Rừng ngập mặn bàu Cá Cái ở xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi không chỉ có tác dụng phòng hộ chắn sóng, cải thiện môi trường sinh thái mà còn đang mở ra hướng thoát nghèo bền vững cho người dân vùng ven biển.
“Vườn không, chuồng trống” đang là thực tế đầy khó khăn của bà con miền Trung sau thiên tai. Ngoài việc hỗ trợ người dân khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ, thì các địa phương cần chú trọng tạo sinh kế để bà con sớm ổn định cuộc sống, nhất là các mô hình sinh kế ‘lấy ngắn nuôi dài”.
Điện Biên là một trong những tỉnh chịu nhiều ảnh hưởng bởi thiên tai, nhất là các sự cố lũ quét, sạt lở đất. Những năm qua, công tác cảnh báo, di dời dân khỏi vùng có nguy cơ cao đã được quan tâm, nhưng vì nhiều nguyên nhân, trên địa bàn Điện Biên hiện vẫn có nhiều hộ dân chưa thể di dời đến nơi an toàn.
Huyện Đăk Glei (Kon Tum) là địa phương bị thiệt hại nặng nề do mưa bão xảy ra trong những ngày qua; nhiều nơi sạt lở, đường xá hư hỏng nặng,… Đặc biệt, trên địa bàn huyện đang có rất nhiều hộ sinh sống ở vùng có nguy cơ sạt lở cao cần phải di dời khẩn cấp.
Sau bão số 12, chính quyền địa phương các tỉnh Nam Trung Bộ đã chủ động phối hợp các lực lượng và người dân khắc phục hậu do bão và mưa lũ gây, đời sống người dân nơi rốn lũ đã dần ổn định trở lại. Đồng thời các địa phương đã lên phương án đối phó với bão số 13 và đề phòng những hậu quả xấu có thể xảy ra.
Lũ bùn đá là một hình thái thiên tai đặc biệt nguy hiểm. Lũ thường đến bất ngờ và cuốn phăng, vùi lấp mọi thứ trên đường đi. Lũ bùn cũng được xem là một “tai biến” của sạt lở đất.
Sông Lam (Nghệ An) đang từng ngày “ngoạm” sâu vào làng khiến cuộc sống người dân ven sông không còn bình yên như trước. Trong khi đó, để di dời người dân đến khu vực an toàn vẫn đang là giải pháp chưa thể làm ngay.
Từ năm 2013 - 2019, toàn tỉnh Cao Bằng có hơn 400 hộ dân nằm trong vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng do sạt lở đất, lũ quét đã được hỗ trợ kinh phí đến nơi ở mới. Năm 2020, qua khảo sát sơ bộ, vẫn còn 177 hộ nằm trong vùng không an toàn, cần phải di dời nhà ở. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Bằng đã trình xin UBND tỉnh cấp kinh phí cho các huyện để hỗ trợ sớm cho người dân.
Trong phiên thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước... tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, nhiều đại biểu Quốc hội đã chia sẻ về những thiệt hại nặng nề do thiên tai, bão lũ gây ra. Các đại biểu đã kiến nghị nhiều giải pháp trong công tác phòng, chống thiên tai (PCTT), ổn định cuộc sống người dân. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển lược ghi ý kiến phát biểu của đại biểu tại Quốc hội.
Để bảo vệ một số loài cây quý hiếm đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, từ năm 2017 - 2020, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã triển khai dự án bảo tồn và phát triển thông Pà Cò và thông Đỏ Bắc; Ban Quản lý Vườn quốc gia Bến En (huyện Như Thanh) đã thực hiện thành công dự án bảo tồn và phát triển loài rau sắng.
Thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường. Để bảo đảm an toàn tính mạng người dân vùng lũ, bên cạnh những giải pháp mang tính vĩ mô thì cần có những biện pháp cụ thể, hiệu quả cao. Mô hình nhà chống lũ cùng với việc áp dụng nhuần nhuyễn phương án “4 tại chỗ” ở xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) là mô hình hiệu quả thiết thực, rất cần được nhân rộng.
Miền Trung là khu vực đồi núi cao, địa chất có nhiều đất đá cổ nứt nẻ, có nhiều đất sét, lại thường xuyên hứng chịu mưa bão nên rất dễ xảy ra các sự cố địa chất. Mặc dù công tác dự báo, cảnh báo đã đạt được những kết quả đáng khích lệ nhưng vẫn không tránh được những thảm họa từ những sự cố sạt lở đất.
Với những người làm công tác nghiên cứu địa chất, những sự cố sạt lở đất ở miền Trung tăng đột biến trong thời gian qua là không bất ngờ. Bởi ở nơi “sáng chắn bão giông, chiều ngăn nắng lửa” này, các yếu tố kháng trượt ở những sườn đồi dốc đã dần bị phong hóa, cùng với đó là các hoạt động của con người đã kích thích các ‘tai biến” địa chất ngày càng phức tạp.
Những trận mưa, lũ vừa xảy ra ở các tỉnh miền Trung thật khủng khiếp, đã đe dọa và cướp đi tính mạng của nhiều người dân. Để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, người dân cần trang bị kỹ năng tự cứu mình trong mưa, lũ. Một số kinh nghiệm được các chuyên gia kỹ năng sinh tồn đúc kết vẫn có thể giúp hiện thực hóa cơ hội sống sót trong lũ dữ.
LTS: Những ngày vừa qua, khu vực miền Trung đã xảy ra hàng loạt sự cố sạt lở đất, hàng chục người đã bị vùi lấp trong đất đá. Sau những thảm họa ấy, câu hỏi đặt ra là tại sao sạt núi, trượt lở đất khủng khiếp lại liên tiếp xảy ra ở miền Trung như vậy?
Những năm gần đây, diện tích rừng trồng tăng, nhưng diện tích rừng tự nhiên lại liên tục giảm là một thực trạng rất đáng quan ngại. Đã có người ví việc phát triển rừng trồng đi liền với giảm diện tích rừng tự nhiên giống như “thay lâu đài bằng căn nhà lá”.
Mới đây thôi, những Tà Rùng, Xa Đưng, Cờ Tiếng (xã Hướng Việt huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) … còn là vùng đất quần cư bình yên với cuộc sống no ấm hiện hữu trong mỗi thôn làng của đồng bào Bru Vân Kiều. Thế nhưng, lũ về đã xóa sạch, biến nơi đây thành vùng đất hoang tàn và đổ nát…
Những ngày qua, do tác động bất thường của thời tiết đã khiến hàng loạt lồng cá nuôi liên kết theo chuỗi đang chuẩn bị thu hoạch của Hợp tác xã (HTX) Hải Hà trên hồ Hồng Khếnh, xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên (Điện Biên) bị chết hàng loạt, nổi trắng mặt hồ. Sự việc rủi ro này khiến tất cả 26 thành viên HTX bỗng lâm vào cảnh điêu đứng, xót xa.
Vị trí tâm bão (08 giờ ngày 27/10) ở khoảng 13,3oN; 114,6oE, cách đảo Song Tử Tây khoảng 212 km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất cấp 14 (150-165km/h), giật cấp 17.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 25/10, do ảnh hưởng của bão số 8, trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Quảng Trị đến Thừa Thiên-Huế có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 10; sóng biển cao từ 2-4m; biển động mạnh; vùng ven biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8.