Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Công tác khắc phục hậu quả do thiên tai: Cần chủ động nguồn lực ngân sách nhà nước

Sỹ Hào - 15:00, 04/12/2020

Sau mỗi đợt thiên tai, việc bố trí nguồn lực từ ngân sách để cứu trợ, hỗ trợ người dân và khôi phục hạ tầng ở các địa phương chịu thiệt hại là vấn đề cấp bách. Tuy nhiên, do vướng nhiều cơ chế, chính sách nên việc này gặp nhiều khó khăn và kéo dài.

Đợt mưa lũ vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề cho hệ thống giao thông đường bộ. (Trong ảnh: Quốc lộ 12A đi Cửa khẩu quốc tế Cha Lo, đoạn từ Km136+850 đến Km137+350 thuộc địa bàn xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình bị sập gãy hoàn toàn - Ảnh tư liệu).
Đợt mưa lũ vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề cho hệ thống giao thông đường bộ. (Trong ảnh: Quốc lộ 12A đi Cửa khẩu quốc tế Cha Lo, đoạn từ Km136+850 đến Km137+350 thuộc địa bàn xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình bị sập gãy hoàn toàn - Ảnh tư liệu).

Mới chỉ là hỗ trợ

Thiên tai ngày càng có diễn biến phức tạp, kết hợp với biến đổi khí hậu đã tạo ra nhiều loại hình thiên tai nguy hiểm, với tần suất ngày càng tăng, gây thiệt hại nặng nề, trước hết là về kinh tế. Đặc biệt, thiệt hại do thiên tai lại chủ yếu ở các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách, nhất là ở các tỉnh nghèo miền Trung.

Từ năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 01/2016/QĐ-TTg, ngày 19/1/2016 về cơ chế, quy trình hỗ trợ kinh phí cho các địa phương để khắc phục hậu quả thiên tai (gọi tắt là QĐ 01). Theo số liệu của Bộ Tài chính, giai đoạn 2016 - 2018, ngân sách Trung ương (NSTW) đã hỗ trợ từ nguồn dự phòng cho các địa phương 28.644 tỷ đồng để khắc phục hậu quả thiên tai.

Đây là nguồn lực vô cùng cần thiết để cứu trợ người dân, hỗ trợ địa phương kịp thời khôi phục hạ tầng để phục hồi sản xuất. Tuy nhiên, so với thiệt hại thực tế thì kinh phí khắc phục hậu quả thiên tai mới dừng ở mức hỗ trợ.

Lấy năm 2017 làm dẫn chứng. Đây là năm có thể xem là thảm họa, khi mà thiên tai diễn ra ở hầu hết các miền trên cả nước. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), thiệt hại do thiên tai gây ra cho nền kinh tế nước ta trong năm 2017 lên tới gần 60.000 tỷ đồng, gấp 1,5 lần so với năm 2016. Miền Trung vẫn là khu vực chịu nhiều thiệt hại nhất; trong đó, Quảng Bình gần 8.000 tỷ đồng, Hà Tĩnh 7.500 tỷ đồng…

Trong năm 2017, để khắc phục hậu quả thiên tai, ngoài các gói cứu trợ khẩn cấp cho người dân (lương thực, Vacxin phòng dịch bệnh…), NSTW đã bố trí nguồn lực hỗ trợ các địa phương khôi phục hạ tầng, nhưng kinh phí không nhiều. Cụ thể, theo Quyết định 1872/QĐ-TTg ngày 24/11/2017, tỉnh Quảng Bình được NSTW hỗ trợ 70 tỷ đồng; tỉnh Hà Tĩnh được hỗ trợ 135 tỷ đồng, nhưng đã bao gồm 40 tỷ đồng được hỗ trợ trực tiếp theo Văn bản số 445/TB-VPCP ngày 20/9/2017 của Văn phòng Chính phủ…

