Thời gian qua, từ việc triển khai các chương trình về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (VSMTNT) tại Yên Bái, đã góp phần cải thiện môi trường, điều kiện sống, sức khỏe của người dân.
Lũ quét, sạt lở đất gây hậu quả vô cùng nặng nề. Để tìm giải pháp giảm thiểu thiệt hại so các hình thái thiên tai này, ngày 26/11, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) phối hợp với Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức Hội thảo “Giải pháp, công nghệ cảnh báo sớm sạt lở đất đá, lũ bùn đá vùng núi Việt Nam”. Ngoài điểm cầu tại Hà Nội, Hội thảo còn được thực hiện trực tuyến trên hệ thống thảo luận trực tuyến nghiệp vụ, kết nối từ Tổng cục KTTV tại Hà Nội tới 09 Đài KTTV khu vực trên phạm vi cả nước.
Những tháng đầu năm 2020, thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp, bất thường, trên địa bàn huyện Chợ Đồn đã xảy ra một số trận mưa đá, giông lốc,... Nhờ chủ động các phương án ứng phó với thiên tai, nhất là kịp thời kiện toàn, phát huy bai trò của các đội/tổ xung kích phòng chống thiên tai (PCTT) cấp xã, thôn nên Chợ Đồn đã giảm thiểu được thiệt hại do thiên tai gây ra.
Một quả núi tại bản Bủng Xát, xã Châu Khê (huyện Con Cuông) bị sạt lở nặng đe dọa vùi lấp hàng chục hộ dân, cắt đứt tuyến đường huyết mạch nối Đồn Biên phòng Châu Khê và hàng chục hộ dân với trung tâm xã…;Trước thực tế đó, chính quyền địa phương nơi đây đã cấp cấp huy động nhân lực, vật lực làm nhà tạm di dời nhiều hộ dân ra khỏi vùng sạt lở;đồng thời lập các phương án, kế hoạch ổn định cuộc sống về lâu dài cho người dân.
Do ảnh hưởng của những đợt bão lũ vừa qua, ở khu vực miền núi tỉnh Bình Định đã xuất hiện sạt lở. Các địa phương ở tỉnh Bình Định đang khẩn trương rà soát, có phương án di dời đảm bảo an toàn cho người dân.
Sau nhiều ngày bị thiên tai tàn phá nặng nề, người dân miền Trung đang khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ, sớm từng bước ổn định cuộc sống. Bên cạnh đó, là sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, Nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế.
Để ứng phó với thiên tai, thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã chuyển hướng từ tái định cư theo dự án tập trung quy mô lớn, sang hình thức tái định cư xen ghép. Nhờ đó, người dân di chuyển đến nơi ở mới nhưng không phải xa quê hương, còn tỉnh cũng giảm áp lực hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng các khu tái định cư mới.
Huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên đang từng bước củng cố và hoàn thiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới (NTM) tại nhiều xã. Bằng cách xây dựng môi trường NTM gắn với đặc điểm tự nhiên, thói quen sinh hoạt sản xuất ở địa phương, đã tạo nên những xóm sạch đẹp, giữ gìn được cảnh quan môi trường và thay đổi tư duy người dân theo hướng tích cực từ “phải làm” sang “cần làm” để bảo vệ môi trường.
Gần dân, hiểu dân, thông thuộc địa hình, có mặt ngay từ thời khắc đầu tiên của thiên tai để giúp sơ tán người và tài sản đến nơi an toàn… Họ là những đội xung kích phòng chống thiên tai (PCTT) ở cơ sở. Nhờ lực lượng kiêm nhiệm ấy, những thiệt hại do thiên tai đã giảm đến mức thấp nhất. Để trở thành nòng cốt trong ứng phó thiên tai tại cơ sở thì lực lượng xung kích này cần tổ chức tập huấn, trang bị kĩ năng cũng như phương tiện.
Ngày 18/11, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) làm việc với tỉnh Yên Bái để chuẩn bị cho Dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng xanh thích ứng với biến đổi khí hậu cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái” do ADB tài trợ.
Mối quan hệ giữa thủy điện - phá rừng - sạt lở, lũ lụt…được các đại biểu phân tích, mổ xẻ tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV vừa qua. Vẫn còn rất nhiều ý kiến khác nhau, nhưng nhiều đại biểu thống nhất cho rằng, việc phá rừng làm thủy điện nhỏ cần được xem xét thấu đáo.
Câu cửa miệng bao đời “sống chung với lũ” của người dân những vùng thấp trũng xứ Nghệ đang dần dịch chuyển sang “sống an toàn với lũ”. Để rồi những mô hình nhà chống lũ đã ra đời, những chiếc thuyền nan được mua sắm thêm…; hay chỉ đơn giản hơn, những chiếc bể chứa nước mưa cũng đã được xây dựng để “vượt lũ”.
Rừng ngập mặn bàu Cá Cái ở xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi không chỉ có tác dụng phòng hộ chắn sóng, cải thiện môi trường sinh thái mà còn đang mở ra hướng thoát nghèo bền vững cho người dân vùng ven biển.
“Vườn không, chuồng trống” đang là thực tế đầy khó khăn của bà con miền Trung sau thiên tai. Ngoài việc hỗ trợ người dân khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ, thì các địa phương cần chú trọng tạo sinh kế để bà con sớm ổn định cuộc sống, nhất là các mô hình sinh kế ‘lấy ngắn nuôi dài”.
Điện Biên là một trong những tỉnh chịu nhiều ảnh hưởng bởi thiên tai, nhất là các sự cố lũ quét, sạt lở đất. Những năm qua, công tác cảnh báo, di dời dân khỏi vùng có nguy cơ cao đã được quan tâm, nhưng vì nhiều nguyên nhân, trên địa bàn Điện Biên hiện vẫn có nhiều hộ dân chưa thể di dời đến nơi an toàn.
Huyện Đăk Glei (Kon Tum) là địa phương bị thiệt hại nặng nề do mưa bão xảy ra trong những ngày qua; nhiều nơi sạt lở, đường xá hư hỏng nặng,… Đặc biệt, trên địa bàn huyện đang có rất nhiều hộ sinh sống ở vùng có nguy cơ sạt lở cao cần phải di dời khẩn cấp.
Sau bão số 12, chính quyền địa phương các tỉnh Nam Trung Bộ đã chủ động phối hợp các lực lượng và người dân khắc phục hậu do bão và mưa lũ gây, đời sống người dân nơi rốn lũ đã dần ổn định trở lại. Đồng thời các địa phương đã lên phương án đối phó với bão số 13 và đề phòng những hậu quả xấu có thể xảy ra.
Lũ bùn đá là một hình thái thiên tai đặc biệt nguy hiểm. Lũ thường đến bất ngờ và cuốn phăng, vùi lấp mọi thứ trên đường đi. Lũ bùn cũng được xem là một “tai biến” của sạt lở đất.
Sông Lam (Nghệ An) đang từng ngày “ngoạm” sâu vào làng khiến cuộc sống người dân ven sông không còn bình yên như trước. Trong khi đó, để di dời người dân đến khu vực an toàn vẫn đang là giải pháp chưa thể làm ngay.
Từ năm 2013 - 2019, toàn tỉnh Cao Bằng có hơn 400 hộ dân nằm trong vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng do sạt lở đất, lũ quét đã được hỗ trợ kinh phí đến nơi ở mới. Năm 2020, qua khảo sát sơ bộ, vẫn còn 177 hộ nằm trong vùng không an toàn, cần phải di dời nhà ở. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Bằng đã trình xin UBND tỉnh cấp kinh phí cho các huyện để hỗ trợ sớm cho người dân.