Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thương lắm, Quỳ Châu ơi!

Thanh Hải - 23:13, 29/09/2023

Thảm họa, tan hoang, tâm lũ… là những từ khóa “hot” nhất mấy ngày nay ở Nghệ An – huyện miền núi Quỳ Châu. Còn người dân thì thảng thốt, bất an: Lũ to qua, mấy chục năm rồi chưa thấy trận lũ nào lớn đến vậy… Có lẽ, phải mất rất nhiều ngày nữa, cuộc sống bình yên bên dòng sông Hiếu – thủ phủ của trầm hương, quế quỳ… mới có thể trở lại nhịp sống bình thường.

Người dân Quỳ Châu dọn dẹp nhà cửa khi lũ rút
Người dân Quỳ Châu dọn dẹp nhà cửa khi lũ rút

Quốc lộ 48 chạy xuyên qua “tâm lũ” Quỳ Châu đã thông trở lại sau chừng 24h ngập nặng. Trong các bản làng, khối phố… nước cũng đang dần lùi xa. Nhưng, đâu đâu, cũng một màu bàng bạc của bùn non; mùi âm ẩm, ngai ngái của những vật dụng, cây cối ngâm trong nước lũ bốc lên…

Thị trấn Tân Lạc và các bản làng ở các xã Châu Hạnh, Châu Hội, Châu Bình, Châu Thắng… vừa trải qua cơn “đại hồng thủy”, tựa như một cơ thể vừa ốm dậy, mình đầy thương tích. Mấy ngày trước, người dân miền núi nhốn nháo vì lũ về, bất an vì lũ to, thảng thốt vì những tài sản quý giá tiêu tan vì lũ… thì nay, đang phải gồng mình dọn dẹp, tái thiết cuộc sống sau lũ.

Phân loại đồ dùng ngập trong lũ để thau rửa
Phân loại đồ dùng ngập trong lũ để thau rửa

Những hơn 1.100 ngôi nhà bị ngập úng là chừng ấy tổ ấm đã bất an. Mà nước ngập lên tận mái; có chỗ, học sinh đã phải dỡ mái ngói trèo lên nóc nhà cầu cứu đó thôi. Ấy là còn chưa kể đến, lúa 442 ha, mía 91,3 ha, sắn 4,1 ha... bị gãy đổ, thiệt hại nặng vì lũ. Chỗ ở bị đe dọa, miếng ăn cũng vì thế mà phải bớt đi cũng chỉ bởi thiên tai “cướp trắng”.

Bùn, ở đâu cũng thấy bùn và đất. Bùn đất lỏng cùng với rác rưởi ngập trong các nhà dân, trường học, đường làng, ngõ bản… dày đến hàng mét.

Thương lắm, những cháu học sinh lôi lên từ bùn là sách vở, áo quần lấm lem. Ngày mai, ngày kia, khi đi học trở lại, chúng sẽ lấy gì để mặc, lấy gì để theo học cùng chúng bạn.

Sách vở hư hết rồi, chú ơi...
Sách vở hư hết rồi, chú ơi...

Thương lắm, những nhà giáo hì hục mấy ngày trời đẩy bùn, rửa trường lớp mà ánh mắt thâm quầng, đỏ hoe. Bởi họ biết, những trang giáo áo đã nhòe vì nước lũ, những cuốn sách, học liệu đã lẫn vào bùn đất.

Thương lắm, những hộ gia đình đứng nhìn ngôi nhà từng bị ngập lên tận mái, giờ trơ lại bùn non xám ngoét, bạc thếch mà lòng nặng nĩu bởi chẳng biết sẽ bắt đầu dọn dẹp từ đâu.

Quỳ Châu hôm qua, hôm nay và nhiều ngày sắp tới sẽ thế đấy. Ứng phó với thiên tai đã khó, khắc phục hậu quả thiên tai còn khốn khổ gấp bội phần. Dẫu không có thiệt hại về người, nhưng, những gì mà người dân Quỳ Châu đã trải qua thì đúng là thảm họa.

