Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tiến tới bao phủ BHYT học sinh, sinh viên: Thúc đẩy tiến trình đổi mới tài chính y tế

Vương Minh - 19:46, 09/10/2023

Bảo hiểm y tế (BHYT) học sinh, sinh viên (HSSV) là chính sách nhân văn của Đảng và Nhà nước. Không chỉ có ý nghĩa thiết thực nhằm chăm lo, bảo vệ sức khỏe cho thế hệ trẻ mà chính sách này còn là giải pháp quan trọng để thực hiện chủ trương của Chính phủ trong việc chuyển BHYT thành nguồn chi chủ yếu trong cơ cấu chi phí y tế.

Tăng cường tuyên truyền chính sách BHYT cho HSSV. (Trong ảnh: Cán bộ BHXH tỉnh Hòa Bình tuyên truyền chính sách bảo hiểm cho đoàn viên, thanh niên huyện Mai Châu - Ảnh: Báo Hòa Bình)
Tăng cường tuyên truyền chính sách BHYT cho HSSV. (Trong ảnh: Cán bộ BHXH tỉnh Hòa Bình tuyên truyền chính sách bảo hiểm cho đoàn viên, thanh niên huyện Mai Châu - Ảnh: Báo Hòa Bình)

Lợi ích thiết thực

Theo đại diện Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, trong lộ trình thực hiện BHYT toàn dân, HSSV là nhóm đối tượng được đặc biệt quan tâm và tiếp tục được lựa chọn là nhóm đối tượng cần sớm được bao phủ BHYT. Tại Khoản 4, Điều 12, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (năm 2014) và Điều 4, Nghị định số 146/2018/NĐ-CP quy định, HSSV là nhóm đối tượng tham gia BHYT bắt buộc và được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng (hỗ trợ tối thiểu từ 30% đến 100% mức đóng, tùy thuộc nhóm đối tượng ưu tiên).

Bên cạnh chính sách chung, nhiều tỉnh, thành phố còn có chính sách hỗ trợ thêm mức đóng cho HSSV từ cân đối cân sách địa phương và huy động nguồn xã hội hóa. Năm 2022, có 27 tỉnh, thành phố đã hỗ trợ thêm mức đóng BHYT cho HSSV. Trong đó, một số tỉnh, thành phố có mức hỗ trợ cao như sau: Hà Giang (hỗ trợ 70% mức đóng); Hưng Yên, Bà Rịa – Vũng Tàu (hỗ trợ 30% mức đóng); Quảng Ngãi (hỗ trợ từ 20 - 30% mức đóng); Bắc Kạn, Cà Mau, Hậu Giang, Ninh Bình, Sơn La, Vĩnh Phúc (hỗ trợ 20% mức đóng)…

Đặc biệt, nhiều tỉnh vùng đồng bào DTTS và miền núi còn có thêm chính sách để hỗ trợ BHYT cho HSSV người DTTS không thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn. Trong đó, Lâm Đồng hỗ trợ 70% mức đóng BHYT cho học HSSV người DTTS không sống ở vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn trên địa bàn; Gia Lai hỗ trợ 20% cho HSSV người DTTS, HSSV thuộc gia đình đông con, gặp khó khăn về kinh tế; Kiên Giang hỗ trợ 10% cho HSSV có hộ khẩu tại địa phương…

Theo báo cáo của BHXH Việt Nam, mỗi năm cả nước có khoảng gần 3 triệu HSSV sử dụng thẻ BHYT, với khoảng 6,1 triệu lượt khám chữa bệnh BHYT; tổng chi phí KCB BHYT của nhóm HSSV bình quân/năm là hơn 2.500 tỷ đồng. Riêng trong năm 2022 và 8 tháng năm 2023, cả nước đã có khoảng 6,2 triệu HSSV khám chữa bệnh BHYT, với tổng số tiền được Quỹ BHYT chi trả hơn 5.300 tỷ đồng.

Với nỗ lực đó, việc triển khai công tác BHYT cho HSSV đã có nhiều kết quả tích cực. Theo số liệu của BHXH Việt Nam, cả nước hiện có khoảng 18,8 triệu em tham gia BHYT, đạt tỷ lệ trên 97% tổng số HSSV. Tham gia BHYT giúp HSSV được tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ y tế kỹ thuật cao, chi phí lớn khi không may ốm đau, bệnh tật, giúp gia đình các em giảm bớt gánh nặng về chi phí khám chữa bệnh (KCB).

Số liệu của BHXH Việt Nam cho thấy, từ năm 2022 hết tháng 8/2023, cả nước có 1.435 em có chi phí KCB từ 100 – 200 triệu đồng, 568 em có chi phí KCB từ 200 đến 500 triệu đồng, 66 em có chi phí KCB trên 500 triệu đồng đã được Quỹ BHYT chi trả. Đặc biệt, có 01 trường hợp KCB liên quan đến hốc mắt, viêm cơ tim cấp, di chứng tổn thương nội sọ đã được chi trả hơn 1 tỷ đồng từ Quỹ BHYT.

Góp phần đổi mới tài chính y tế

Theo ông Đinh Duy Hùng, Phó Trưởng Ban Quản lý Thu – Sổ, thẻ (BHXH Việt Nam), cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về BHYT, thời gian qua, cả hệ thống chính trị đã tích cực vào cuộc. Trong đó, BHXH Việt Nam và ngành Giáo dục – Đào tạo (GD&ĐT) đã chủ động phối hợp chặt chẽ trong công tác tuyên truyền, tổ chức thực hiện hiệu quả chính sách BHYT cho HSSV. Qua đó, nhận thức của HSSV và phụ huynh về quyền lợi, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tham gia BHYT… đã có sự chuyển biến rõ rệt, chuyển từ tâm thế bị động sang chủ động, tích cực tham gia.

“Nhờ đó, tỷ lệ HSSV tham gia BHYT tăng dần qua các năm. Nếu như năm học 2012 – 2013, tỷ lệ HSSV tham gia BHYT đạt 80% trên tổng số HSSV thì đến năm học 2022 - 2023, tỷ lệ này đạt trên 97% với khoảng 18,8 triệu HSSV tham gia BHYT, tăng hơn 17% sau 10 năm thực hiện. Đáng chú ý, năm học vừa qua, nhiều địa phương đã đạt bao phủ 100% HSSV có thẻ BHYT, như các tỉnh: Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình…”, ông Hùng cho biết.

Cán bộ ngành GD&ĐT là tuyên truyền viên về chính sách BHYT cho HSSV
Cán bộ ngành GD&ĐT là tuyên truyền viên về chính sách BHYT cho HSSV

Việc gia tăng diện bao phủ BHYT cho nhóm HSSV đang góp phần thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân, đồng thời đẩy nhanh tiến trình cải cách tài chính y tế. Báo cáo của Bộ Y tế cho thấy, tỷ trọng tài chính công (bao gồm ngân sách nhà nước và BHYT) cho chi tiêu y tế đang có xu hướng tăng lên. Định hướng của Chính phủ trong đổi mới tài chính y tế là phải chuyển dần hỗ trợ cơ sở KCB sang hỗ trợ trực tiếp người dân, thông qua việc tăng mức hỗ trợ, khuyến khích người dân tham gia BHYT, chuyển BHYT thành nguồn chi chủ yếu trong cơ cấu chi phí y tế. Chiến lược Tài chính Y tế Việt Nam giai đoạn 2016 - 2025 cũng đặt mục tiêu phát triển hệ thống y tế bền vững theo hướng công bằng - hiệu quả - phát triển - chất lượng. Một trong những giải pháp chủ yếu được Bộ Y tế và các chuyên gia quốc tế chỉ ra là phải đạt tỷ lệ bao phủ BHYT toàn dân, trong đó có BHYT cho đối tượng HSSV.

Cán bộ BHXH huyện Cư Kuin, tỉnh Đăk Lăk tuyên truyền cho học sinh về chính sách BHYT
Cán bộ BHXH huyện Cư Kuin, tỉnh Đăk Lăk tuyên truyền cho học sinh về chính sách BHYT

Ông Đinh Duy Hùng, Phó Trưởng Ban Quản lý Thu – Sổ, thẻ (BHXH Việt Nam) chia sẻ, hiện tỷ lệ HSSV tham gia BHYT ở nước ta đã tiệm cận mục tiêu bao phủ 100% HSSV. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhỏ HSSV chưa nhận thức được đầy đủ về quyền lợi, tính nhân văn của chính sách BHYT nên chưa tham gia (chủ yếu là nhóm HSSV từ năm thứ 2 trở lên của các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề). Điều này khiến các em đánh mất cơ hội được hưởng quyền lợi chăm sóc sức khỏe từ chính sách BHYT. Nhất là với các em khi không may mắc bệnh hiểm nghèo, nếu không có thẻ BHYT, có thể gia đình các em sẽ phải đối mặt với gánh nặng chi phí điều trị lớn, làm ảnh hưởng tới kinh tế của gia đình cũng như quá trình KCB của các em.

