“Thanh niên đưa ra ý tưởng, đẩy mạnh truyền thông tạo các phong trào lan tỏa các thông điệp giảm thiểu rác thải nhựa; Doanh nghiệp đã bắt đầu hành động và cần các cầu nối để các hoạt động có sự tham gia ngày càng nhiều hơn của cộng đồng doanh nghiệp và thanh niên- chủ nhân tương lai của đất nước”.
Theo Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, từ ngày 6/10 đến sáng 21/10, đã có 111 người chết, 22 người mất tích do mưa lũ ở miền Trung và Tây Nguyên.
Mưa lớn kéo dài kết hợp nước từ thượng nguồn sông suối đổ về khiến nhiều địa phương phải di dời khẩn cấp hàng ngàn người dân đến nơi an toàn. Ngoài việc tiếp tục phòng, chống những diễn biến bất thường của thời tiết, Nghệ An đang nỗ lực khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ gây ra.
Tại Thanh Hóa, có 7 huyện được cảnh báo có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất trong thời điểm hoàn lưu bão gây mưa. Trong số đó, 4 huyện, gồm: Quan Sơn, Lang Chánh, Như Thanh và Mường Lát đều nằm trong diện có nguy cơ cao; 2 huyện: Bá Thước, Quan Hóa có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở mức độ trung bình.
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa nâng mức cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai ở miền Trung lên cấp độ 4. Đây được xem là đợt thảm họa thiên tai chưa từng thấy ở khu vực này. Trước diễn biến thời tiết bất thường, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện yêu cầu khẩn trương tập trung mọi nguồn lực ứng phó với sự cố thiên tai ở miền Trung.
Liên tiếp trong những ngày vừa qua, rất nhiều tin đau buồn từ miền Trung dội về khiến chúng ta như lặng đi. 13 cán bộ, sỹ quan, chiến sĩ do Thiếu tướng Nguyễn Văn Man – Phó Tư lệnh Quân khu 4 dẫn đầu đi cứu hộ cứu nạn đã mãi mãi nằm xuống nơi núi rừng Rào Trăng 3; cũng tại nơi đây, 15 công nhân thi công công trình thủy điện Rào Trăng 3 vẫn đang còn mất tích chưa tìm thấy; rồi hình ảnh sản phụ vượt lũ để “vượt cạn” nhưng đã bị dòng nước dữ cuốn trôi; hàng trăm ngàn nhà dân ở các tỉnh miền Trung bị ngập chìm trong biển nước khiến rất nhiều người lâm cảnh màn trời chiếu đất… khiến chúng ta không khỏi xót xa!
Sáng 18/10, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đã họp khẩn và thống nhất kích hoạt cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất cấp 4. Hiện nay, lũ đã vượt lịch sử và mưa lũ, sạt lở đất tại khu vực Trung Bộ, đặc biệt mưa lũ, sạt lở tại Quảng Trị còn diễn biến phức tạp và khó lường.
Do mưa lớn kéo dài từ chiều 16 đến sáng 17-10, đã khiến 1 người chết, 283 hộ phải di dời do ngập úng và nhiều tuyến đường giao thông bị tê liệt tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Trước diễn biến phức tạp của bão số 7, chính quyền và người dân ở Nghệ An đang hối hả “chạy bão”.
Dự báo, đến 13 giờ ngày 14/10, vị trí tâm bão số 7 ở ngay trên vùng biển các tỉnh đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75 - 90 km/giờ), giật cấp 11. Trước tình hình này, Nghệ An đã và đang triển khai nhanh nhiều giải pháp đối phó.
Nhiều ngày qua, người dân Bản Qua, xã Xuân Hòa, huyện Bảo Yên (Lào Cai) luôn phải sống trong cảnh nơm nớp lo sợ, khi quả đồi trong khu vực bà con sinh sống xuất hiện nhiều vết nứt có thể sạt lở bất cứ lúc nào.
Những ngày qua, mưa lớn xảy ra ở miền Trung khiến nhiều địa phương bị ngập lụt trên diện rộng, nhiều nơi nước lũ dâng cao, chia cắt các địa bàn. Công tác di dời dân, ứng phó với mưa lũ đang được chính quyền các địa phương triển khai quyết liệt.
Nhiều dự án di dân khỏi vùng ảnh hưởng của thiên tai được chủ đầu tư vẽ nên viễn cảnh như mơ nhưng nhanh chóng “đắp chiếu” đã đẩy người dân và chính quyền vùng dự án vào thế “tiến thoái lưỡng nan”. Hết năm này sang năm khác, họ phải khốn khổ “sống treo” cùng dự án mà chưa có lối thoát.
Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện 1372/CĐ-TTg yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung đối phó với mưa lũ lớn tại các tỉnh miền Trung.
Trong mấy ngày vừa qua, trên địa bàn một số huyện thuộc tỉnh Quảng Trị có mưa to kéo dài. Nước sông lên nhanh gây ngập nặng ở nhiều nơi buộc hàng ngàn hộ dân phải di dời ra khỏi vùng nguy hiểm.
Trước diễn biến mưa lớn những ngày qua, tại các tỉnh, thành khu vực miền Trung nước lũ đang về, gây ngập lụt tại nhiều nơi. Để ứng phó với mưa lũ, hiện các địa phương trong khu vực đang khẩn trương triển khai công tác phòng, chống nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản và tính mạng của nhân dân.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 8/10, các tỉnh, thành phố từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi tiếp tục có mưa to, có nơi mưa rất to.
Trong 24 giờ qua, mưa lớn trên diện rộng đã gây sạt lở, ngập úng tại nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Bắc Kạn là một trong những địa phương thường xuyên bị ảnh hưởng nặng nề do thiên tai, bão lũ. Trước những diễn biến phức tạp của thiên tai, thời tiết gần đây, tỉnh Bắc Kạn đã chủ động xây dựng các mô hình phòng, chống, ứng phó với thiên tai. Nhờ đó, hậu quả do thiên tai gây ra đã được kiềm chế, giảm thiểu.
Từ đêm ngày 5 đến sáng ngày 6/10, trên địa bàn tỉnh Lào Cai xảy ra mưa to gây ngập lụt, sạt lở nhiều khu vực. Mưa lũ làm chết 1 người và thiệt hại nhiều tài sản hoa màu.