Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bài thuốc chữa bệnh từ cây địa du

Như Ý - 11:43, 26/01/2024

Cây địa du còn có tên gọi khác là ngọc xị, toan giả, tạc táo, ngọc trác, ngọc cổ, qua thái, vô danh ấn, đồn du hệ, địa du thán…có vị đắng, tính hơi hàn. Địa du có tác dụng điều trị cho phụ nữ tắc sữa, khí hư, đau bụng khi hành kinh, chữa nôn ra máu, chảy máu cam, đại tiện ra máu, ỉa chảy…Dưới đây là những bài thuốc có sử dụng cây địa du mời các bạn tham khảo.

Địa du có tác dụng điều trị cho phụ nữ tắc sữa, khí hư, đau bụng khi hành kinh, chữa nôn ra máu, chảy máu cam, đại tiện ra máu, ỉa chảy…
Địa du có tác dụng điều trị cho phụ nữ tắc sữa, khí hư, đau bụng khi hành kinh, chữa nôn ra máu, chảy máu cam, đại tiện ra máu, ỉa chảy…

Đặc điểm cây địa du

Cây địa du là loại cây thảo, lá có cuống dài, búp lông chim, mép lá có răng cưa thưa. Cụm hoa hình bông, mọc ở ngọn. Hoa màu hồng tím. Quả có lông hình cầu. Cây thường mọc hoang ở rừng núi, mọc trong bụi cây nơi sườn núi chỗ ẩm thấp.

Hoa màu đỏ sẫm, nhỏ, tụ thành cụm hình trứng, ra hoa suốt mùa hè từ tháng 7-9. Quả nhẵn, màu nâu, hơi bốn cạnh, chứa một hạt.

Bộ phận dùng làm thuốc là rễ, thu hái rửa sạch phơi khô. Dược liệu hình trụ, bên ngoài màu nâu thâm hoặc nâu tím, cứng, bên trong ít xơ, ít rễ con, khi cắt ra màu vàng nâu hoặc vàng đỏ nhạt là thứ tốt. Thử nhỏ vụn nhiều xơ là dược liệu xấu.

Cây địa du được thu hoạch vào 2 mùa chính là mùa Xuân hoặc mùa Thu. Thời điểm mùa Xuân là khi cây địa du sắp nảy chồi, hoặc mùa Thu là thời điểm sau khi cây khô, đào lấy rễ, loại bỏ rễ con, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô, hoặc thái thành từng phiến nhỏ rồi phơi khô.

(Tổng hợp) Bài thuốc chữa bệnh từ cây địa du 1

Bài thuốc có sử dụng cây địa du

Trị lao phổi ho ra máu: Lấy 80g bạch mao căn, địa du sao vàng xém cạnh 12g và bách thảo sương, sanh cam thảo (cam thảo sống), mỗi vị 8g. Đem tất cả các vị thuốc đã chuẩn bị cho vào ấm thuốc đổ thêm nước cho đến khi ngập hết phần thuốc. Sau đó, sắc nhỏ lửa uống thay trà hàng ngày, dùng liền trong thời gian 10 ngày.

Điều trị chảy máu cam do nhiệt: Lấy 7g địa du, đại táo 50g, cam thảo 2g và a giao 3g. Đem tất cả các vị thuốc đã chuẩn bị cho vào ấm thuốc và đổ thêm khoảng 600ml nước, sắc nhỏ lửa đến khi còn 200ml. Chia thành 3 lần uống trong ngày. Dùng điều trị liên tục trong thời gian 5 ngày.

Điều trị nước ăn chân: Chuẩn bị 1 nắm to địa du, đổ ngập nước sắc nhỏ lửa lấy nước thuốc đặc ngâm chân, rồi lau khô.

Trị bỏng do nước sôi: Dùng rễ Địa du rửa sạch phơi khô, sau đó sao thành than tồn tính tán thành bột mịn, rồi với trộn dầu mè thành cao mềm 50%, trực tiếp bôi vào vết bỏng, dùng nhiều lần trong ngày.

Đi tiểu nước tiểu đỏ đỏ (do nóng), táo bón: Dùng 15g địa du và cam thảo 4g. Đem tất cả dược liệu đã chuẩn bị cho vào ấm thuốc, đổ thêm khoảng 550ml nước, sắc chia 3 lần uống trong ngày. Một liệu trình kéo dài trong 10 ngày.

Điều trị kinh nguyệt ra nhiều, chu kỳ kinh nguyệt dài ngày: Lấy 15g địa du (sao vàng xém cạnh) và hạn liên thảo 8g. Đem các vị thuốc đã chuẩn bị rửa sạch cho vào ấm thuốc, đổ thêm khoảng 3 bát con nước, sắc nhỏ lửa cho đến khi còn 1 bát. Tiếp theo, cho thêm 2 bát con vào ấm sắc còn 1 bát. Sau đó, đem 2 nước thuốc vừa làm trộn lẫn, chia thành 3 lần uống trong ngày, uống khi thuốc còn ấm. Một liệu trình điều trị bệnh thông thường kéo dài khoảng 10 ngày.

(Tổng hợp) Bài thuốc chữa bệnh từ cây địa du 2

Điều trị khí hư dài ngày, kiết lỵ ra máu: Chuẩn bị địa du 16g; đương quy 12g, ô mai 12g, a giao 12g, kha tử nhục 12g, mộc hương 6g và hoàng liên 6g. Đem nghiền tất cả dược liệu kể trên thành bột mịn, luyện với mật làm từng viên hoàn. Mỗi lần uống khoảng 8g, ngày uống 2 lần hoặc sắc uống.