Thời gian tới, để đảm bảo nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện BHYT HSSV, BHXH Việt Nam tiếp tục phối hợp chặt chẽ cùng Bộ GĐ-ĐT triển khai các nhiệm vụ được giao tại Đề án 06 Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Theo đó, hai bên đang thúc đẩy tích cực việc kết nối và đồng bộ dữ liệu về HSSV trên cả nước, tạo thuận lợi cho việc triển khai thu BHYT HSSV. Từ nguồn cơ sở dữ liệu được chia sẻ, chuẩn hóa, các đơn vị (cơ quan BHXH cũng như các trường học) sẽ có cơ sở để rà soát, xác định được số HSSV chưa tham gia BHYT, từ đó triển khai các giải pháp đồng bộ trong đôn đốc, tuyên truyền, vận động. Đây cũng là giải pháp góp phần hiện đại hóa công tác quản lý, thúc đẩy xây dựng, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Phát huy vai trò công tác vận động quần chúng ở cơ sở

Phát huy vai trò công tác vận động quần chúng ở cơ sở

Công tác vận động quần chúng ở cơ sở là công việc của toàn bộ hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, là quá trình hiện thực hóa, cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội... đến từng người dân, từng hộ gia đình ở cơ sở nhằm phát huy sức mạnh đoàn kết Nhân dân. Nhờ triển khai thực hiện có hiệu quả công tác vận động quần chúng ở cơ sở đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của Nhân dân trong xây dựng và phát triển đất nước.
Tin nổi bật trang chủ
Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: “Cú hích” từ Chương trình MTQG 1719 (Bài 5)

Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: “Cú hích” từ Chương trình MTQG 1719 (Bài 5)

Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg sau thời gian thực hiện đã đạt được những kết quả tích cực. Quan trọng nhất, việc triển khai Chương trình đã góp phần đổi mới tư duy thực hiện chính sách cũng như cách tiếp cận chính sách đầu tư, hỗ trợ của đồng đồng bào các DTTS.
Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Tiếp tục thể chế hóa Nghị quyết số 88/2019/QH14 (Bài cuối)

Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Tiếp tục thể chế hóa Nghị quyết số 88/2019/QH14 (Bài cuối)

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định, đến năm 2030, Việt Nam sẽ trở thành nước đang phát triến, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Nghị quyết số 88/2019/QH14 cũng đặt những mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể cho vùng đồng bào DTTS và miền núi đến năm 2030. Do đó, việc thể chế hóa các nhiệm vụ tại Nghị quyết số 88/2019/QH14 sẽ góp phần cùng với cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Hà Nội: Nhiều sự kiện hấp dẫn tại Ngày hội Du lịch Non nước Cao Bằng 2023

Hà Nội: Nhiều sự kiện hấp dẫn tại Ngày hội Du lịch Non nước Cao Bằng 2023

Media - Tuấn Ninh - 7 giờ trước
Ngày hội “Non nước Cao Bằng-Xứ sở thần tiên” năm 2023 chính thức được tổ chức tại Hà Nội. Ngày hội có nhiều hoạt động hấp dẫn như trình diễn các BST thời trang, trình diễn Lễ cấp sắc người Sán Chỉ, biểu diễn nghệ thuật dân gian, trưng bày sản phẩm du lịch, văn hóa, ẩm thực...
Quảng Nam: Công nhận 6 nghề truyền thống năm 2023

Quảng Nam: Công nhận 6 nghề truyền thống năm 2023

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 7 giờ trước
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Quyết định về việc công nhận và cấp Bằng công nhận nghề truyền thống năm 2023.
Xúc tiến, quảng bá du lịch Lai Châu tại Bình Định

Xúc tiến, quảng bá du lịch Lai Châu tại Bình Định

Xã hội - T.Nhân - 7 giờ trước
Chiều 9/12, Chương trình tọa đàm xúc tiến, quảng bá du lịch Lai Châu đã diễn ra tại TP. Quy Nhơn (Bình Định). Sự kiện này do Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tỉnh Lai Châu tổ chức, với mong muốn giới thiệu, quảng bá hình ảnh du lịch Lai Châu tới du khách và Nhân dân tỉnh Bình Định và các tỉnh Nam Trung bộ.
Quảng Nam: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ quản lý các trường phổ thông vùng đồng bào DTTS và miền núi

Quảng Nam: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ quản lý các trường phổ thông vùng đồng bào DTTS và miền núi

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 7 giờ trước
Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Quảng Nam vừa phối hợp Trường Chính trị tỉnh vừa tổ chức hai Lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ quản lý các trường phổ thông vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh (đợt 2).
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 48): Xoá bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS – Còn nhiều gian nan!

