Từ nay đến cuối năm, thời tiết tiếp tục diễn biến bất thường, nhiều hiện tượng thiên tại cực đoan sẽ xuất hiện. Để phòng, chống thiên tai (PCTT), việc đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức và hành động cho mọi tầng lớp Nhân dân phải được quan tâm thực hiện.
Là địa phương có diện tích rừng phòng hộ lớn nhất của tỉnh Thừa Thiên - Huế với 23,5 ngàn ha, những năm qua, huyện A Lưới đã thực hiện tốt việc chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR). Nhờ đó, rừng ở A Lưới được bảo vệ an toàn, người dân có việc làm, có thu nhập mới.
Thiên tai ngày càng diễn biến bất thường, với nhiều loại hình khác nhau. Để chủ động ứng phó với tình trạng này, việc đẩy mạnh hơn nữa vai trò của cộng đồng trong phòng, chống thiên tai cần được coi trọng.
Thuốc diệt cỏ (thuốc cỏ cháy) là loại thuốc cực độc nằm trong danh mục cấm lưu hành và sử dụng ở nước ta. Tuy nhiên, để giảm chi phí công làm cỏ cho lúa và các loại cây trồng khác, nhiều người dân ở Thừa Thiên - Huế đã tìm mua và sử dụng loại thuốc này.
Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Sơn La, nắng nóng kéo dài khiến mực nước tại các sông, suối và hồ chứa xuống thấp, dẫn đến nguy cơ hàng trăm ha cây trồng nông nghiệp có nguy cơ thiệt hại. Để bảo đảm nước tưới tiêu, sinh hoạt cho người dân, tỉnh Sơn La đã thực hiện nhiều giải pháp như: chuyển đổi cơ cấu cây trồng, duy tu, bảo dưỡng kênh mương, công trình thủy lợi; tuyên truyền người dân sử dụng tiết kiệm nước…
Chỉ trong vòng 3 ngày (từ ngày 22 - 23/4) mưa đá kèm dông lốc tại một số tỉnh miền núi phía Bắc như Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Yên Bái… đã có hơn 10.000 căn nhà bị hư hỏng hoàn toàn. Trong đó, hơn 95% mái nhà được lợp bằng Fibro xi măng, (loại vật liệu được sản xuất từ nguyên liệu có amiăng trắng) đã được nhiều nước ngừng sản xuất do không bảo đảm an toàn, thậm chí nguy hại cho sức khỏe.
Trong những năm qua, Hội Phụ nữ ở nhiều địa phương miền núi phía Bắc đã tích cực tham gia vận động hội viên thực hiện các mô hình sáng tạo về vệ sinh môi trường. Nổi bật là mô hình “nhà sạch vườn đẹp” đang có sức lan tỏa, giúp cải thiện môi trường sống của người dân.
Thay vì đựng thức ăn trong túi nylon khi đi chợ, giờ đây chị em phụ nữ huyện Quang Bình (Hà Giang) đã tạo cho mình một thói quen dùng quẩy tấu đi chợ để hạn chế việc xả rác thải túi nylon, đồ nhựa ra môi trường. Việc làm này đang nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ chị em hội viên, đồng thời có ý nghĩa lớn đến cộng đồng.
Là quốc gia nông nghiệp, Việt Nam có nguồn nguyên liệu sinh khối ước tính hơn 150 triệu tấn/năm. Tận dụng lượng sinh khối khổng lồ này không chỉ giúp bảo vệ sức khoẻ con người, môi trường khỏi nguồn ô nhiễm lớn mà còn mở ra con đường phát triển sản xuất năng lượng điện sạch.
Ngày 3/5, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết, trên tuyến đê biển Tây đi qua địa bàn xã Khánh Tiến, huyện U Minh vừa xảy ra sự cố sụt lún mặt đê với chiều dài 1.670m. Cụ thể, một điểm sụt lún tại địa bàn ấp 7 dài 1.010m, hai điểm trên địa bàn ấp 8 dài 560m và 100m.
