Trong khi sử thi và nghệ nhân kể sử thi đang vắng dần trong đời sống cộng đồng, thì ở xã Ea Tul, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk, nghệ nhân Y Wuang Hwing vẫn thường xuyên hát kể sử thi. Ông là một trong những nghệ nhân hiếm hoi còn có thể hát kể nhiều sử thi của người Ê Đê. Đối với ông tiếng chiêng, bài khan như miếng cơm, hạt muối phải dùng hàng ngày.
Vừa qua, trong khuôn khổ Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” năm 2022 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam đã diễn ra hoạt động trưng bày, giới thiệu sản phẩm văn hóa đặc trưng và trình diễn thêu, dệt thủ công trang phục truyền thống các DTTS Việt Nam khu vực phía Bắc.
Vừa qua, tại không gian Làng dân tộc Chăm, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô - Sơn Tây - Hà Nội), đồng bào dân tộc Chăm tỉnh An Giang đã tái hiện Lễ cắt tóc và đặt tên cho con của người Chăm Islam.
Quảng Ngãi có 5 huyện miền núi, là nơi sinh sống của nhiều DTTS. Vùng đất này có bề dày văn hóa phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc, được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Trước thực tế có nhiều lễ hội, di sản văn hóa có nguy cơ mai một, những năm qua, tỉnh Quảng Ngãi đã huy động các nguồn lực để triển khai nhiều giải pháp khôi phục. Hiện nay, tỉnh đang tranh thủ nguồn đầu tư hỗ trợ từ Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, để đầu tư, lưu giữ và tiếp tục phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng các DTTS.
Triển lãm “Di sản văn hóa xứ Thanh - Di sản chung của chúng ta” diễn ra chiều 22/11 tại Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa). Đây là hoạt động ý nghĩa nhân Kỷ niệm 50 năm thực hiện Công ước bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới của UNESCO.
Ngày 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh đã tổ chức khai mạc Triển lãm chuyên đề “Giới thiệu, trình diễn di sản văn hóa các dân tộc Nùng, Tày, Dao tỉnh Lạng Sơn”.
Vừa qua, tại không gian Làng dân tộc Ê Đê, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô - Sơn Tây - Hà Nội), đồng bào dân tộc Ê Đê đã tái hiện Lễ kết nghĩa Mẹ - Con giữa mẹ nuôi (Hyum Niê) và con nuôi (Y Vâng Brông) đến từ buôn Tơng Ju, xã Ea Kao, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk theo đúng nghi thức truyền thống của đồng bào Ê Đê.
Tối 21/11 tại Trung tâm Triển lãm Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam (số 1, Hoa Lư, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã tổ chức Khai mạc Triển lãm "Tuần Văn hóa Du lịch Di sản xanh- Nơi gặp gỡ con người và thiên nhiên".
Cha Ba Riang (Mừng cơm mới) là Lễ hội gửi gắm ước mơ của người Tà Riềng, mong thần lúa ban cho mọi gia đình có cái ăn, cái để. Đây là lễ hội tồn tại lâu đời nhất trong đời sống lao động sản xuất của người Tà Riềng, huyện Nam Giang (Quảng Nam) và được những người con sinh sống trên vùng Trường Sơn gìn giữ từ bao thế hệ ông cha tới tận ngày nay.
Chiều 20/11, tại không gian sân Lễ hội làng III, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đã diễn ra Lễ Bế mạc các hoạt động Liên hoan trình diễn trang phục truyền thống các DTTS Việt Nam khu vực phía Bắc lần thứ I năm 2022.
Chiều 20/11, đồng bào Gia Rai ở huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai đã tổ chức tái hiện Lễ mừng lúa mới - một trong những lễ hội độc đáo của dân tộc Gia Rai được tái hiện trong khuôn khổ Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” năm 2022 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Sau 3 ngày tổ chức, Festival Ninh Bình 2022-Tràng An kết nối di sản đã bế mạc vào tối 19/11 bằng một chương trình nghệ thuật hoành tráng, được nhiều người dân cổ vũ cho các nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên các đoàn nghệ thuật trong cả nước, quốc tế.
Những ngày này, nhà rông Kon Klor (phường Thắng Lợi, Tp. Kon Tum) nằm bên dòng sông Đăk Bla hiền hòa và thơ mộng trở nên rộn ràng với âm thanh của đại ngàn. Hơn 600 nghệ nhân trên địa bàn tỉnh đã hội tụ về đây, để tham gia diễn tấu cồng chiêng, múa xoang và trình diễn các nhạc cụ truyền thống của dân tộc.
Sáng 18/11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đã diễn ra Liên hoan trình diễn trang phục truyền thống các DTTS Việt Nam lần I năm 2022 với chủ đề "Sắc màu trang phục truyền thống các DTTS khu vực phía Bắc trong thời kỳ hội nhập và phát triển”.
Festival Tràng An kết nối di sản - Ninh Bình năm 2022 với chủ đề "Hoa Lư vang mãi ngàn năm" đã khai mạc tối 17/11.
Ngày 16/11, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (số 66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội), Lễ phát động chương trình "Tìm hiểu mỹ thuật Việt Nam" trên nền tảng trực tuyến đã được tổ chức.
Chào mừng ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2022) và kỷ niệm 90 năm ngày khánh thành công trình Toà nhà bảo tàng (1932 - 2022), ngày 18/11/2022, Bảo tàng Lịch sử quốc gia sẽ tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Từ nhà Bác cổ đến Bảo tàng Lịch sử quốc gia”. Trưng bày mở cửa đón khách tham quan từ ngày 18/11/2022 đến tháng 3/2023.
Ngày 17/11, UBND tỉnh Vĩnh Long tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích cấp quốc gia các điểm lưu niệm Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Khánh thành Nhà trưng bày “Vườn ông Sáu Dân” tại Khu lưu niệm Thủ tướng Võ Văn Kiệt, huyện Vũng Liêm.
Những năm qua, cùng với sự đầu tư của Đảng, Nhà nước và nỗ lực của địa phương, huyện Kông Chro (Gia Lai) đã có sự phát triển vượt bậc trên nhiều lĩnh vực. Trong đó, việc chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số là một điển hình.
Chiều 14/11, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức giới thiệu các hoạt động văn hóa chào mừng Ngày di sản văn hóa Việt Nam (23/11), tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội.