Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phòng chống thiên tai: Không để “nước đến chân mới nhảy”

Hoàng Thanh - 14:14, 04/09/2020

Thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp, với những loại hình và hiện tượng cực đoan, nhất là lũ quét, lũ ống và sạt lở đất gây thiệt hại nặng nề về tính mạng và tài sản của Nhân dân. Để phòng, chống thiên tai (PCTT), chính quyền các cấp cũng như người dân phải thực sự chủ động, không để “nước đến chân mới nhảy”.

Nhà ở và các công trình hạ tầng ven suối, dưới chân núi làm thay đổi dòng chảy, gia tăng lũ quét, sạt lở đất
Nhà ở và các công trình hạ tầng ven suối, dưới chân núi làm thay đổi dòng chảy, gia tăng lũ quét, sạt lở đất

Gần 3 năm trước (rạng sáng ngày 12/10/2018), sau nhiều ngày mưa lớn, một nửa ngọn núi ở xóm Khanh, xã Phú Cường, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) đã đổ ụp xuống. Vụ sạt lở đất đã vùi lấp 18 người, đến nay vẫn chưa tìm thấy hết thi thể.

Sau thảm họa, nguyên nhân đã được mổ xẻ, trong đó có một phần do sự chủ quan của chính quyền địa phương. Chính Chủ tịch UBND xã Phú Cường, ông Bùi Văn Khải lúc đó đã thừa nhận, sau những ngày mưa lớn kéo dài, xã mới chỉ chú ý vận động người dân di chuyển lên địa bàn cao hơn để tránh nước lũ chứ chưa tính đến phương án núi lở. 

Ngay cả cơ quan khí tượng thủy văn cũng đã dự báo chưa chính xác để giúp người dân, chính quyền địa phương chủ động phòng tránh. Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT ngày 13/10/2018 ngay sau thảm họa ở xóm Khanh, ông Nguyễn Văn Hải, Cục Ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai đã dẫn chứng: Bản tin lúc 15h15 ngày 10/10 của Trung tâm Dự báo Khí tượng – Thủy văn quốc gia dự báo lưu lượng nước về hồ Hòa Bình lần lượt là 3.800m3/s và 2.900m3/s; tuy nhiên, thực tế lưu lượng nước về hồ là 9.300m3/s và 11.200m3/s.

Thảm họa cũng một phần do sự chủ quan của người dân. Không khó để nhận thấy những thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất đều xảy ra ở những địa bàn mà người dân sinh sống, dựng nhà, xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ sinh hoạt cũng như sản xuất ở dọc ven sông, suối, ngay dưới chân núi. Điều này làm thay đổi, tắc nghẽn dòng chảy, gia tăng lũ quét, sạt lở đất. Có thể người dân không nắm được, nhưng trách nhiệm của địa phương cần cảnh báo.

“Nước đến chân mới nhảy” nên nguy cơ thiệt hại do thiên tai được dự báo sẽ ngày càng gia tăng khi mà diễn biến thiên tai ngày càng phức tạp. Tính trong 8 tháng đầu năm 2020, theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT, cả nước đã xảy ra 16 loại hình thiên tai. Đặc biệt là mưa lớn, dông lốc sét, mưa đá, động đất có xu hướng gia tăng, gây thiệt hại lớn về người và tài sản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của Nhân dân, tác động không nhỏ đến sự tăng trưởng, ổn định kinh tế, xã hội của đất nước. Thiên tai đã làm 78 người chết, mất tích; 2.109 nhà bị sập, 62.805 nhà bị hư hại, tốc mái; 4.601 nhà bị ngập; 121.852ha lúa, hoa màu bị ảnh hưởng; thiệt hại khoảng 5.000 tỷ đồng.

Để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhiều lần chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương không được lơ là, chủ quan. Tại Hội nghị toàn quốc về công tác PCTT và tìm kiếm cứu nạn năm 2020 theo hình thức trực tuyến đến cấp huyện tổ chức ngày 15/5/2020, người đứng đầu Chính phủ đã yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương phải chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch PCTT, bảo đảm an toàn, tránh tình trạng “nước đến chân rồi mới nhảy là không kịp”.

