Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhận giao khoán rừng-Lợi ích thấy rõ

Nghĩa Hiệp - 15:55, 01/03/2021

Phát triển rừng bền vững, tăng tỷ lệ che phủ rừng, đẩy mạnh liên kết trong sản xuất lâm nghiệp, chế biến, nâng cao thu nhập cho người dân và còn nhiều lợi ích khác, là những kết quả tích cực từ việc giao, nhận khoán rừng cho người dân những năm trở lại đây tại tỉnh Tuyên Quang.

Người dân trồng rừng tại Tuyên Quang thường xuyên kiểm tra chất lượng, chăm sóc rừng
Người dân trồng rừng tại Tuyên Quang thường xuyên kiểm tra chất lượng, chăm sóc rừng

Nhiều "tỷ phú" từ rừng

Đặt ra mục tiêu thực hiện các chính sách về quản lý phát triển rừng của Chính phủ, tỉnh Tuyên Quang đã ban hành nhiều nghị quyết, quyết định thực hiện bảo vệ, phát triển rừng đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Trong đó, tỉnh chú trọng phát triển lâm nghiệp phải bảo đảm cả lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường sinh thái; trồng rừng, bảo vệ rừng đi đôi với khai thác, chế biến sản phẩm từ rừng, tạo sản phẩm hàng hóa, tăng thu nhập cho người lao động.

Ông Bàn Văn Dưỡng, dân tộc Dao, Trưởng thôn Cây Thông, xã Hùng Đức, Hàm Yên, Tuyên Quang chia sẻ: “Tôi đã trồng rừng được gần 30 năm nay, ngày trước rừng có giá trị thấp, phải trồng xen lẫn sắn, ngô để lấy nguồn lương thực kiếm thêm thu nhập và chăn nuôi cho gia đình, chủ yếu là lấy ngắn nuôi dài. 10 năm trở lại đây, giá trị rừng tăng mạnh, thành quả bao năm vun trồng có được những trái ngọt nên tôi tập trung hẳn sang trồng rừng”.

Đến nay, đã có khoảng 40 hộ dân người dân tộc Dao trong thôn Cây Thông cũng đã học theo ông để nhận giao, khoán rừng. Có khi hết đất họ chủ động liên kết với Công ty lâm nghiệp trên địa bàn đầu tư trồng rừng để chia lợi nhuận. Tổng diện tích rừng người dân tại thôn nhận trồng lên đến hơn 80ha.

Cũng giống những người dân tại thôn Cây Thông, nhiều hộ dân tại huyện Hàm Yên, Sơn Dương, cũng đã quan tâm đến nghề trồng rừng. Điển hình như, ông Trần Ngọc Thái, thôn Đồng Tậu, xã Lương Thiện (Sơn Dương) đã trở thành “tỷ phú rừng”. 

Ông Thái kể: “Tôi chủ động liên doanh với Công ty TNHH Lâm nghiệp Sơn Dương nhận trồng 30 ha rừng. Hơn chục năm chăm sóc, rừng cho khai thác, gia đình tôi thu lãi gần 1,5 tỷ đồng, tôi chưa từng nghĩ có được số tiền này trong đời”.

Đẩy mạnh liên kết, thu hút đầu tư 

Cùng với việc mở rộng diện tích và nâng cao chất lượng gỗ rừng trồng, tỉnh Tuyên Quang đã cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thu hút các tập đoàn, doanh nghiệp đầu tư các dự án vào lĩnh vực chế biến lâm sản, góp phần ổn định đầu ra cho sản phẩm gỗ rừng trồng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Nhờ đó, đã có nhiều tập đoàn lớn đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh, mang lại thu nhập lớn cho người dân.

Như Công ty cổ phần Woodsland Tuyên Quang, đã đầu tư 4 nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu theo đơn đặt hàng của Mỹ và các nước châu Âu, tạo việc làm cho trên 2.200 lao động địa phương. Bà Đỗ Thị Bạch Tuyết, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty chia sẻ: Chất lượng rừng trồng tại tỉnh Tuyên Quang luôn được bảo đảm nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất giống, tiếp cận hiệu quả quản lý rừng theo tiêu chuẩn FSC. Công ty luôn nhận được sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và của tỉnh trong phát triển nguồn nguyên liệu, điều này giúp công ty và người lao động thực sự yên tâm lao động sản xuất, đóng góp tích cực vào sự phát triển của quê hương, đất nước. Trong thời gian tới, công ty tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất thêm 30 ha để xây dựng các nhà máy, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.

