Trong phiên thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước... tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, nhiều đại biểu Quốc hội đã chia sẻ về những thiệt hại nặng nề do thiên tai, bão lũ gây ra. Các đại biểu đã kiến nghị nhiều giải pháp trong công tác phòng, chống thiên tai (PCTT), ổn định cuộc sống người dân. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển lược ghi ý kiến phát biểu của đại biểu tại Quốc hội.
Để bảo vệ một số loài cây quý hiếm đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, từ năm 2017 - 2020, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã triển khai dự án bảo tồn và phát triển thông Pà Cò và thông Đỏ Bắc; Ban Quản lý Vườn quốc gia Bến En (huyện Như Thanh) đã thực hiện thành công dự án bảo tồn và phát triển loài rau sắng.
Thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường. Để bảo đảm an toàn tính mạng người dân vùng lũ, bên cạnh những giải pháp mang tính vĩ mô thì cần có những biện pháp cụ thể, hiệu quả cao. Mô hình nhà chống lũ cùng với việc áp dụng nhuần nhuyễn phương án “4 tại chỗ” ở xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) là mô hình hiệu quả thiết thực, rất cần được nhân rộng.
Miền Trung là khu vực đồi núi cao, địa chất có nhiều đất đá cổ nứt nẻ, có nhiều đất sét, lại thường xuyên hứng chịu mưa bão nên rất dễ xảy ra các sự cố địa chất. Mặc dù công tác dự báo, cảnh báo đã đạt được những kết quả đáng khích lệ nhưng vẫn không tránh được những thảm họa từ những sự cố sạt lở đất.
Với những người làm công tác nghiên cứu địa chất, những sự cố sạt lở đất ở miền Trung tăng đột biến trong thời gian qua là không bất ngờ. Bởi ở nơi “sáng chắn bão giông, chiều ngăn nắng lửa” này, các yếu tố kháng trượt ở những sườn đồi dốc đã dần bị phong hóa, cùng với đó là các hoạt động của con người đã kích thích các ‘tai biến” địa chất ngày càng phức tạp.
Những trận mưa, lũ vừa xảy ra ở các tỉnh miền Trung thật khủng khiếp, đã đe dọa và cướp đi tính mạng của nhiều người dân. Để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, người dân cần trang bị kỹ năng tự cứu mình trong mưa, lũ. Một số kinh nghiệm được các chuyên gia kỹ năng sinh tồn đúc kết vẫn có thể giúp hiện thực hóa cơ hội sống sót trong lũ dữ.
LTS: Những ngày vừa qua, khu vực miền Trung đã xảy ra hàng loạt sự cố sạt lở đất, hàng chục người đã bị vùi lấp trong đất đá. Sau những thảm họa ấy, câu hỏi đặt ra là tại sao sạt núi, trượt lở đất khủng khiếp lại liên tiếp xảy ra ở miền Trung như vậy?
Những năm gần đây, diện tích rừng trồng tăng, nhưng diện tích rừng tự nhiên lại liên tục giảm là một thực trạng rất đáng quan ngại. Đã có người ví việc phát triển rừng trồng đi liền với giảm diện tích rừng tự nhiên giống như “thay lâu đài bằng căn nhà lá”.
Mới đây thôi, những Tà Rùng, Xa Đưng, Cờ Tiếng (xã Hướng Việt huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) … còn là vùng đất quần cư bình yên với cuộc sống no ấm hiện hữu trong mỗi thôn làng của đồng bào Bru Vân Kiều. Thế nhưng, lũ về đã xóa sạch, biến nơi đây thành vùng đất hoang tàn và đổ nát…
Những ngày qua, do tác động bất thường của thời tiết đã khiến hàng loạt lồng cá nuôi liên kết theo chuỗi đang chuẩn bị thu hoạch của Hợp tác xã (HTX) Hải Hà trên hồ Hồng Khếnh, xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên (Điện Biên) bị chết hàng loạt, nổi trắng mặt hồ. Sự việc rủi ro này khiến tất cả 26 thành viên HTX bỗng lâm vào cảnh điêu đứng, xót xa.
Vị trí tâm bão (08 giờ ngày 27/10) ở khoảng 13,3oN; 114,6oE, cách đảo Song Tử Tây khoảng 212 km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất cấp 14 (150-165km/h), giật cấp 17.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 25/10, do ảnh hưởng của bão số 8, trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Quảng Trị đến Thừa Thiên-Huế có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 10; sóng biển cao từ 2-4m; biển động mạnh; vùng ven biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8.
“Thanh niên đưa ra ý tưởng, đẩy mạnh truyền thông tạo các phong trào lan tỏa các thông điệp giảm thiểu rác thải nhựa; Doanh nghiệp đã bắt đầu hành động và cần các cầu nối để các hoạt động có sự tham gia ngày càng nhiều hơn của cộng đồng doanh nghiệp và thanh niên- chủ nhân tương lai của đất nước”.
Theo Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, từ ngày 6/10 đến sáng 21/10, đã có 111 người chết, 22 người mất tích do mưa lũ ở miền Trung và Tây Nguyên.
Mưa lớn kéo dài kết hợp nước từ thượng nguồn sông suối đổ về khiến nhiều địa phương phải di dời khẩn cấp hàng ngàn người dân đến nơi an toàn. Ngoài việc tiếp tục phòng, chống những diễn biến bất thường của thời tiết, Nghệ An đang nỗ lực khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ gây ra.
Tại Thanh Hóa, có 7 huyện được cảnh báo có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất trong thời điểm hoàn lưu bão gây mưa. Trong số đó, 4 huyện, gồm: Quan Sơn, Lang Chánh, Như Thanh và Mường Lát đều nằm trong diện có nguy cơ cao; 2 huyện: Bá Thước, Quan Hóa có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở mức độ trung bình.
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa nâng mức cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai ở miền Trung lên cấp độ 4. Đây được xem là đợt thảm họa thiên tai chưa từng thấy ở khu vực này. Trước diễn biến thời tiết bất thường, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện yêu cầu khẩn trương tập trung mọi nguồn lực ứng phó với sự cố thiên tai ở miền Trung.
Liên tiếp trong những ngày vừa qua, rất nhiều tin đau buồn từ miền Trung dội về khiến chúng ta như lặng đi. 13 cán bộ, sỹ quan, chiến sĩ do Thiếu tướng Nguyễn Văn Man – Phó Tư lệnh Quân khu 4 dẫn đầu đi cứu hộ cứu nạn đã mãi mãi nằm xuống nơi núi rừng Rào Trăng 3; cũng tại nơi đây, 15 công nhân thi công công trình thủy điện Rào Trăng 3 vẫn đang còn mất tích chưa tìm thấy; rồi hình ảnh sản phụ vượt lũ để “vượt cạn” nhưng đã bị dòng nước dữ cuốn trôi; hàng trăm ngàn nhà dân ở các tỉnh miền Trung bị ngập chìm trong biển nước khiến rất nhiều người lâm cảnh màn trời chiếu đất… khiến chúng ta không khỏi xót xa!
Sáng 18/10, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đã họp khẩn và thống nhất kích hoạt cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất cấp 4. Hiện nay, lũ đã vượt lịch sử và mưa lũ, sạt lở đất tại khu vực Trung Bộ, đặc biệt mưa lũ, sạt lở tại Quảng Trị còn diễn biến phức tạp và khó lường.
Do mưa lớn kéo dài từ chiều 16 đến sáng 17-10, đã khiến 1 người chết, 283 hộ phải di dời do ngập úng và nhiều tuyến đường giao thông bị tê liệt tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.