Theo ông Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế, ngày 9/4, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã có quyết định cho phép thăm dò, khai quật khảo cổ tại Di tích Tháp đôi Liễu Cốc thôn Bàu Tháp, phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Di sản văn hóa là tài sản chung của quốc gia. Để bảo vệ, phát huy giá trị các di sản văn hóa của dân tộc, thì các bộ ngành, địa phương cần phải “bắt tay” nhau, tránh tình trạng “cha chung không ai khóc”.
Người Chăm theo chế độ mẫu hệ, đồng bào nhận diện nhau không chỉ bằng sợi dây huyết thống mà còn dựa vào yếu tố cùng chung nguồn gốc dòng tộc. Mỗi dòng tộc của người Chăm có một nhà Kut giống như nghĩa trang. Những thành viên trong cùng một dòng tộc không được quan hệ hôn nhân với nhau, cho dù đã trải qua nhiều thế hệ. Người Chăm khi chết sẽ làm lễ hoả táng, sau đó, họ chỉ giữ lại 9 miếng xương vùng trán được cắt nhỏ bằng hình đồng xu để làm lễ nhập Kut. Đó là nét đặc trưng cơ bản trong sinh hoạt tín ngưỡng của cộng đồng Chăm Bàlamôn giáo.
Chuẩn bị cho Lễ Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa xuất bản cuốn sách "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam", do Giáo sư, Tiến sỹ Tạ Ngọc Tấn và Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Trọng Lâm đồng chủ biên.
Thông tin từ Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế chho biết, loạt cổ vật liên quan đến vua và hoàng tộc nhà Nguyễn (1902-1945) như Kiếm báu của vua Hàm Nghi, kim bài và ngọc khánh của vua Khải Định, ngọc bội của hoàng hậu Nam Phương sẽ được đấu giá ở Pháp vào ngày 26/4.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Bùi Đình Long vừa ký quyết định đồng ý chủ trương tu bổ, tôn tạo khẩn cấp di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh Tháp Xốp Lợt, xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn.
Là người dân tộc Bru-Vân kiều, ông Hồ Văn Lý (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị), đã có nhiều cách để lưu giữ nét đẹp văn hóa của dân tộc mình. Từ Làn điệu dân ca, đến cách chơi các loại nhạc cụ truyền thống đều được ông tận tâm truyền dạy cho người trẻ với mong muốn giữ những âm điệu tà oải, xà nớt, Ta lư...vang mãi trên đỉnh Trường Sơn.
Hưởng ứng Chương trình giáo dục di sản cho học sinh do Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận triển khai thực hiện, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận tổ chức Hội thi sáng tác tranh chủ đề “Bảo tồn di sản văn hóa địa phương” năm 2024.
Theo thống kê của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, nước ta hiện có hơn 8.000 lễ hội lớn nhỏ; trong đó có hơn 88% là lễ hội dân gian, 6% lễ hội tôn giáo, 4% lễ hội lịch sử, 0,12% lễ hội du nhập từ nước ngoài và các lễ hội khác chiếm khoảng 0,5%. Đặc biệt trong mùa Xuân nói chung, tháng 2 Âm lịch nói riêng, nhiều địa phương trong cả nước nô nức tổ chức lễ hội nhằm cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, Nhân dân an lành, no ấm, hạnh phúc.
Ngày 17/3, UBND huyện Như Thanh (tỉnh Thanh Hoá) đã long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công nhận Lễ hội “Sết Boóc Mạy” xã Cán Khê là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Cách TP. Quảng Ngãi về hướng biển hơn 25 km, làng chài Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, phía trước tiếp giáp với biển, sau lưng là những triền cát cao sừng sững. Bãi biển nơi đây thoai thoải kéo dài hơn 10 km từ lâu trở thành bãi tắm lý tưởng cho người dân địa phương cùng du khách. Theo các chuyên gia, vùng biển Bình Châu tích hợp nhiều giá trị di sản. Khu vực này không chỉ có di sản biển phong phú được ví là “nghĩa địa tàu cổ đắm”, với nhiều niên đại khác nhau, mà còn có di sản địa chất về trầm tích núi lửa ở vùng biển gần bờ độc đáo, hiếm hoi của thế giới.
Lễ mừng cơm mới (Crac Băr mêy) của dân tộc Xtiêng mang đậm tính nhân văn. Ngoài việc cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, thì còn là dịp để bà con, dân sóc có dịp gặp nhau, cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm làm ăn, kinh nghiệm nuôi dạy con cái, truyền thụ những kinh nghiệm ứng xử với môi trường tự nhiên, ứng xử trong quan hệ gia đình và cộng đồng.
UBND tỉnh Bình Thuận vừa ban hành kế hoạch quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị bảo vật quốc gia Linga vàng đang lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bình Thuận.
Hưởng ứng “Tuần lễ Áo dài Việt Nam” (từ ngày 1 - 8/3), nhân Kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế phụ nữ (8/3), những ngày này, toàn thể nữ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cơ quan Ủy ban Dân tộc đã đồng loạt mặc áo dài truyền thống khi đến cơ quan làm việc.
Bờ xe nước - cỗ máy bằng tre là biểu tượng một thời bên dòng sông Trà Khúc ngày đêm quay đều, mang nước tưới cho ruộng đồng xanh tốt. Hơn 50 năm trôi qua, ở TP. Quảng Ngãi vẫn có một nghệ nhân cần mẫn dựng tạo “kỳ quan đồng ruộng” để di sản này không bị biến mất.
Lễ hội Nàng Hai (hay còn gọi là Mẹ Trăng) của người Tày ở tỉnh Cao Bằng là một trong những lễ hội dân gian truyền thống, mang đậm tín ngưỡng phồn thực của người Việt cổ. Lễ hội này được sáng tạo từ chính cuộc sống sinh hoạt và lao động sản xuất của người nông dân miền núi.
Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch vừa ban hành Quyết định số 393/QĐ-BVHTTDL ngày 21/2/2024 về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với 26 di sản của các tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong đó, Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường ở Đắk Lắk đã được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia này.
Nghề truyền thống đan võng từ vỏ cây ngô đồng tại xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, Quảng Nam mới đây được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Là một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng nhất Việt Nam, chùa Phổ Minh (phường Lộc Vượng, Tp. Nam Định, tỉnh Nam ĐỊnh) được xây dựng từ thời Lý và trùng tu lớn vào thời Trần. Chùa còn lưu giữ bộ cánh cửa gồm 4 tấm chạm khắc hình rồng ở gian giữa nhà Tiền đường, được phục dựng theo tỷ lệ 1:1 so với bản gốc đang trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia và Bảo tàng tỉnh Nam Định, có niên đại từ thời Trần.
Ngày 21/2, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ phát động thi đua năm 2024. Hướng ứng nội dung phát động thi đua 17 tập thể, cá nhân hiến tặng vật phẩm văn hóa truyền thống nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trên địa bàn.