Các công ty chế biến gỗ nhận nhiều đơn hàng sản xuất trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài, nâng cao thu nhập cho người lao động.
Các công ty chế biến gỗ nhận nhiều đơn hàng sản xuất trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài, nâng cao thu nhập cho người lao động.

Không chỉ có được nhiều lợi ích từ việc nhận giao, khoán rừng, người dân tỉnh Tuyên Quang đang có những thu nhập ổn định từ việc tham gia vào quá trình sản xuất lâm nghiệp. Bình quân mỗi công nhân tại các nhà máy có thu nhập từ 8-10 triệu đồng/tháng. Nhờ đó, cuộc sống người dân ngày càng được nâng cao, cải thiện, giảm tỷ lệ hộ nghèo, hướng tới xây dựng nên lâm nghiệp vững mạnh trên toàn địa bàn tỉnh.

Theo số liệu của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, toàn tỉnh Tuyên Quang có diện tích đất lâm nghiệp chiếm 76% diện tích tự nhiên. Diện tích rừng hiện có trên 415.000 ha, trong đó có trên 182.000ha rừng trồng sản xuất, chiếm 12,27% toàn vùng Trung du miền núi phía Bắc. Hàng năm, Tuyên Quang thực hiện trồng mới trên 10.000 ha rừng sản xuất, có trên 1.000 ha rừng trồng bằng giống cây chất lượng cao.

Tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh Tuyên Quang đạt 65%, đứng tốp 3 tỉnh có độ che phủ của rừng lớn nhất cả nước. Điều này, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế được nhiều loại hình thiên tai do tác động do biến đổi khí hậu. Và cũng với vốn rừng này, Tuyên Quang đã và đang tạo ra lợi thế lớn để thu hút đầu tư trong các lĩnh vực công nghiệp chế biến gỗ, phát triển du lịch sinh thái, ngành nghề thủ công mỹ nghệ...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đăng đàn trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực công tác dân tộc

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đăng đàn trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực công tác dân tộc

Chiều 6/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV tiến hành chất vấn nhóm vấn đề thứ hai, thuộc lĩnh vực công tác dân tộc. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trực tiếp điều hành Phiên chất vấn.
Trả lời chất vấn trước Quốc hội của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đã làm sáng tỏ nhiều khúc mắc trong lòng dân

Trả lời chất vấn trước Quốc hội của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đã làm sáng tỏ nhiều khúc mắc trong lòng dân

Sự kiện - Bình luận - Nhóm PV - 4 phút trước
Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách phát triển vùng dân tộc thiểu số (DTTS). Qua đó, đã góp phần làm thay đổi diện mạo thôn, làng và đặc biệt là đời sống của đồng bào DTTS đã không ngừng được cải thiện và nâng cao.
Tăng cường thu hút nguồn lực hỗ trợ đầu tư phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Tăng cường thu hút nguồn lực hỗ trợ đầu tư phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Sự kiện - Bình luận - Hương Trà - 13 phút trước
Báo cáo trước Quốc hội và cử tri cả nước tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết: Thời gian qua, Ủy ban Dân tộc đã hoàn thiện thể chế, các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719. Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, UBDT và các bộ, ngành đã hoàn thành khối lượng công việc khá lớn. Tuy nhiên, vẫn còn một số văn bản ban hành còn chậm; một số quy định, hướng dẫn thiếu đồng bộ, chưa rõ ảnh hưởng đến tiến độ triển khai so với dự kiến kế hoạch.
Ủy ban Dân tộc đã thể hiện vai trò thúc đẩy thực hiện Chương trình MTQG 1719

Ủy ban Dân tộc đã thể hiện vai trò thúc đẩy thực hiện Chương trình MTQG 1719

Sự kiện - Bình luận - Thanh Huyền - 18 phút trước
Báo cáo trước Quốc hội và cử tri cả nước, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết: Thời gian qua, Ủy ban Dân tộc đã hoàn thiện thể chế, các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS, miền núi ( gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban Dân tộc và các bộ, ngành đã hoàn thành khối lượng công việc khá lớn. Tuy nhiên, vẫn còn một số văn bản ban hành còn chậm; một số quy định, hướng dẫn thiếu đồng bộ, chưa rõ ảnh hưởng đến tiến độ triển khai so với dự kiến kế hoạch.
Các chính sách dân tộc đã thúc đẩy phát triển vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS

Các chính sách dân tộc đã thúc đẩy phát triển vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS

Thời sự - Trọng bảo - 25 phút trước
Chiều ngày 6/6, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh đã trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV xung quanh các vấn đề về công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Các nội dung mà đại biểu Quốc hội nêu ra cũng như phần trả lời của Bộ trưởng đã đáp ứng niềm mong mỏi của cử tri cả nước.
Tổ chức truyền dạy và thực hành Hát Xoan

Tổ chức truyền dạy và thực hành Hát Xoan

Sắc màu 54 - PV - 30 phút trước
Trong tháng 6/2023, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức các lớp truyền dạy và thực hành Hát Xoan Phú Thọ dành cho đối tượng là những nghệ nhân kế cận của 4 Phường Xoan gốc: Phù Đức; Kim Đái; Thét và An Thái; thành viên của 33 CLB hát Xoan và dân ca Phú Thọ; những người có năng khiếu, yêu thích hát Xoan tại xã Kim Đức và Phượng Lâu - Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Nóng tình trạng tranh chấp nguồn nước do hạn hán kéo dài

Nóng tình trạng tranh chấp nguồn nước do hạn hán kéo dài

Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Lào Cai không có mưa khiến cho mực nước tại các sông suối, ao hồ cạn kiệt. Khan hiếm nguồn nước dẫn đến việc liên tiếp xảy ra các vụ mâu thuẫn, tranh chấp nguồn nước giữa người dân với người dân, giữa người dân với công ty cấp nước…
Tuần lễ sách của người làm báo

Tuần lễ sách của người làm báo

Sắc màu 54 - PV - 32 phút trước
Một tuần lễ sách dành riêng cho những người làm báo ở Việt Nam được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh với nhiều hoạt động thú vị. Chương trình sẽ diễn ra từ ngày 17/6 đến ngày 22/6 tại Đường sách TP. Hồ Chí Minh.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh: Trăn trở nhất là nhận thức của người dân về lĩnh vực công tác dân tộc

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh: Trăn trở nhất là nhận thức của người dân về lĩnh vực công tác dân tộc

Sự kiện - Bình luận - Hương Trà - 33 phút trước
Trả lời câu hỏi của đại biểu Quốc hội trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV về trăn trở của tư lệnh ngành đối với lĩnh vực công tác dân tộc, với vai trò là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc, vấn đề Bộ trưởng, Chủ nhiệm trăn trở nhất là nhận thức của người dân về lĩnh vực công tác dân tộc.BÀI NÀY CẦN BIÊN TẬP LẠI .
Đại biểu Quốc hội, cử tri, đánh giá cao phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh

Đại biểu Quốc hội, cử tri, đánh giá cao phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh

Thời sự - Mạnh Cường và Nhóm PV - 38 phút trước
Chiều 6/6, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trả lời chất vấn trước Quốc hội. Trọng tâm nội dung chất vấn xoay quanh nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực công tác dân tộc. Với phần trả lời chất vấn tự tin, hiểu sâu, nắm chắc từng vấn đề, Bộ trưởng, Chủ nhiệm đã giải đáp thấu đáo hàng loạt câu hỏi của các đại biểu Quốc hội đối với lĩnh vực công tác dân tộc.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh: Đầu tư vào khu vực khó khăn nhất theo tiêu chí phân định theo trình độ phát triển

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh: Đầu tư vào khu vực khó khăn nhất theo tiêu chí phân định theo trình độ phát triển

Sự kiện - Bình luận - Thanh Huyền - 20:18, 06/06/2023
Trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết: Về khó khăn, vướng mắc trong phân định vùng đồng bào DTTS, việc phân định này được thực hiện qua 2 giai đoạn, giai đoạn 1 thực hiện theo Nghị quyết số 22 của Bộ Chính trị, lúc đó thực hiện phân định theo miền núi, vùng cao. Giai đoạn 2, thực hiện phân định theo trình độ phát triển, xác định các thôn, xã đặc biệt khó khăn để làm địa bàn đầu tư tập trung trọng tâm trọng điểm.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh: Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để giảm nghèo

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh: Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để giảm nghèo

Sự kiện - Bình luận - Hương Trà - 20:13, 06/06/2023
Trả lời ý kiến của đại biểu Quốc hội về việc nhiều hộ gia đình ở vùng nghèo không muốn thoát nghèo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết, qua nghiên cứu tài liệu của các bộ ngành, các địa phương liên quan và khảo sát thực tế, hiện tượng này là có thật, xuất phát từ nhiều yếu tố. Tuy đã thoát nghèo, nhưng thực tế đời sống vẫn rất khó khăn, người dân thoát nghèo có thu nhập cải thiện không nhiều, trong khi không tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ chính sách.