Theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, mưa lũ kèm dông lốc xảy ra từ ngày 9 đến 12-9 đã gây thiệt hại tại nhiều địa phương.
Trận mưa lớn trong đêm qua (11/9) và rạng sáng nay (12/9) đã gây nhiều thiệt hại ở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
Phá rừng để lấy đất trồng cây nguyên liệu đang là câu chuyện rất “nóng” tại một số huyện ở Nghệ An. Ngoài xử phạt hành chính thì đã có hàng chục vụ việc được khởi tố. Nhưng, việc người dân không thể sống được bằng việc giao khoán bảo vệ rừng, trong khi lợi nhuận từ việc phá rừng trồng cây nguyên liệu cao hơn hẳn là thực tế đang đặt ra khiến câu chuyện phá rừng chưa có hồi kết.
Trận mưa đêm qua và rạng sáng nay (10/9) đã gây sạt lở đất đá khiến tuyến tỉnh lộ 258 tỉnh Bắc Kạn ách tắc nghiêm trọng.
Để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai thì việc tăng cường dự báo, cảnh báo là rất cần thiết. Trong điều kiện con người và phương tiện, công nghệ hỗ trợ phòng, chống thiên tai (PCTT) còn hạn chế, thì việc xây dựng hệ thống cảnh báo trực quan là một giải pháp phù hợp.
Sau mùa lũ năm 2019, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) là địa phương bị ảnh hưởng nặng nề.
Những năm gần đây, thiên tai đã trở thành nỗi lo thường trực của chính quyền và người dân xã Đoàn Kết, huyện Đà Bắc (Hòa Bình). Trận lũ quét, sạt lở đất năm 2017, những trận dông lốc năm 2018, 2019 và trận mưa đá đầu năm 2020… đã gây thiệt hại nặng nề về nhà cửa, công trình giao thông, cũng như đất canh tác của người dân.
Thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp, với những loại hình và hiện tượng cực đoan, nhất là lũ quét, lũ ống và sạt lở đất gây thiệt hại nặng nề về tính mạng và tài sản của Nhân dân. Để phòng, chống thiên tai (PCTT), chính quyền các cấp cũng như người dân phải thực sự chủ động, không để “nước đến chân mới nhảy”.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia, trong tháng 9/2020, không khí lạnh sẽ bắt đầu hoạt động gây giảm nhiệt ở miền Bắc. Tuy nhiên, nhiệt độ trung bình tháng trên toàn quốc phổ biến vẫn cao hơn trung bình nhiều năm (TBNN) cùng thời kỳ từ 0,5-1,0 độ.
Trong khi tình trạng chặt phá rừng tự nhiên đâu đó vẫn xảy ra, thậm chí có nơi đang trở thành điểm “nóng”, thì ở các huyện miền núi, vùng cao của tỉnh Bắc Giang vẫn còn những khu rừng “thiêng”, rừng “cấm” nguyên sinh với nhiều cây gỗ quý được đồng bào các dân tộc gìn giữ và xem như báu vật.
Lũ quét là hiểm họa thiên tai mà khi nhắc đến người dân các địa phương miền núi không khỏi lo lắng. Để lũ quét không còn là nỗi ám ảnh, cùng với việc khẩn cấp di dời người dân ra khỏi vùng có nguy cơ cao bị sạt lở thì cần đẩy mạnh nâng cao nhận thức của cộng đồng trong ứng phó thiên tai.
Sáng 2/9, không khí ở Hà Nội xuất hiện nhiều điểm ở mức rất có hại cho sức khỏe. Chuyên gia môi trường khuyến cáo người dân hạn chế các hoạt động ngoài trời, đóng cửa sổ và sử dụng khẩu trang chống bụi khi ra đường. Còn theo chuyên gia y tế, trong điều kiện thời tiết xấu, người dân cần vệ sinh đường hô hấp bằng nước muối sinh lý. Người bị bệnh hô hấp cần thực hiện các biện pháp dự phòng nghiêm ngặt.
Toàn tỉnh Bắc Kạn hiện có khoảng 2.300 điểm có nguy cơ sạt lở cao, đe dọa cuộc sống của hơn 2.600 hộ dân. Trong khi đó, tỉnh thiếu nguồn lực để di dời, bố trí dân cư tới nơi an toàn, nên còn muôn vàn nỗi lo vào mùa mưa bão...
Việc lắp đặt và đưa vào sử dụng những bể thu gom vỏ chai lọ, bao thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đã qua sử dụng trên cánh đồng Mường Thanh (Điện Biên) đã góp phần cải thiện chất lượng môi trường. Người nông dân an tâm lao động sản xuất để làm ra những “hạt ngọc vàng” no ấm.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành chỉ thị hoặc kế hoạch giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa trong ngành, lĩnh vực và địa bàn quản lý (hoàn thành trước ngày 30/10/2020).
Nằm trong diện di dời khẩn cấp nhưng đến nay, 33 hộ dân thuộc bản Mường Phú và Mường Piệt, xã Thông Thụ, huyện Quế Phong (Nghệ An) sống ven theo dòng sông Nậm Piệt vẫn chưa được chuyển đến vùng tái định cư. Cứ mỗi mùa mưa bão về, họ lại lo sợ vì lũ quét bất cứ lúc nào đe dọa đến tính mạng và tài sản.
Những năm gần đây, hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã phục vụ tốt nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Điện Biên luôn xác định, bảo vệ môi trường trong khai thác, chế biến khoáng sản là một yêu cầu bắt buộc đối với mọi tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản dù ở bất cứ quy mô công suất và địa điểm nào trên địa bàn tỉnh.
Từ nay tới cuối năm được dự đoán còn khoảng 8 đến 10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới. Những diễn biến phức tạp của thời tiết năm 2020 cùng với một loạt các “chỉ dấu” đáng lo ngại là mưa lũ và động đất xảy ra ở một số địa phương được dự báo sẽ đe dọa an toàn của hàng trăm hồ, đập xuống cấp, nhiều hồ chứa trên cả nước có nguy cơ trở thành những “quả bom nước”.
Năm 2017, khi trang trại lợn của Công ty TNHH Hoàng Vũ Lai Châu bắt đầu hoạt động với quy mô chăn nuôi hàng nghìn con lợn thì chỉ sau một thời gian ngắn, cuộc sống của người dân thôn 6, xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) bị đảo lộn bởi mùi hôi thối bốc lên nồng nặc cả ngày lẫn đêm từ hàng chục bể chứa chất thải của trang trại.
Xử lý rác thải vẫn luôn là bài toán nan giải, nhất là ở vùng nông thôn, miền núi, vùng đồng bào DTTS. Rác thải không được thu gom mà người dân mạnh ai nấy làm, theo kiểu tự đốt, tự chôn hoặc đổ bừa ra sông, suối. Tái chế rác thải để sử dụng đầu vào cho các ngành công nghiệp khác, vừa tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, vừa bảo vệ môi trường là một trong những giải pháp hữu hiệu. Tuy nhiên, đến nay, việc tái chế rác thải tại Việt Nam vẫn chỉ nằm trên giấy...