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 48): Xoá bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS – Còn nhiều gian nan!

Thưa quý vị, bạo lực gia đình trong cả nước, đặc biệt là ở vùng đồng bào DTTS là câu chuyện chưa bao giờ cũ. Vấn nạn này đang đẩy một bộ phận phụ nữ DTTS ngày càng trở nên bị tách biệt, tụt hậu trong bối cảnh xã hội phát triển như hiện nay. Chương trình Vấn đề sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển hôm nay sẽ bàn về: Xóa bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS - -Còn nhiều gian nan!
Giải bóng đá toàn quốc 1983 tranh Cúp Gỗ Tài Anh vì cộng đồng 2023 hướng đến vùng đồng bào DTTS và miền núi

Giải bóng đá toàn quốc 1983 tranh Cúp Gỗ Tài Anh vì cộng đồng 2023 hướng đến vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thể thao - Giải trí - Hoàng Quý - 7 giờ trước
Giải bóng đá toàn quốc 1983 tranh Cúp Gỗ Tài Anh vì cộng đồng 2023 (PIG Cup 5) quy tụ 14 đội FC 1983 trên toàn quốc, được chia thành 4 bảng thi đấu, tham gia tranh tài tại Sân bóng Ven Đê 3 số 360a Phú Viên, Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội.
Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho bà con DTTS vùng cao Hà Giang

Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho bà con DTTS vùng cao Hà Giang

Sức khỏe - Hà Linh - 7 giờ trước
Sáng 9/12, Câu lạc bộ (CLB) tình nguyện Bluose trắng và CLB mô tô thể thao (Hà Nội) tổ chức khám, tư vấn sức khoẻ, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà bà con DTTS xã Khâu Vai (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang).
Kon Tum: Hội thi Người thủ lĩnh tài năng năm 2023

Kon Tum: Hội thi Người thủ lĩnh tài năng năm 2023

Tin tức - Ngọc Chí - 7 giờ trước
Ngày 9/12, Hội LHPN tỉnh Kon Tum tổ chức Hội thi "Người thủ lĩnh tài năng" năm 2023, với mong muốn tạo điều kiện, cơ hội để các Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” được giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong tổ chức các hoạt động truyền thông tại cơ sở; đồng thời, qua đó tạo cơ hội cho các em cùng nhau chia sẻ các ý kiến, mong muốn và các sáng kiến của mình để nhà trường, gia đình, cộng đồng, các cấp, các ngành có trách nhiệm tạo lập môi trường sống an toàn, lành mạnh cho chính các em.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 48): Xoá bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS – Còn nhiều gian nan!

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 48): Xoá bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS – Còn nhiều gian nan!

Media - BDT - 17:00, 09/12/2023
Thưa quý vị, bạo lực gia đình trong cả nước, đặc biệt là ở vùng đồng bào DTTS là câu chuyện chưa bao giờ cũ. Vấn nạn này đang đẩy một bộ phận phụ nữ DTTS ngày càng trở nên bị tách biệt, tụt hậu trong bối cảnh xã hội phát triển như hiện nay. Chương trình Vấn đề sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển hôm nay sẽ bàn về: Xóa bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS - -Còn nhiều gian nan!
Tiếp cận tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong công tác dân tộc: Chăm lo đời sống tinh thần cho đồng bào DTTS (Bài cuối)

Tiếp cận tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong công tác dân tộc: Chăm lo đời sống tinh thần cho đồng bào DTTS (Bài cuối)

Trong điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, nhiều bản sắc văn hóa đang nguy cơ mai một, các thế lực thù địch không ngừng lôi kéo, kích động,… rất dễ dẫn tới những “khoảng trống” tinh thần trong một bộ phận người dân ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Do đó, việc giúp đồng bào ổn định đời sống tinh thần là vấn đề cần quan tâm khi tiếp cận tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong lĩnh vực công tác dân tộc.