Dẫu gặp khó khăn do một số văn bản hướng dẫn chưa cụ thể; nguồn vốn phân bổ chậm vào cuối năm… nhưng nhiều dự án, công trình, nội dung thành phần thuộc Chương trình MTQG 1719 ở Quỳ Châu (Nghệ An) đang được địa phương quyết liệt chỉ đạo, tổ chức thực hiện theo kế hoạch, đảm bảo chất lượng, đúng đối tượng thụ hưởng. HIện nay, huyện đang nỗ lực, bằng nhiều giải pháp để nâng cao tỷ lệ giải ngân nguồn vốn, với mục tiêu cao nhất là có thêm nhiều dự án được đưa vào sử dụng, đáp ứng niềm mong đợi của người dân ở những địa bàn còn nhiều khó khăn.
Quỳ Châu là huyện miền núi vùng cao của tỉnh Nghệ An, với 80% là đồng bào DTTS, trong đó chủ yếu là dân tộc Thái. Người Thái ở Quỳ Châu hiện nay còn lưu giữ được nhiều giá trị bản sắc văn hóa truyền thống. Đó là những cơ sở quan trọng để huyện đẩy mạnh phát triển du lịch từ các giá trị văn hóa. Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng được đặt ra tại Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020-2025.
Phóng sự -
Thanh Nguyễn -
09:04, 08/05/2024 Đổ dốc Bù Sen, những cánh rừng bát ngát của xã Diên Lãm (Quỳ Châu, Nghệ An) đã ở phía xa xa. Núi với rừng, cứ thế tiếp diễn, xanh ngắt, tưởng như mênh mông đến vô cùng. Hỏi ra mới hay, đó là những cánh rừng được cộng đồng người Thái ở bản Hốc đang ngày đêm gìn giữ bằng hương ước nghiêm ngặt.
Tảo hôn đang gây ra nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội. Thấu rõ điều đó, các ngành chức năng huyện Quỳ Châu đã vào cuộc ngăn chặn, đẩy lùi. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nguyên nhân, dẫn đến tình trạng tảo hôn vẫn cứ diễn ra như một “thách thức”..., khiến cho chính quyền địa phương trăn trở, cộng đồng day dứt khôn nguôi.
Thảm họa, tan hoang, tâm lũ… là những từ khóa “hot” nhất mấy ngày nay ở Nghệ An – huyện miền núi Quỳ Châu. Còn người dân thì thảng thốt, bất an: Lũ to qua, mấy chục năm rồi chưa thấy trận lũ nào lớn đến vậy… Có lẽ, phải mất rất nhiều ngày nữa, cuộc sống bình yên bên dòng sông Hiếu – thủ phủ của trầm hương, quế quỳ… mới có thể trở lại nhịp sống bình thường.
Thời sự -
Thanh Hải -
21:07, 01/11/2023 Thiệt hại từ đợt lũ lịch sử ở Quỳ Châu cuối tháng 9/2023 không chỉ gần 180 tỷ đồng, mà hơn hết là những băn khoăn của người dân về quy trình xả lũ của các nhà máy thủy điện có “vấn đề”. Báo Dân tộc và Phát triển cũng đã có hai bài viết về trận lũ này đồng thời đặt ra nghi vấn đó. Sự băn khoăn của người dân và dư luận đã đúng khi mới đây, đoàn thanh tra sở Công thương tỉnh Nghệ An đã có thông báo kết luận khẳng định công tác dự báo lũ của các nhà máy thủy điện chưa tốt.
Với mong muốn chia sẻ, giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, thời gian qua, đoàn viên, thanh niên huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã triển khai nhiều hoạt động gây quỹ tiếp sức đến trường, trong đó có mô hình góp gỗ tạp đóng giá sách cho em.
Tin tức -
Nguyễn Thanh -
21:45, 28/09/2023 Hơn 1.600 nhà bị ngập, 139 người phải sơ tán, 706 người bị cô lập, 830 nhà bị cô lập… chưa kể hàng ngàn ha hoa màu và cây trồng bị đổ rạp, hư hại… là những con số sơ bộ về đợt mưa lũ trên địa bàn tỉnh Nghệ An những ngày vừa qua. Nhưng, có hay không sự xả lũ đồng loạt của nhiều nhà máy thủy điện đã cộng hưởng cùng với lượng mưa lớn để làm nên những thiệt hại nặng nề này?
Thực hiện Công văn số 07/BDT-KHTH ngày 5/1/2023 của Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An về việc báo cáo việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, UBND huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đang tập trung cả hệ thống chính trị vào thực hiện và đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn trong Dự án 1.
Bạn đọc -
BDT&PT -
18:47, 22/04/2023 Ngày 20/3/2023, Báo Dân tộc và phát triển có đăng bài “30 năm mơ một nhịp cầu” phản ánh việc người dân ở bản Cướm, xã Diên Lãm (Quỳ Châu, Nghệ An) qua suối Cướm trên cầu tạm tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Rất nhanh, sau khi báo đăng, Huyện ủy Quỳ Châu đã chỉ đạo đơn vị, phòng ban chức năng kiểm tra thực tế thông tin để sớm đưa danh mục “Xây dựng cầu qua suối Cướm vào kế hoạch đầu tư trung hạn”.
Cô gái Lữ Thị Yến trở thành Bí thư Chi bộ bản Luồng, xã Châu Phong, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) khi tròn 26 tuổi.
Năm 2014, UBND huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An đã triển khai thu hồi hơn 90ha đất lâm nghiệp ở Khe Bấn cấp sai đối tượng theo Nghị định 163/CP để giao cho 32 hộ nghèo thuộc bản Lè, xã Châu Hội. Tuy nhiên, điều đáng nói là, cùng với chủ trương trên, chính quyền huyện lại “bật đèn xanh” cho các hộ bị thu hồi có thể đến UBND xã nơi có đất để đăng ký, làm thủ tục tiếp tục… đăng ký thuê đất nếu có nhu cầu sử dụng. Điều này đồng nghĩa với việc đất cấp sai đối tượng không được giao trả còn dân nghèo thì mòn mỏi chờ đợi.
Phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu, những năm qua, nhiều đảng viên trên địa bàn huyện miền núi Quỳ Châu (Nghệ An) đã đi đầu trong phong trào vận động Nhân dân thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Ông Lương Quyết Thắng (sinh 1948) ở bản Cằng Bài, xã Châu Thắng là một điển hình.
Những ngôi nhà sàn kiên cố nằm dọc theo con đường bê tông phẳng lì, uốn lượn; những thửa ruộng bậc thang lúa trĩu bông vàng óng… tất cả như điểm thêm sự sung túc no ấm của bản Kẻ Nính, xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu (Nghệ An).