Một lớp học chẳng còn lại gì sau lũ
Một lớp học chẳng còn lại gì sau lũ

Quỳ Châu đang gượng mình sau đợt lũ 

Từ sáng hôm qua, 28/9 đến nay, các lực lượng trên địa bàn huyện đã chia sức, sẻ lực, gồng gánh cùng người dân vùng lũ Quỳ Châu trong cơn hoạn nạn. Đó là sắp xếp lại đồ đạc, dọn bùn, quét nhà, sửa chữa những vật dụng hư hỏng… Nhiều đoàn thiện nguyện cũng đã về với Quỳ Châu, động viên tinh thần, sẻ chia phần nào khó khăn trước mắt với người dân nơi cơn lũ lịch sử đi qua.

Trân trọng lắm, đáng quý thay. Nhưng, người dân vùng lũ đang cần nước sạch, đang cần những vật dụng trước mắt như quần áo, đồ dùng cá nhân sinh hoạt và các nhu yếu phẩm như mì tôm, gạo, nước mắm, muối… Còn với những cháu học sinh là áo quần, sách vở. Nhưng như thế là vẫn chưa đủ, nhiều trường học ở Quỳ Châu đang lâm vào cảnh: có giáo viên, có phòng học mà thiếu học liệu, đồ dùng học tập. Rồi người dân nơi đây sẽ sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi thế nào sau lũ… Hơn lúc nào hết, người dân đang cần con giống, cây giống để tái thiết cuộc sống ngay lúc này.

Nỗ lực khắc phục hậu quả mưa lũ ở Quỳ Châu
Nỗ lực khắc phục hậu quả mưa lũ ở Quỳ Châu

Điều đáng bàn hơn lúc này, các cấp ngành ở Nghệ An cần phải xem xét nghiêm túc rằng: có hay không các hồ chứa thủy điện vận hành xả lũ nhưng không theo quy trình, xả lũ với lưu lượng nước vượt định mức thông báo?! Bởi, cứ với tình trạng mưa lớn dồn dập nhiều ngày, cộng hưởng với dòng nước từ các hồ chứa xả đúng lúc ấy, thì: chẳng có gì là không bị ngập, và chẳng có gì là không bị cuốn trôi!

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tính ưu việt trong chính sách dân tộc của Việt Nam: Nhất quán chủ trương (Bài 1)

Tính ưu việt trong chính sách dân tộc của Việt Nam: Nhất quán chủ trương (Bài 1)

LTS: Qua hơn 35 năm tiến hành công cuộc Đổi Mới, hơn 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH), lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta ngày càng được hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa. Tính ưu việt của CNXH đã được thể hiện rõ trong những thành tựu to lớn của đất nước trên tất cả các lĩnh vực; trong đó có lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc.
Tin nổi bật trang chủ
Tính ưu việt trong chính sách dân tộc của Việt Nam: Nhất quán chủ trương (Bài 1)

Tính ưu việt trong chính sách dân tộc của Việt Nam: Nhất quán chủ trương (Bài 1)

LTS: Qua hơn 35 năm tiến hành công cuộc Đổi Mới, hơn 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH), lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta ngày càng được hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa. Tính ưu việt của CNXH đã được thể hiện rõ trong những thành tựu to lớn của đất nước trên tất cả các lĩnh vực; trong đó có lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc.
Trà Vinh: Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật, tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS

Trà Vinh: Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật, tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS

Người có uy tín với cộng đồng - Nguyệt Anh - 4 giờ trước
Vừa qua, Ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, UBND các huyện, thành phố tổ chức 10 Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật, tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS năm 2023. Tham dự có 1.600 đại biểu là cán bộ lãnh đạo tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể ở xã, ấp; Trưởng ban nhân dân ấp, khóm, Người có uy tín vùng đồng bào DTTS; doanh nghiệp, HTX, cán bộ làm công tác vận động trong vùng đồng bào DTTS.
Cụ thể hoá mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững tại Yên Bái

Cụ thể hoá mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững tại Yên Bái

Hết năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn 12,92%, ước năm 2023 tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,76%. Để đạt được kết quả trên, tỉnh Yên Bái đã có nhiều giải pháp trong công tác giảm nghèo; trong đó có việc thực hiện hiệu quả Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo và hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2023-2025. Qua đó, tạo động lực cho người người dân ở Yên Bái thoát nghèo nhanh và bền vững.
Ngày hội Văn hóa, Thể thao dân tộc Sán Dìu huyện Tiên Yên năm 2023

