Cây rau dừa nước còn có tên gọi khác là rau dừa trâu, rau mương bò, thủy long, du long thái, thụy thái, co nha pót (Thái), phjăc póp nặm (Tày)… Theo Đông y, rau dừa nước có vị ngọt nhạt, tính hàn, có khả năng giải nhiệt, giải độc, tiêu thũng, trị ban sởi, mụn nhọt, vàng da... Dưới đây là một số bài thuốc độc đáo từ cây rau dừa nước mời các bạn tham khảo.
Cây phật thủ còn được gọi là thanh yên, phật thủ cam... có vị đắng, chua và tính ấm. Quả phật thủ không thể ăn trực tiếp nhưng có thể dùng để làm nguyên liệu chế biến các món ăn bổ dưỡng và dùng làm các bài thuốc quý. Theo Đông y thì quả phật thủ có tác dụng điều trị các chứng ăn không tiêu, đầy bụng, đau dạ dày, viêm gan, đau họng, ngực tức đầy, mạng sườn trướng đau...Sau đây là công dụng và một số bài thuốc chữa bệnh từ cây phật thủ mời các bạn tham khảo.
Cây cát cánh còn có tên gọi khác là kết canh, mộc tiện, bạch dược, phù hổ hay cánh thảo…có vị đắng không có độc và tính bình. Theo y học cổ truyền, cát cánh có thể giúp điều trị ho, đờm, tức ngực, viêm họng và hen suyễn...rất hiệu quả. Sau đây là một số bài thuốc hỗ trợ hệ hô hấp từ cây cát cánh mời các bạn tham khảo.
Quả nổ còn có tên gọi khác là nổ, sâm đất, sâm tanh tách, tanh tách, tiêu khát thảo, tam tiêu thảo.… Cây quả nổ có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc và bồi bổ. Trong y học cổ truyền thường sử dụng dược liệu này để giảm nóng sốt và điều trị các chứng bệnh về đường tiết niệu như sỏi bàng quang, sỏi thận, viêm nhiễm niệu đạo,…Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ quả nổ mời các bạn tham khảo.
Trong quá trình điều trị ung thư, việc chăm sóc sức khỏe thông qua chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng giúp hỗ trợ nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Trong đó, trái cây là thực phẩm giàu dinh dưỡng đem lại nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, trong giai đoạn điều trị ung thư, hệ miễn dịch của bạn đã bị suy yếu nên việc lựa chọn và tiêu thụ trái cây cần phải tiến hành thật thận trọng để hỗ trợ tiến trình điều trị mà không làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng. Dưới đây là những loại trái cây bệnh nhân ung thư nên lựa chọn trong quá trình điều trị bệnh.
Mướp khía còn có tên gọi khác là mướp tàu, ve hom… có vị ngọt, tính bình, không độc. Cây mướp khía không chỉ được dùng để chế biến món ăn mà còn được tận dụng để trị viêm xoang, viêm mũi, chốc lở, rong kinh, băng huyết, tắc tuyến sữa,…Sau đây là một số công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây mướp khía mời bà con tham khảo.
Cây trâm bầu còn có tên gọi khác là săng kê, chưng bầu, chưn bầu, tim bầu, song re. Trong dân gian cây trâm bầu được xem là vị thuốc quý giúp nhuận gan, lợi tiểu và điều trị giun đũa, giun kim, sán, hỗ trợ ngăn ngừa ung thư hiệu quả. Lá, rễ và hạt của cây trâm bầu được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. Dưới đây là công dụng chữa bệnh ít người biết từ cây trâm bầu mời các bạn tham khảo.
Thảo quả còn có tên gọi khác là đò ho, tò ho, may mac hâu, mac hâu,… có vị cay, nóng, tính ấm, hương thơm dịu nhẹ. Thảo quả không chỉ đơn thuần là một loại gia vị được dùng để chế biến món ăn mà còn là một vị thuốc quý làm ấm bụng, giúp tiêu hóa tốt và nhiều lợi ích sức khỏe khác. Sau đây là một số công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ thảo quả mời các bạn tham khảo.
Cây cỏ chân vịt còn có tên gọi khác là cây cỏ chửa, cỏ thia lịa, cây thủy hảo… có tính ấm, vị đắng hơi chát, cay nồng và có mùi thơm. Trong y học cổ truyền, cỏ chân vịt là một cây thuốc quý với nhiều lợi ích trong việc bảo vệ sức khỏe con người, giúp khắc phục bệnh tiểu đường, dạ dày, trĩ…Sau đây là một số bài thuốc từ cỏ chân vịt mời các bạn tham khảo.
Cây sầu đâu còn có tên gọi khác là xoan sầu đâu hay xoan trắng, hạt khổ sâm, khổ luyện tử, nha đảm tử, chù mền, bạt bỉnh, xoan Ấn Độ,… có vị đắng, tính lạnh. Cây sầu đâu tuy có thể được ít người biết đến, nhưng những công dụng của loại cây này lại vô cùng tuyệt vời đối với đời sống và sức khỏe của con người. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về loài cây này trong bài viết dưới đây nhé.
Cây một lá còn có tên gọi khác là thanh thiên quỳ, lan một lá, lan cờ, trâu châu, châu diệp, slam lài, bửa thoọc (Tày), bầu thoọc, kíp lầu, chân trâu diệp, kíp lầu… có vị ngọt nhạt, hơi đắng, tính bình, không độc. Cây một lá là loại dược liệu quý hiếm trong đông y có tác dụng bổ phế, trị ho, hạ sốt, giảm đau, hỗ trợ giải độc,...Sau đây là một số công dụng chữa bệnh của cây một lá mời các bạn tham khảo.
Cỏ xạ hương còn có tên gọi khác là cây xạ hương, cây bách lý hương, cây thymus…có vị cay, tính ấm. Đây là một loại thảo mộc được dùng như một loại gia vị khá phổ biến trong ẩm thực. Ngoài ra, cỏ xạ hương còn được biết đến với rất nhiều lợi ích chữa bệnh. Lá, hoa và dầu của cỏ xạ hương được sử dụng để điều trị nhiều bệnh khác nhau. Sau đây là một số công dụng bất ngờ từ cỏ xạ hương mời các bạn tham khảo.
Cây hàm ếch còn có tên là trầu nước, tam bạch thảo, đường biên ngẫu, rau giổi, Bẩu ngoại (Tày), co nhả lốt (Thái)… có vị ngọt, cay, tính hàn. Cây hàm ếch không những là loại rau rừng ngon mà còn là cây thuốc nam điều trị bệnh viêm thận, phù thận, phù toàn thân rất tốt. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian từ cây hàm ếch mời các bạn tham khảo.
Huyền sâm hay được biết đến với tên gọi khác là hắc sâm, đại nguyên sâm, huyền đài, trục mã, phức thảo, dã chi ma.. có vị đắng, ngọt, tính mát. Huyền sâm có tác dụng giải độc, tiêu viêm… và được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian cổ truyền để điều trị các loại bệnh thường gặp khác nhau. Sau đây là một số bài thuốc có sử dụng huyền sâm mời các bạn tham khảo.
Cây phù dung còn có tên gọi khác là mộc phù dung, mộc liên, cự sương, sương giáng, túy tửu phù dung, đại diệp phù dung, địa phù dung, thủy phù dung, thất tinh... có vị cay, tính bình. Trong Đông y thường dùng lá, hoa và vỏ rễ phù dung làm thuốc rất hiệu quả. Sau đây là một số bài thuốc có sử dụng hoa phù dung mời các bạn tham khảo.
Cây hoa dẻ còn có tên gọi khác là nồi côi, dẻ thơm, hoa giồi tanh, chập chại... có vị cay và tính hơi ấm. Các bộ phận của cây dẻ như hoa, lá và rễ được sử dụng để làm vị thuốc trong các bài thuốc y học cổ truyền. Điển hình nhất là bài thuốc chữa mụn nhọt mẩn ngứa hay đau nhức xương khớp. Sau đây là một số bài thuốc hay từ cây hoa dẻ mời bà con tham khảo.
Quả mơ còn có tên gọi khác là mai tử… có vị chua, tính bình. Ngoài ra, tùy thuộc vào việc chế biến quả mơ thì nó sẽ mang những tên gọi khác nhau như: Mơ xanh gọi là thanh mai, khi ngâm rượu gọi là thanh mai tửu. Mơ muối gọi là diêm mai hay bạch mai. Ô mai là mơ có màu đen. Diêm mai, bạch mai ở miền Nam quen gọi với tên “xí muội”...
Cây dây gắm còn gọi là dây gắm lót, cây gắm, vương tôn, dây sót, dây mấu gắm núi, người Thái gọi là bản thăn muối... có vị đắng, dây gắm được dùng để chữa nhiều bệnh. Theo Đông y, cây dây gắm có thể điều trị các loại bệnh về xương khớp, phong thấp, bệnh Gout… rất hiệu quả. Sau đây là một số bài thuốc điều trị bệnh đau xương khớp từ cây dây gắm, mời các bạn tham khảo.
Cây khế còn có tên gọi khác là ngũ liễm tử, dương đào, khế giang… có vị ngọt hoặc chua, tính bình. Theo y học cổ truyền cây khế có tác dụng chữa ho, viêm họng, mát huyết, giải nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, chữa dị ứng mẩn ngứa, cảm nhức đầu, sốt xuất huyết, tiểu buốt, mụn nhọt, ngộ độc… Sau đây là một số bài thuốc dân gian chữa bệnh từ cây khế, mời bà con tham khảo.
Rau muống còn có tên gọi khác là bìm bìm nước, tra khuôn có vị ngọt nhạt, tính mát. Theo Đông y, rau muống có tác dung giải nhiệt, thông đại tiểu tiện, chữa táo bón, đái rắt… Trong rau muống có nhiều chất dinh dưỡng như: Protein, Lipid, Tro, Canxi, phốt pho, sắt, Kali và các Vitamin B1, B2, C2, PP và nhiều Acid Amin… Sau đây là một số bài thuốc từ rau muống mời các bạn tham khảo.