Nước thải của một số công ty tại Cụm công nghiệp (CCN) Tân An, TP. Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk) xả trộm ra môi trường trong thời gian dài, đã biến hồ thủy lợi Ea Trum, xã Cư Suê, huyện Cư M’gar thành nơi chứa nước thải, khiến người dân thôn 6 và buôn Sút M’grư, xã Cư Suê phải sống trong cảnh ô nhiễm nhiều năm.
Do nắng hạn kéo dài nên lượng nước về hồ chứa bị thiếu hụt trầm trọng, không ít nhà máy thủy điện ở miền Trung đang phải hoạt động cầm chừng, thậm chí dừng hoạt động. Tình trạng này không chỉ gây khó khăn cho việc cung cấp điện, mà còn ảnh hưởng đến công tác chống hạn mùa khô sắp tới.
Thời gian qua, nhiều trạm thủy văn trên địa bàn tỉnh Lào Cai có nguy cơ phải dừng hoạt động do các nhà máy thủy điện dâng nước. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động dự báo, cảnh báo thiên tai mưa lũ.
Cơ sở hạ tầng, hệ thống thoát nước và xử lý chất thải chưa đồng bộ nên làng nghề nước mắm An Dương, xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, (Thừa Thiên - Huế)) luôn trong tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Mặc dù chính quyền địa phương cũng đã đưa ra các giải pháp xử lý, nhưng cũng chỉ mang tính tạm thời.
Từ đầu năm đến nay, thời tiết miền Bắc nói chung, vùng Tây Bắc nói riêng có những diễn biến bất thường. Đặc biệt, mưa to kèm dông lốc và mưa đá liên tục xảy ra đã gây thiệt hại nặng nề về tài sản của Nhà nước và Nhân dân.
Vừa qua, trong cuộc họp Ban điều hành - lần thứ 25, tại Geneva, Thụy Sĩ, Quỹ Khí hậu Xanh (GCF) đã phê duyệt khoản viện trợ 30,2 triệu đô la Mỹ cho Dự án “Tăng cường khả năng chống chịu của sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ trước tình trạng mất an ninh nguồn nước do biến đổi khí hậu ở khu vực Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam” (SACCR).
Hoang mang nhưng không nản chí, lo lắng nhưng không từ bỏ, ở mỗi góc phố, trên từng con đường, những công nhân vệ sinh vẫn âm thầm dọn dẹp, thu gom rác thải làm xanh, sạch, đẹp cho cuộc sống. Họ chính là những “người hùng” thầm lặng trong cuộc chiến phòng, chống dịch bệnh Covid – 19.
Phong trào “Nói không với rác thải nhựa” tại tỉnh Điện Biên đang nhận được sự hưởng ứng, chung tay hành động của nhiều cá nhân, tổ chức, cơ quan, đơn vị trên địa bàn.
Mặc dù chưa đến mùa khô nhưng tại các tỉnh duyên hải miền Trung, đặc biệt là các tỉnh từ Ninh Thuận đến Bình Định, hạn hán đã bắt đầu xuất hiện, nhiều hồ đập đã khô cạn, những cánh đồng lúa khô héo vì thiếu nước. Các ngành chức năng đã cảnh bảo về nguy cơ một năm hạn hán lịch sử ở khu vực này.
Khu vực miền Trung và Tây Nguyên đang trở nên khô hạn, thiếu nguồn nước ngọt và bị xâm nhập mặn. Thiếu nước tưới, hàng trăm ha lúa và hoa màu của người dân ở nhiều địa phương đang đứng trước nguy cơ mất trắng.
Huyện biên giới Mường Nhé hiện đang sở hữu diện tích rừng lớn nhất tỉnh Biện Biên với trên 80.000ha rừng, tỷ lệ che phủ đạt hơn 52%. Những năm qua, công tác quản lý bảo vệ rừng nơi đây vẫn luôn là cuộc chiến đầy gian nan.