Yêu cầu này tiếp tục được Thủ tướng Chính phủ nhắc lại tại cuộc làm việc với một số bộ, ngành bàn về tình hình thiên tai và giải pháp cấp bách PCTT được tổ chức chiều 1/9. Thủ tướng chỉ rõ, muốn PCTT có hiệu quả thì phải phát huy vai trò cơ sở là chính; dự báo chính xác, kịp thời, chủ động là rất quan trọng. Các địa phương phải tổng kiểm tra các khu vực nguy hiểm, nhất là các khu vực có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, ảnh hưởng trực tiếp đến dân cư; rà soát phương án sơ tán dân cư khi bão lũ để bảo đảm an toàn, PCTT cũng như phòng chống dịch bệnh.

Theo dự báo, từ nay đến cuối năm khả năng có từ 4 - 5 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta, bão tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và phía Nam; mưa lớn tập trung và kéo dài ở khu vực Trung Bộ; lũ quét và sạt lở đất xảy ra nghiêm trọng ở khu vực miền núi.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Người có uy tín ở huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) khẳng định vai trò trong cộng đồng xã hội: Đi đầu trong phát triển kinh tế (Bài 2)

Người có uy tín ở huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) khẳng định vai trò trong cộng đồng xã hội: Đi đầu trong phát triển kinh tế (Bài 2)

Công tác Dân tộc - PV - 6 giờ trước
Với tinh thần cần cù, sáng tạo và giàu kinh nghiệm trong cuộc sống, mong muốn cống hiến cho gia đình và xã hội, nhiều Người có uy tín huyện Văn Lãng là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, động viên con, cháu, vận động nhân dân trong thôn, bản tích cực phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xoá bỏ những tập quán canh tác lạc hậu, tạo ra những mô hình điển hình, góp phần thúc đẩy phong trào xoá đói giảm nghèo ở địa phương.
Hiệu quả từ chính sách phát triển dân tộc Brâu ở làng Đăk Mế: Phát huy bản sắc văn hóa để phát triển du lich cộng đồng (Bài 3)

Hiệu quả từ chính sách phát triển dân tộc Brâu ở làng Đăk Mế: Phát huy bản sắc văn hóa để phát triển du lich cộng đồng (Bài 3)

Sự quan tâm hỗ trợ đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với các dân tộc thuộc nhóm dân tộc ít người, trong đó có cộng đồng dân tộc Brâu, không chỉ là những chính sách tạo dựng, đáp ứng các điều kiện về phúc lợi, dân sinh để đồng bào phát triển toàn diện trên lĩnh vực đời sống vật chất, đồng bào Brâu còn được đầu tư, hỗ trợ giữ gìn giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa, như phong tục tập quán, lễ hội, trang phục truyền thống, nhạc cụ dân tộc…nhằm nâng cao đời sống tinh thần.
Điểm sáng giảm nghèo của cả nước

Điểm sáng giảm nghèo của cả nước

Media - BDT - 11 giờ trước
Xã Đại Dực là xã thuộc diện xa và khó khăn nhất của huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh với gần 100% dân số là dân tộc thiểu số. Từng là địa bàn đặc biệt khó khăn với tỷ lệ hộ nghèo cao thì nay xã Đại Dực đang đổi thay từng ngày. Dễ nhận thấy nhất là kết cấu hạ tầng ở xã miền núi này trong khoảng 5 năm trở lại đây nhờ nguồn lực từ các chương trình của trung ương cũng như của tỉnh Quảng Ninh ở xã Đại Dực nhiều công trình hạ tầng thiết yếu đã được đầu tư và hoàn thiện.
Đồng bào Chứt ở Quảng Bình

Đồng bào Chứt ở Quảng Bình "không ở lại phía sau": Vươn lên làm giàu, nuôi con thành tài (Bài 3)

Cùng với sự phát triển của đất nước, hàng chục năm nay, các xã vùng đồng bào Chứt sinh sống ở Quảng Bình cũng được Nhà nước đầu tư nhiều nguồn lực nhằm phát triển toàn diện, nhờ đó đến nay đã có đường ô tô đến trung tâm xã. Điện lưới quốc gia; sóng điện thoại, mạng internet… cũng đã “về bản” để phục vụ ngày càng tốt hơn cho việc sinh hoạt, sản xuất của đồng bào. Đáng phấn khởi, trong những bản làng, xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương đồng bào Chứt vươn lên làm giàu, nuôi con ăn học thành tài.
Khai thác sản phẩm du lịch mới ở Quảng Bình: Đánh thức tiềm năng vùng đồng bào DTTS

Khai thác sản phẩm du lịch mới ở Quảng Bình: Đánh thức tiềm năng vùng đồng bào DTTS

Tính đến nay, Quảng Bình đã phê duyệt 34 đề án, cho phép khai thác thử nghiệm một số sản phẩm, điểm du lịch mới trên địa bàn. Phát triển du lịch cộng đồng gắn với nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS được các địa phương ở tỉnh Quảng Bình quan tâm đầu tư để thu hút du khách, đặc biệt là một số mô hình du lịch cộng đồng thích ứng với biến đổi khí hậu.
Công dụng “thần kỳ” của mỡ lợn đối với sức khỏe con người

Công dụng “thần kỳ” của mỡ lợn đối với sức khỏe con người

Mỡ lợn là phần thịt mỡ của con lợn, được sử dụng theo cách rán lên để lấy mỡ hoặc để nguyên trên miếng thịt rồi chế biến. Trước đây người tiêu dùng không phân biệt dầu ăn hay mỡ lợn, nhiều quan niệm cho rằng ăn mỡ lợn không tốt và chuyển sang dùng dầu thực vật hoàn toàn, điều này là không đúng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng việc sử dụng mỡ đúng cách sẽ mang lại lợi ích rất tốt cho sức khỏe.
Bắc Ninh: Nâng cao chất lượng quản lý nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Bắc Ninh: Nâng cao chất lượng quản lý nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Trang địa phương - Xuân Hải - 15 giờ trước
Trong những năm qua, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn (VSMTNT) tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc triển khai các chương trình, dự án, đề án về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Nhờ đó, tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 100%, chất lượng cuộc sống, sức khỏe và môi trường của người dân được nâng cao.
Sửa đổi, bổ sung điều kiện công nhận, chế độ chính sách cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Sửa đổi, bổ sung điều kiện công nhận, chế độ chính sách cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Người có uy tín với cộng đồng - Nguyệt Anh - 15 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định 28/2023/QĐ-TTg ngày 23/11/2023 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 12/2023/QĐ-TTg ngày 6/3/2018 về tiêu chí lựa chọn, công nhận Người có uy tín và chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS.
Tây Giang (Quảng Nam): Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS từ cây dược liệu

Tây Giang (Quảng Nam): Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS từ cây dược liệu

Theo Chương trình MTQG 1719, giai đoạn I từ năm 2021-2025 sẽ đầu tư hỗ trợ phát triển dược liệu quý được triển khai thí điểm theo hình thức liên kết chuỗi giá trị tại 22 huyện của 21 tỉnh. Tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, mô hình trồng cây dược liệu đã góp phần quan trọng trong việc tạo sinh kế bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS.
Bình Định: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống

Bình Định: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống

Tỉnh Bình Định có 3 dân tộc thiếu số chủ yếu gồm: Ba Na, Chăm, H’rê sinh sống ở 6 huyện miền núi. Trong thời gian qua, Bình Định đã triển khai Dự án 6 của Chương trình MTQG 1719 ở một số địa phương, nhưng để thực sự hiệu quả, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế cho đồng bào DTTS thì cần triển khai đồng bộ các chính sách trong thời gian tới.
Hòa Bình: Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phát triển vùng DTTS, miền núi

Hòa Bình: Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phát triển vùng DTTS, miền núi

Công tác Dân tộc - Ánh Hà Hương - 15 giờ trước
Nhiều năm qua, các chương trình, dự án, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đã tập trung các nguồn lực đầu tư toàn diện cho vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, nhờ đó đã tạo ra diện mạo mới cho vùng cao, miền núi của tỉnh. Đặc biệt, từ năm 2021 đến nay, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021- 2030 (Chương trình MTQG 1719) đang được triển khai trên địa bàn tỉnh đã mang đến “luồng gió mới” để vùng đồng bào DTTS chuyển mình đổi thay toàn diện.