Những căn nhà xây nằm san sát; những công trình phục vụ dân sinh trường, trạm, chợ, nhà sàn truyền thống còn sáng mới; những nụ cười trở lại trên khuôn mặt các mế, các bà xuống chợ… là những gì mà chúng tôi tận mắt thấy được ở bản Sa Ná, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) trong những ngày giáp Tết. Vùng đất mà trước đây không lâu, gần như bị xóa sổ bởi trận lũ quét kinh hoàng…
Đã từ lâu, Cù Lao Chàm thực sự trở thành hòn đảo “nói không với chai nhựa dùng một lần và ống hút nhựa”.
Huyện Na Hang là địa phương có tỷ lệ che phủ rừng lớn nhất tỉnh Tuyên Quang với 79%. Một trong những giải pháp giữ rừng hiệu quả của Na Hang hiện nay là dựa vào chính người dân sở tại, trong đó tạo các nguồn lợi để người dân có thể sống dựa vào rừng.
Tối 10/1, tại Hà Nội, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam đã tổ chức Chương trình “Cây chổi vàng” lần thứ 2 năm 2019 nhằm tôn vinh những người lao động trực tiếp tham gia công việc quét rác, thu gom, vận chuyển và xử lý rác, từ đó tuyên truyền để xã hội quan tâm hơn đến ngành nghề vệ sinh môi trường.
Năm nào cũng vậy, cứ bắt đầu đến mùa khô, đồng bào các DTTS sống ở khu vực miền núi, vùng biên giới tỉnh Nghệ An lại phải đối diện với nỗi lo thiếu nước sản xuất và sinh hoạt. Thực trạng này đã kéo dài nhiều năm, nhưng chính quyền và các cơ quan chuyên ngành vẫn chưa tìm được phương án khả thi để khắc phục.
Đến thời điểm này, tỉnh Lạng Sơn đã có 62/207 xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới (NTM). Việc hoàn thành các tiêu chí trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, đặc biệt là tiêu chí về môi trường đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Qua đó, diện mạo nhiều xã NTM ngày càng đổi thay rõ nét.
Trên các tuyến sông, kênh, rạch tại Bến Tre hiện nay nước mặn xâm nhập sâu, cách cửa sông khoảng từ 60 - 76km, đã trực tiếp uy hiếp hàng nghìn ha hoa màu, cây ăn quả của bà con nông dân.
Nhằm chung tay hưởng ứng phong trào “Chống rác thải nhựa”, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái đã tích cực triển khai nhiều hoạt động cụ thể. Đặc biệt, phong trào đã làm thay đổi ý thức của người dân trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.
Huyện Bảo Yên (Lào Cai) là địa phương được cơ quan chức năng đánh giá đã có nhiều giải pháp thiết thực trong quản lý và bảo vệ rừng, trong đó, có việc áp dụng khoa học, công nghệ vào phục vụ bảo vệ rừng, nhờ đó mà tỷ lệ che phủ rừng đạt cao nhất tỉnh Lào Cai, với 57,2%.
Những năm qua, Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Na Hang (Tuyên Quang) đã làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng, góp phần quan trọng trong việc giữ gìn môi trường sinh thái, phòng chống thiên tai, thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện phát triển.
Trong những năm gần đây, công tác bảo vệ môi trường nói chung, phong trào “Chống rác thải nhựa” nói riêng được triển khai sâu rộng và trở thành hoạt động thường xuyên của nhiều cơ quan, đơn vị, người dân ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Bà Trần Thị Lự, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Thế Lợi, xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi), suốt nhiều năm liền đã vận động giúp đỡ xây nhà cho người nghèo, neo đơn. Bà còn là người phát động phong trào bảo vệ môi trường trên địa bàn thôn Thế Lợi.
Sau 10 năm, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM), tỉnh Lai Châu đã có 29/96 xã đạt chuẩn NTM. Tuy nhiên, môi trường được đánh giá là tiêu chí khó đạt nhất, khó giữ vững ngay cả ở những xã đã đạt chuẩn.
Thời gian qua, bên cạnh công tác tuần tra bảo vệ rừng, ngành Lâm nghiệp tỉnh Bình Định đã phối hợp với chính quyền các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân hiểu việc bảo vệ rừng là bảo vệ sự sống, bảo vệ ngôi nhà của mình. Nhờ đó, những cánh rừng ở Bình Định vẫn giữ được màu xanh ngút ngàn.
Phong trào “Chống rác thải nhựa” do Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) phát động, đã mang lại những kết quả thiết thực tại nhiều xã, huyện, thị trấn trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Đặc biệt đi đầu là Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh, huyện, xã, với những mô hình, Câu lạc bộ (CLB) chống rác thải nhựa.
Trong những năm gần đây, trên địa bàn huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) không để xảy ra cháy rừng lớn, tình trạng chặt phá rừng phòng hộ cũng dần được đẩy lùi. Từ đó đã phát huy được tác dụng phòng hộ, cải thiện môi trường sinh thái và góp phần mang lại nguồn thu nhập cho người dân.
Những năm qua, chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt đã góp phần ổn định đời sống của người dân vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN). Nhưng biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày càng phức tạp đang đe dọa đến an ninh nguồn nước, đồng thời cũng tạo áp lực mới đối với chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS.
Thực hiện chuyển đổi cơ cấu công nghiệp theo hướng từ “nâu” sang “xanh”, năm 2019, tỉnh Quảng Ninh đã tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng rừng, gắn môi trường rừng với du lịch sinh thái. Nhờ vậy, nhiều hộ người DTTS được giải quyết việc làm, phát triển kinh tế du lịch theo hướng xanh, sạch, bền vững.
Với quan niệm núi rừng là linh hồn của vạn vật, bảo vệ, che chở cho con người tồn tại và phát triển, là nơi trú ngụ của các đấng siêu nhiên, hằng năm, đồng bào Lự vẫn duy trì Lễ cúng rừng để mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, bản làng yên bình, đời sống người dân ấm no, qua đó, khẳng định sự hòa hợp của cộng đồng với thiên nhiên.
Triển khai các mô hình thí điểm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) an toàn, tổ chức thu gom bao gói thuốc BVTV đúng nơi quy định, hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả… là cách mà tỉnh Sơn La đang triển khai hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng nông sản và bảo vệ môi trường.