Việc khai thác cát diễn ra nhiều năm đang làm sạt lở nghiêm trọng hai bên bờ Krông Nô; nhiều diện tích đất sản xuất trôi theo dòng nước, ảnh hưởng đến hàng nghìn hộ dân sinh sống dọc hai bên bờ sông, thậm chí nhiều hộ mất cả nhà ở. Mới đây, hai tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nông tổ chức hội thảo lấy ý kiến chuyên gia và bàn bạc tìm giải pháp để cứu con sông này.
Từ ngày 10 - 13/7, trên địa bàn tỉnh Lai Châu xảy ra mưa lớn đã làm thiệt hại về nhà cửa, hoa màu và sạt lở nhiều tuyến đường. Hiện nay, các cấp chính quyền đang dồn lực khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.
Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân (HND) ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi đã xây dựng nhiều mô hình thu gom, xử lý rác thải, bảo vệ môi trường, góp phần làm cho các khu dân cư, thôn xóm sạch sẽ, văn minh hơn.
Các Câu lạc bộ về bảo vệ môi trường được thành lập là lực lượng tiên phong phát huy vai trò tích cực thực hiện các vấn đề về môi trường, nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư về bảo vệ môi trường.
Thời gian qua, các cơ sở hội thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Đăk Lăk đã tích cực tham gia bảo vệ môi trường với những mô hình thiết thực. Nhiều mô hình không chỉ giúp người dân thay đổi thói quen, nâng cao ý thức giữ gìn môi trường sống, mà còn gây quỹ từ thiện, hỗ trợ hội viên có hoàn cảnh khó khăn phát triển kinh tế.
Hơn 30 cơ sở kinh doanh lò gạch thủ công (hơn 30 lò) vây quanh các khu dân cư, trường học, trạm y tế ở xã Ninh Xuân, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) khiến đời sống người dân nơi đây ngột ngạt, nỗi lo sức khỏe bị bào mòn suốt nhiều tháng nay. Nhiều bệnh tật phát sinh, có người đã ngủ cũng phải đeo khẩu trang vì các cột khói nghi ngút xộc vào.
“Nông dân Vĩnh Phúc vì một nền nông nghiệp an toàn, bền vững; môi trường nông thôn xanh - sạch - đẹp” là một trong rất nhiều phong trào thu hút sự quan tâm của người nông dân Vĩnh Phúc. Không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phong trào này còn góp phần bảo vệ môi trường một cách tích cực.
Điện mặt trời áp mái nhà đang là xu hướng phát triển năng lượng bền vững được Chính phủ khuyến khích sử dụng. Không chỉ vậy, sử dụng điện mặt trời áp mái còn giúp hộ gia đình, doanh nghiệp giảm chi phí tiền điện, tự chủ được nguồn điện sử dụng.
Những năm qua, nhờ thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) mà 624 hộ với 3.338 nhân khẩu đồng bào dân tộc Cống, Mông, Dao ở xã Nậm Chà, huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) đã có thêm khoản thu nhập, cải thiện đáng kể đời sống và có sự tác động tích cực đến ý thức bảo vệ rừng của người dân.
Công việc vất vả, lương thấp và chậm triền miên… không chỉ khiến đời sống của nhân viên hợp đồng bảo vệ rừng thêm chật vật mà còn dẫn đến những khó khăn trong bảo vệ và phát triển rừng. Lãnh đạo ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nghệ An thừa nhận: Nguy cơ mất rừng rất dễ xảy ra nhưng “lực bất tòng tâm”.
Tận dụng những mảnh vải dệt thừa để thiết kế ra vỏ gối, khăn trải bàn, bông tai… đang là cách làm hiệu quả của các thành viên trong Hợp tác xã (HTX) Thổ cẩm xanh A Lưới, huyện A Lưới (Thừa Thiên - Huế). Đó là kết quả của những khóa đào tạo kỹ thuật thuộc khuôn khổ Dự án Trường Sơn Xanh nhằm tạo sinh kế bền vững cho người dân miền núi của tỉnh.
Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển cộng đồng đánh giá, Việt Nam là một trong các quốc gia có tổn hại lớn về hệ sinh thái tự nhiên. Với hệ sinh thái rừng, diện tích đất có rừng toàn quốc gần 14,5 triệu ha, trong đó rừng tự nhiên hơn 10 triệu ha, rừng trồng hơn 4 triệu ha. Trong những năm qua, sự tham gia tích cực của người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS đang góp phần không nhỏ vào bảo vệ đa dạng sinh học (ĐDSH) ở Việt Nam.
Thay đổi nhận thức về tiết kiệm năng lượng (TKNL); sử dụng năng lượng đúng lúc, đúng chỗ, đúng cách và đúng nhu cầu… là cách làm hay của người dân Yên Bái thời gian qua. Việc làm này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí hằng tháng trong mỗi gia đình, mà còn góp phần TKNL cho đất nước, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Trên địa bàn huyện Phong Thổ (Lai Châu) hiện vẫn còn hàng trăm hộ dân sinh sống trong vùng nguy cơ sạt lở cao. Yêu cầu di dời các hộ dân để bảo đảm an toàn, đòi hỏi phải được địa phương đặt lên hàng đầu, nhất là khi mùa mưa lũ đang tới gần.
Nắng gay gắt, khô, khát khắp nơi, các dòng sông, con suối dần trơ đáy… Diễn biến thời tiết bất lợi đã làm đảo lộn cuộc sống của đồng bào các dân tộc ở nhiều địa phương miền núi phía Tây của tỉnh Nghệ An. Để có nước sinh hoạt, người dân miền Tây xứ Nghệ phải xoay xở đủ đường.
Mỗi khi thiên tai xảy ra, gây thiệt hại cho người dân, lực lượng xung kích trong phòng, chống thiên tai của tỉnh Yên Bái lại tích cực cùng với Nhân dân khắc phục hậu quả. Đó là một trong những giải pháp được tỉnh Yên Bái triển khai theo phương châm “4 tại chỗ” nhằm giúp người dân ổn định cuộc sống một cách nhanh nhất.
Huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) giáp ranh với thị xã An Khê (Gia Lai). Nhiều năm qua, công tác quản lý rừng ở khu vực giáp ranh hai địa phương này đang gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, là tình trạng xâm lấn, tranh chấp đất của người dân hai địa phương diễn ra rất phức tạp, nhưng các cơ quan chức năng liên quan chưa thể xử lý dứt điểm.
Lắp đặt và sử dụng mô hình điện mặt trời áp mái là lợi thế rất lớn của địa phương trong khai thác nguồn năng lượng sạch tự nhiên, giảm thiểu sử dụng năng lượng hóa thạch và góp phần chống biến đổi khí hậu.
Để chống hạn, một số nông dân ở Tây Nguyên đã tự tìm ra cách tích trữ nước, đó là đào ao lót chống thấm để tích nước, kết hợp tưới nước tiết kiệm. Đây là giải pháp hiệu quả để ứng phó thời tiết biến đổi ngày càng khắc nghiệt.
Voi được coi là biểu tượng của văn hóa Tây Nguyên, tuy nhiên, những năm gần đây, số lượng đàn voi ở Việt Nam nói chung, ở Tây Nguyên nói riêng đang ngày càng bị suy giảm, do môi trường sinh sống của chúng bị thu hẹp. Bảo tồn loài voi đang là vấn đề đang được Việt Nam quan tâm.