Còn 11 tháng năm 2020, thiệt hại do thiên tai ước tính trên 30.000 tỷ đồng. Chính phủ đã hỗ trợ khẩn cấp 1.250 tỷ đồng cho 9 tỉnh miền Trung. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định tạm cấp bổ sung 670 tỷ đồng từ nguồn dự phòng NSTW năm 2020 cho 9 địa phương khu vực miền Trung - Tây Nguyên để khắc phục hậu quả thiên tai. Trong đó, hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh được tạm cấp 50 tỷ đồng/tỉnh, tỉnh Quảng Trị được tạm cấp 70 tỷ đồng, tỉnh Quảng Nam được tạm cấp 130 tỷ đồng…

Khôi phục cơ sở hạ tầng thiết yếu là yêu cầu cấp bách để khôi phục sản xuất, sinh hoạt sau thiên tai. (Ảnh minh họa)
Khôi phục cơ sở hạ tầng thiết yếu là yêu cầu cấp bách để khôi phục sản xuất, sinh hoạt sau thiên tai. (Ảnh minh họa)

Vướng mắc về cơ chế

Theo ông Trần Quang Hoài, Phó Trưởng ban kiêm Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, những năm qua, để khắc phục hậu quả thiên tai, nguồn kinh phí chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước (NSNN). Mặc dù Chính phủ đã rất quan tâm bố trí kinh phí để khắc phục hậu quả và tái thiết sau thiên tai, song còn ở mức thấp so với yêu cầu.

Ngoài nguồn lực hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai còn hạn chế, thì theo đánh giá của các địa phương thường xuyên chịu thiệt hại do thiên tai, việc triển khai QĐ 01 còn những hạn chế, nhất là về mặt cơ chế, chính sách còn mang tính định tính. Trong QĐ 01 có nêu: “Chỉ xem xét hỗ trợ đối với những địa phương có mức thiệt hại lớn vượt quá khả năng cân đối ngân sách địa phương”; việc hỗ trợ cho các địa phương được phân theo các nhóm, nhưng chưa có tỷ lệ hỗ trợ cụ thể… Do đó, kinh phí hỗ trợ cho các địa phương có sự chênh lệch, chưa thực sự bám sát nguyên tắc chung khi xác định mức hỗ trợ.

Những hạn chế này đã được tháo gỡ tại Quyết định số 37/2019/QĐ-TTg ngày 27/12/2019 về sửa đổi, bổ sung một số điều của QĐ 01 (có hiệu lực từ ngày 15/2/2020). Theo đó, cơ chế hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai đã được định lượng khá cụ thể (các tỉnh miền núi, Tây Nguyên được hỗ trợ tối đa 80% từ NSNN; các địa phương nhận bổ sung cân đối từ NSTW được hỗ trợ tối đa 70% từ NSNN; các địa phương có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về NSTW dưới 50% được hỗ trợ tối đa 50% từ NSNN…).

Quyết định số 37/2019/QĐ-TTg về cơ bản đã khắc phục được những vướng mắc trong hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả thiên tai. Tuy nhiên, để khắc phục hậu quả thiên tai, các địa phương vẫn phải ứng trước kinh phí để thực hiện thì mới được xem xét hỗ trợ. Quy định này có trong QĐ 01, vẫn không được sửa đổi trong Quyết định 37/2019/QĐ-TTg. Đối với các tỉnh nghèo, ngân sách hạn chế, lại chịu thiệt hại nặng nề về cơ sở hạ tầng, buộc phải bố trí kinh phí khôi phục cơ sở hạ tầng, phục hồi sản xuất rất dễ rơi vào nợ đọng trong xây dựng cơ bản.

Trên thế giới nhiều quốc gia họ có sẵn khoản kinh phí nhất định phục vụ cho công tác khắc phục thiên tai. Khi có các tình huống thiên tai cần cứu trợ, họ xuất kinh phí ra một cách nhanh chóng”.

