ở địa phương-Lễ hội khinh khí cầu.
Hình ảnh lá cờ Tổ Quốc và ảnh Bác Hồ vừa gần gũi, vừa thiêng liêng với mỗi người dân Việt Nam. Điều này càng có ý nghĩa vào những ngày lễ lớn của đất nước. Những ngày này, đến với xã Quang Kim huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai lá cờ Tổ quốc tung bay, rực đỏ khắp thôn, bản thể hiện niềm tự hào, lòng tự tôn dân tộc.
Với khung cảnh lãng mạng, mang nét hoang sơ và thời tiết mát mẻ, trong những ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen, huyện Kon Plông (Kon Tum) đã thu hút hàng chục nghìn lượt khách đến thăm quan, trải nghiệm.
Hôm nay (2/9), người Việt Nam kỷ niệm 77 năm Ngày Quốc khánh. Tự hào mốc son chói lọi lịch sử dân tộc, mỗi người lại chan chứa cảm xúc thiêng liêng, nhớ tới Bác Hồ - vị lãnh tụ kính yêu đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Nhà hoạt động chính trị ngoại giao, nhà báo, nhà thơ Xuân Thủy là một nhân vật nổi tiếng trong nước và nước ngoài. Hơn một nửa thế kỷ hoạt động cách mạng, trải qua bao thử thách khắc nghiệt, bắt đầu từ một thanh niên trí thức yêu nước làm thơ, viết báo với ước vọng dùng ngòi bút “xoay vần thời thế” đến khi trở thành một nhà lãnh đạo giàu kinh nghiệm, Xuân Thuỷ luôn gắn bó máu thịt với nhân dân, với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Dù đảm nhiệm trọng trách ở nhiều lĩnh vực khác nhau, ông đều đã hoàn thành xuất sắc và để lại những dấu ấn không thể phai mờ. Ông sinh ngày 2/9/1912, cách đây 110 năm.
Sắc lệnh số 3 do Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp thay mặt Chủ tịch lâm thời Chính phủ Dân chủ Cộng hòa Việt Nam ký ngày 1/9/1945 đã góp phần tạo nên sự thành công của buổi Lễ Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình lịch sử vào ngày 2/9/1945.
Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc. 77 năm đã trôi qua, nhưng những quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện trong bản Tuyên ngôn Độc lập về quyền con người, quyền dân tộc và sự thống nhất biện chứng giữa quyền con người và quyền dân tộc, về khát vọng và tinh thần đấu tranh kiên cường để giữ vững nền độc lập, tự do, vẫn vẹn nguyên tính thời sự, có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc.
Từ cuối tháng 8, khắp các bản làng nơi rẻo cao Tây Bắc đã rộn rã tiếng nói cười, niềm vui trải dài từ đầu con ngõ cho tới các hộ gia đình. Đồng bào các dân tộc Mông, Mường, Thái, Dao, Khơ Mú… đã xúng xính váy áo, cùng nhau thả mình vào từng lời ca, câu hát, tiếng đàn môi, tiếng khèn xen lẫn tiếng sáo du dương cùng những điệu múa nơi miền sơn cước như lời mời gọi cộng đồng các dân tộc về vui chung niềm vui ngày Tết Độc lập.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự đoàn kết của toàn dân tộc, Nhân dân ta đã làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945 vĩ đại. Ngày 2/9/1945, trên Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc ta. Kỷ niệm 77 năm ngày Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2022), bài học về tinh thần Đại đoàn kết dân tộc càng có ý nghĩa trong bối cảnh mới.
Một đất nước phát triển, một xã hội trong sạch, một chế độ dân chủ là ước mong nghìn đời của nhân dân ta. Người dân Việt Nam đã thực sự có hạnh phúc ngay trên Tổ quốc mình.
Tiết mục “Cướp vợ người H’Mông” đã giúp thí sinh Nguyễn Minh Đức đoạt giải Quán quân dòng nhạc Trẻ tại Cuộc thi Tài năng âm nhạc Việt mùa 2 năm 2022. Tiếc rằng, bên cạnh sự trẻ trung, sôi động, ca khúc “Cướp vợ người H’Mông” đã có nhiều ý kiến trái chiều trong cộng đồng dân tộc Mông, đây là những “hạt sạn” không đáng có ở một cuộc thi âm nhạc uy tín. Cộng đồng người Mông mong muốn, Cuộc thi Tài năng âm nhạc Việt mùa 2 năm 2022 cần trả lại đúng nghĩa tục “kéo vợ” của người Mông.
Xuất hiện trong phong trào cách mạng năm 1940 ở Nam Kỳ, cờ đỏ sao vàng năm cánh gắn liền với lịch sử đấu tranh giành, giữ vững nền độc lập dân tộc và công cuộc đổi mới phát triển, sánh vai với các cường quốc năm châu của Nhân dân Việt Nam.
Quốc ca Việt Nam là bài “Tiến quân ca” do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác, với những giai điệu thiêng liêng, hào hùng. Bài hát ra đời gắn với những ký ức Việt Nam thời kỳ tiền khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám cùng những kỷ niệm khó quên của tác giả.
Không phải kẻ trộm nào bản chất cũng xấu xa. Có những người vì rơi vào cảnh cùng đường mới “sinh đạo tặc”. Song, lẽ thường, mấy ai đi đến tận cùng để tìm hiểu nguyên nhân, nhất là đối với người bị hại.
Tên tuổi Thiếu tướng Nguyễn Thị Định - nữ tướng của Thời đại Hồ Chí Minh - đi vào lịch sử như một huyền thoại. Cả cuộc đời bà gắn liền với cách mạng, với Nam Bộ, là hiện thân của vẻ đẹp thuần khiết và tuyệt vời của phụ nữ Việt Nam. Như một sự sắp đặt của lịch sử, Thiếu tướng Nguyễn Thị Định gắn với dấu ấn tàu không số đầu tiên, với cuộc Đồng khởi Bến Tre vang dội, với đội Quân Giải phóng anh hùng... Bà mất ngày 26/8/1992, cách đây 30 năm.
Trước bà, chưa có người phụ nữ nào tham gia cách mạng được phong hàm tướng. Năm 1965, khi bà được phong hàm Thiếu tướng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: Phó Tổng tư lệnh quân giải phóng là cô Nguyễn Thị Định. Cả thế giới chỉ nước ta có vị tướng quân gái như vậy. Thật vẻ vang cho miền Nam, cho cả dân tộc ta”.