Theo đánh giá của các Trung tâm khí tượng thủy văn, tại Ninh Thuận tình hình khô hạn đã lan rộng, kéo dài, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân. Vì vậy, các giải pháp ứng phó nếu không được triển khai khẩn trương, có hiệu quả thì hoa màu, vật nuôi sẽ bị suy kiệt, kinh tế tụt giảm mạnh, tình trạng thiếu lương thực đe dọa đến chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn toàn tỉnh.
Nhiều tháng qua, mấy trăm hộ dân ở xã Cam Thịnh Đông, TP. Cam Ranh (Khánh Hòa) chịu không thấu với chất thải từ Công ty TNHH Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Cam Ranh. Vật nuôi đua nhau chết, người ngã bệnh và nhiều bất ổn về sức khỏe. Để giải quyết vấn nạn này, nhiều người mang đơn đi cầu cứu các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được các cấp chính quyền tỉnh Khánh Hòa xử lý.
Năm 2020, hạn kéo dài cùng với nắng nóng gay gắt đã khiến cuộc sống của hàng ngàn hộ dân ở Ninh Thuận bị đảo lộn, hàng ngàn ha hoa màu mất trắng, đàn gia súc suy kiệt, người dân lâm vào cảnh điêu đứng, cần có giải pháp hỗ trợ.
Những năm qua, tỉnh Phú Yên đã đầu tư nhiều công trình cấp nước phân tán, xây dựng nhiều giếng đào, giếng khoan... ở khu vực miền núi và ven biển; nhưng hiện tại, một số công trình đã xuống cấp, hư hỏng, không có kinh phí sửa chữa. Để bảo đảm cấp nước sinh hoạt lâu dài cho người dân, tỉnh đã có đề án kêu gọi đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước tập trung với hình thức xã hội hóa, bước đầu đã có tín hiệu tích cực...
Thông tin từ Ban Quản lý rừng phòng hộ ven biển huyện Thuận Nam (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận) cho biết: Một quần thể voọc chà vá chân đen quý hiếm với số lượng hơn 200 con, vừa được phát hiện tại khu rừng ven biển thuộc huyện Thuận Nam (Ninh Thuận).
Là tỉnh giáp biển, Kiên Giang phải xây dựng nhiều công trình thuỷ lợi kiểm soát nước, ngăn mặn xâm nhập vào các tuyến kênh dân sinh. Tuy nhiên, bên cạnh giúp điều tiết nước vào mùa hạn thì các công trình ngăn mặn đang gây ô nhiễm môi trường, chưa có giải pháp xử lý.
Từ nhiều năm nay, một cơ sở chế biến mắm tôm ở thôn Đại Tài, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang (Hưng Yên) gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của người dân. Nhưng UBND xã lại cho rằng, không có thẩm quyền để kiểm tra!.
Trong vòng chưa đầy 1 năm qua, nhiều tàu khai thác cát trái phép trên sông Krông Nô bị các lực lượng chức năng tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nông bắt giữ. Tuy nhiên, sau khi bàn giao về cho địa phương, những phương tiện vi phạm nhanh chóng được trao lại cho chủ phương tiện.
Là vùng sông nước mênh mông nhưng hiện Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang thiếu nước ngọt trên diện rộng. Thiếu nước sinh hoạt và sản xuất, cùng với đó là việc phòng, chống dịch bệnh Covid-19 không thể lơ là… khiến cho cuộc sống của khoảng 200 nghìn hộ ở khu vực này bị đảo lộn.
Khánh Sơn là huyện miền núi của tỉnh Khánh Hòa, địa hình đồi núi có độ dốc cao nên mùa khô thường thiếu nước trầm trọng. Năm nay, tuy mới bước vào đầu mùa khô hạn, nhưng nhiều công trình cấp nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Khánh Sơn đã“hụt hơi”; nỗi lo thiếu nước sinh hoạt, sản xuất đang hiển hiện trước mắt. Bên cạnh đó, Khánh Sơn còn phải đối mặt với nguy cơ cháy rừng cao.