Ngày hội Văn hóa, Thể thao dân tộc Sán Dìu huyện Tiên Yên năm 2023

Tại xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội Đền Đức ông Hoàng Cần - Ngày hội Văn hóa, Thể thao dân tộc Sán Dìu huyện Tiên Yên năm 2023. Chương trình thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia, hưởng ứng.
Lạng Sơn: Phê duyệt Dự án Khu dân cư mới Bắc Hữu Lũng hơn 200 tỷ

Lạng Sơn: Phê duyệt Dự án Khu dân cư mới Bắc Hữu Lũng hơn 200 tỷ

Tin tức - Thiên An - 4 giờ trước
UBND tỉnh Lạng Sơn vừa có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Khu dân cư mới Bắc Hữu Lũng thông qua hình thức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Tổng vốn dự án là 214,98 tỷ đồng.
Tính giáo dục và nhân văn trong lễ cấp sắc của dân tộc Nùng

Tính giáo dục và nhân văn trong lễ cấp sắc của dân tộc Nùng

Dân tộc Nùng thuộc nhóm dân tộc còn gặp nhiều khó giai đoạn 2021-2025, theo danh sách phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ tại QĐ số 1227/QĐ0TTg, được thụ hưởng nhiều nội dung tại Tiểu dự án 1, Dự án 9, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025. Thông qua việc thực hiện các nội dung được đầu tư, đã tạo cơ hội để đồng bào Nùng giữ gìn và phát huy nhiều nét đẹp, bản sắc văn hóa trong đời sống hằng ngày.
Tin trong ngày - 29/11/2023

Tin trong ngày - 29/11/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 29/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo đảm nguồn lực thực hiện các chính sách hỗ trợ vùng đồng bào DTTS. Trao cơ hội để cộng đồng DTTS "tiến về phía trước". Người tiên phong hiến đất làm đường ở Đồng Xê. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho lãnh đạo thôn, Người có uy tín vùng đồng bào DTTS

Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho lãnh đạo thôn, Người có uy tín vùng đồng bào DTTS

Người có uy tín với cộng đồng - Nguyệt Anh - 5 giờ trước
Vừa qua, UBND huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc, tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho đối tượng 4 là bí thư chi bộ, trưởng thôn, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn huyện năm 2023. Tham dự có 270 học viên của 12 xã thuộc diện được thụ hưởng Chương trình MTQG 1719.
Thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái): Bồi dưỡng kiến thức các chương trình MTQG cho Người có uy tín

Thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái): Bồi dưỡng kiến thức các chương trình MTQG cho Người có uy tín

Người có uy tín với cộng đồng - Nguyệt Anh - 5 giờ trước
Sáng 27/11, UBND thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho 89 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn năm 2023.
Ninh Thuận: Nâng cao vị thế, bình đẳng giới cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Ninh Thuận: Nâng cao vị thế, bình đẳng giới cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Chính sách về bình đẳng giới, bảo vệ quyền và nâng cao vị thế cho phụ nữ DTTS đóng vai trò quan trọng trong chủ trương của Đảng và Nhà nước. Trong đó Chương trình MTQG 1719 đã có riêng một dự án thành phần về công tác này. Việc quan tâm và hỗ trợ tích cực cho bình đẳng giới sẽ nâng cao vị thế của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ DTTS.
Người có uy tín nỗ lực xây dựng quê hương

Người có uy tín nỗ lực xây dựng quê hương

Người có uy tín với cộng đồng - Minh Thu - 5 giờ trước
Không chỉ là hạt nhân đoàn kết, những năm qua Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Sơn La còn có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển vùng đồng bào DTTS của tỉnh, được các cấp chính quyền và Nhân dân ghi nhận, trân trọng.
Người dân huyện nghèo “đổi đời” nhờ cây trúc sào

Người dân huyện nghèo “đổi đời” nhờ cây trúc sào

Nhờ cây trúc sào, rất nhiều hộ gia đình đồng bào DTTS huyện nghèo Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng đã được “đổi đời”, vươn lên thoát nghèo trên chính mảnh đất quê hương