Thời tiết nắng nóng kéo dài từ đầu mùa khô đến nay khiến tình trạng thiếu nước tưới đang diễn ra ở nhiều địa phương của tỉnh Đăk Nông. Mặc dù trên địa bàn tỉnh có 238 hồ chứa với tổng dung tích thiết kế khoảng 135 triệu m3 nhưng hiện Đăk Nông đang đối diện với nguy cơ hạn hán cao.
Những năm gần đây, ở huyện miền núi Sơn Tây (Quảng Ngãi) ngày càng có nhiều thôn, làng đạt tiêu chí “xanh-sạch-đẹp”. Kết quả này là nhờ vào sự thay đổi trong nhận thức, ý thức bảo vệ sức khỏe, môi trường của cộng đồng dân cư.
Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) được thực hiện từ năm 2008 đã mang lại hiệu quả rõ nét. Nguồn dịch vụ này đã giúp các hộ gia đình có điều kiện chăm sóc rừng tốt hơn, góp phần quan trọng nâng cao giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Người dân trên địa bàn xã Đak Tơ Ver, huyện Chư Pah (Gia Lai) đang chăm sóc, bảo vệ rất nhiều cây gỗ trắc hàng chục năm tuổi. Hiện, những cây gỗ trắc đang sinh trưởng, phát triển tốt, về lâu dài sẽ góp phần nâng cao độ che phủ của rừng. Xã cũng đã thường xuyên tổ chức tuyên truyền vai trò, ý nghĩa của rừng, trong đó có gỗ trắc quý hiếm.
Theo đánh giá của cơ quan chức năng, năm 2019, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Yên còn nhiều bất cập, trong đó đáng chú ý là số vụ và diện tích rừng bị cháy lớn nhất từ trước đến nay. Những giải pháp mà UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành chức năng, cơ quan chuyên ngành cần phải tập trung thực hiện hiện nay là, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phòng chống cháy rừng (PCCR) và đầu tư khoa học - kỹ thuật để trồng rừng mang tính bền vững.
Trước những diễn biến phức tạp của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra, UBND tỉnh Lào Cai đã lần thứ 3 có thông báo cho học sinh kéo dài thời gian nghỉ Tết. Mặc dù, học sinh được nghỉ học nhưng giáo viên cùng lực lượng chức năng vẫn phải tích cực khẩn trương chuẩn bị mọi điều kiện để bảo đảm cho học sinh khi quay trở lại trường.
Mỗi ngày tổng lượng nước thải công nghiệp thải ra trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trên 29.000m3, tổng lượng nước thải chăn nuôi thải ra trên 80.270m3/ngày/đêm. Trung bình mỗi ngày, nước thải sinh hoạt thải ra trên địa bàn tỉnh khoảng 153.326,44m3. Lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị thải ra mỗi ngày khoảng 450,07 tấn/ngày. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn ở đô thị đạt khoảng 89,35%. Tỷ lệ xử lý, chôn lấp hợp vệ sinh mới đạt 38,43%.
Là tỉnh miền núi, nhiều năm về trước tình trạng chặt phá rừng tràn lan khiến cho diện tích rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai bị thu hẹp. Việc phủ xanh đất trống, đồi núi trọc được địa phương đặc biệt chú trọng; trong đó, mô hình trồng rừng sau đầu tư đã và đang thực sự mang lại hiệu quả. Mô hình này không chỉ mở rộng diện tích che phủ rừng, mà còn mang lại lợi ích, thu nhập cho chính người trồng rừng.
“Nhân rộng màu xanh cho rừng” là Nhóm thiện nguyện của cán bộ, công chức, cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân trên khắp cả nước cùng hành động qua việc trao tặng tận tay những cây giống cho người dân tại tỉnh Điện Biên. Đồng thời, Nhóm còn hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc và thường xuyên tới thăm, động viên người dân kiên trì với công cuộc trồng rừng.