Điều trị chín mé (giai đoạn sớm có kèm sưng tấy): Đem địa du khô sắc lấy nước đặc ngâm vị trí bị chín mé trong thời gian khoảng 30 phút, ngày làm 2 lần.

Điều trị nhọt mọc ở háng, bẹn, không thu miệng được: Chuẩn bị địa du 400g, kim ngân hoa 150g, vẩy lăng lý 3 cái sao đất vàng. Tán các dược liệu trên thành bột và thêm nước, rượu sắc đặc uống nóng lúc đói, dù nặng nhưng chỉ uống 4 lần là tiêu.

Lưu ý

Người bị huyết hư hàn, có ứ huyết không nên dùng dược liệu địa du.

Trước khi sử dụng địa y trong điều trị bệnh, bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để có cách sử dụng thuốc tốt và đạt hiệu quả cao trong điều trị bệnh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Những bài thuốc hay từ cây tu hú

Những bài thuốc hay từ cây tu hú

Cây tu hú hay còn gọi là găng tu hú, mây nghiêng pa, găng tía, găng trâu, găng gai… Cây tu hú có tác dụng kích thích gây nôn, gây sảy thai, cầm lỵ. Ngoài ra, cây tu hú còn có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn, điều trị mụn nhọt, lở loét, bổ và lợi tiêu hóa. Sau đây là một số bài thuốc từ cây tu hú mời các bạn tham khảo.
Tin nổi bật trang chủ
Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025), sáng 19/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ (đường Bắc Sơn, Hà Nội).
Du lịch tâm linh về Ninh Thuận

Du lịch tâm linh về Ninh Thuận

Dân tộc - Tôn giáo - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Ninh Thuận sở hữu tiềm năng du lịch đa dạng, đang được đầu tư khai thác hiệu quả, thu hút đông đảo du khách. Hệ thống chùa, thiền viện mang kiến trúc cổ xen hiện đại, hòa quyện thiên nhiên, mở ra triển vọng phát triển du lịch tâm linh. Nhân Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, quảng bá hình ảnh du lịch tâm linh Ninh Thuận.
Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025), sáng 19/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ (đường Bắc Sơn, Hà Nội).
“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 3 giờ trước
Nghệ nhân Châu Thị Đông được cộng đồng dân cư làng Chăm Phú Nhuận (xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) trân trọng gọi là “báu vật sống”. Bà vượt qua định kiến giới, nỗ lực tự học chữ Chăm, học ngâm diễn Ariya và trình diễn dân ca Chăm, trở thành người truyền cảm hứng trong hành trình gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc mình.
Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Sắc màu 54 - Minh Anh - 11 giờ trước
Về tham gia hoạt động tháng 5 “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam”, sáng 18/5, tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội, đồng bào dân tộc Cơ Tu huyện A Lưới, TP. Huế đã tổ chức tái hiện Lễ hội Tác Giảng Ka Coong, Tấc Giàng Xứ (cúng thần núi, cúng thần rừng).
Linh Trường (Quảng Trị): Nơi toàn dân lập bàn thờ Bác Hồ

Linh Trường (Quảng Trị): Nơi toàn dân lập bàn thờ Bác Hồ

Vấn đề - Sự kiện - Đức Việt - 23:56, 18/05/2025
Với lòng tôn kính và biết ơn, suốt hàng chục năm qua, hàng trăm gia đình người đồng bào dân tộc Vân Kiều ở xã Linh Trường, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, đã lập bàn thờ Bác Hồ một cách trang trọng. Vào mỗi dịp Tết, lễ kỷ niệm của quê hương, đất nước, hay những sự kiện quan trọng trong gia đình, người dân nơi đây luôn chăm sóc, thắp hương trên bàn thờ Bác với tấm lòng thành kính.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Sức khỏe - Minh Nhật - 23:30, 18/05/2025
Việc tiến hành nghiên cứu khoa học, học hỏi kinh nghiệm quốc tế và triển khai các mô hình kết hợp trong thực tiễn, xây dựng bộ tiêu chí chuẩn hóa năng lực bác sĩ y học cổ truyền là các bước quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế tại Việt Nam.
Sắc hoa thổ cẩm trên

Sắc hoa thổ cẩm trên "vùng đất khô" Cán Tỷ

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 18:46, 18/05/2025
Những năm qua, HTX Dệt lanh Cán Tỷ, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã xây dựng và khẳng định thương hiệu trên thị trường bởi những sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông.
Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Tin tức - Minh Nhật - 18:43, 18/05/2025
Ngày 18/5, tại phường Vân Sơn, thị xã Mộc Châu, UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La.
Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 18:39, 18/05/2025
Trong 2 ngày (17 - 18/5), tại xã Hải Sơn, Tp. Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội “Hoa sim biên giới năm 2025”, với chủ đề “Sắc tím biên cương - Kết nối di sản”. Đây là năm thứ 4 sự kiện được tổ chức, thu hút đông đảo người dân, du khách trong và ngoài tỉnh tham gia, trải nghiệm.
Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Tin tức - Minh Anh - 18:37, 18/05/2025
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức hoạt động trải nghiệm “Giữ màu di sản”, nơi người tham gia có cơ hội tìm hiểu một kỹ thuật tạo hoa văn trên vải của phụ nữ dân tộc Mông ở Mù Cang Chải, Yên Bái, mang đến cơ hội khám phá và kết nối sâu sắc với di sản văn hóa địa phương.