Ông Trần Quang Hoài, Phó Trưởng ban kiêm Chánh Văn phòng ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá cho phóng viên, biên tập viên báo, đài; các cán bộ, công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố.
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Đồng Nai

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Đồng Nai

Sáng nay, ngày 22/11/2024, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Đồng Nai lần thứ IV-năm 2024 đã chính thức diễn ra long trọng tại Trung tâm Hội nghị và tổ chức sự kiện tỉnh Đồng Nai. Đại hội vinh dự được đón ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tham dự và chỉ đạo Đại hội.
Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Phóng sự - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Theo chân Phó Chủ tịch xã Cán Tỷ - Sùng Mí De (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) chúng tôi tới thôn Sủa Cán Tỷ làm công tác chuẩn bị cho Ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân. Trong lúc chuyện trò cùng trưởng thôn Vàng Chứ Lềnh về sự đổi thay của thôn bản, ông ngỏ lời mời tôi lên thăm nhà của Lù Mí Thánh – Một trong 3 hộ dân của thôn được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố trong năm 2023.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), chiều 22/11, tại Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet.
Bắc Kạn đẩy mạnh Trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS

Bắc Kạn đẩy mạnh Trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS

Pháp luật - Minh Thu - 2 giờ trước
Thực hiện Tiểu Dự án 1, Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), từ đầu năm đến nay, Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Bắc Kạn phối hợp với UBND các xã đẩy mạnh hoạt động TGPL trong đồng bào DTTS.
Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum đạt thành tích xuất sắc trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè giai đoạn 2000-2024

Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum đạt thành tích xuất sắc trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè giai đoạn 2000-2024

Tin tức - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Ghi nhận những nỗ lực của tuổi trẻ ngành điện trong thời gian qua, tại chương trình Tổng kết chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè gắn với lễ kỷ niệm 10 năm “Thanh niên tình nguyện” và kỷ niệm 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè, Tỉnh đoàn Kon Tum đã khen thưởng 01 tập thể và 01 cá nhân thuộc Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum về thành tích xuất sắc trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè giai đoạn 2000-2024.
Đồng bào các dân tộc tỉnh Đồng Nai đoàn kết, chung sức xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh

Đồng bào các dân tộc tỉnh Đồng Nai đoàn kết, chung sức xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh

Tin tức - Duy Chí - 3 giờ trước
Sau 2 ngày làm việc (21 và 22/11/2024), Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024 tỉnh Đồng Nai với chủ đề: “Các dân tộc đoàn kết đổi mới, sáng tạo, phát huy tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã thành công tốt đẹp.
Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”. Yên bình nơi non cao Kỳ Thượng. Cô giáo Tày của bản làng vùng cao . Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Sắc màu 54 - Lê Hường - 4 giờ trước
Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.
Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Trang địa phương - Lê Hường - 4 giờ trước
Sáng 22/11, Ban Tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Triển lãm “Thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh; 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam; 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà tham dự.
Tuổi trẻ Kon Tum sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần và Nhân dân gọi

Tuổi trẻ Kon Tum sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần và Nhân dân gọi

Trang địa phương - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Ngày 22/12, Tỉnh đoàn Kon Tum tổ chức Lễ kỷ niệm 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè giai đoạn 2000 - 2024. Với nhiều sự đổi mới, cách làm hiệu quả, thông qua Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè mỗi năm, tuổi trẻ Kon Tum đã phát huy giá trị của nhiều phong trào thanh niên tình nguyện, đóng góp lớn vào sự phát triển chung của toàn tỉnh.
Việc sử dụng công nghệ số để làm báo đã trở thành vấn đề sống còn của báo chí

Việc sử dụng công nghệ số để làm báo đã trở thành vấn đề sống còn của báo chí

Tin tức - Ngọc Vân - 4 giờ trước
Đây là nội dung được ông Nguyễn Đức Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh tại Hội nghị "Báo chí chất lượng cao trong bối cảnh chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu mới của Điều lệ Giải báo chí quốc gia và tuyên truyền nhiệm vụ phát triển bền vững" khu vực phía Bắc, diễn ra sáng 22/11 tại Hà Nội, do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức.
Đăk Tô (Kon Tum): Thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo

Đăk Tô (Kon Tum): Thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Bằng quyết tâm và sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Đăk Tô (Kon Tum) đã phát huy hiệu quả, giúp hộ nghèo, cận nghèo có điều kiện vươn lên, nâng cao đời sống, thu nhập, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện.