Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bảo tồn và phát huy giá trị của nghi lễ Chầu văn

PV - 10:26, 12/03/2023

Nghi lễ Chầu văn là một trong những thành tố quan trọng trong “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt”, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ảnh MH

Trước nguy cơ nghi lễ này bị biến tướng, mai một theo thời gian, ngành Văn hóa tỉnh Nam Định đang triển khai nhiều phương án để bảo tồn, lưu giữ và phát huy những giá trị đặc sắc của nghi lễ.

Nghi lễ Chầu văn còn được gọi là hát văn - hầu đồng, một nghi lễ quan trọng ra đời, phát triển gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu và thờ Đức Thánh Trần. Nghi lễ do cộng đồng sáng tạo và được thực hành, trình diễn trong không gian thiêng tại các di tích. Tỉnh Nam Định được coi là trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu, nơi nghi lễ Chầu văn được bảo tồn và phát triển với chủ thể là Quần thể di tích Phủ Dầy gồm 20 di tích lớn, nhỏ tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản.

Trong quá trình thực hành, nghi lễ Chầu văn có sự kết hợp chặt chẽ giữa các đối tượng: Thanh đồng (người hầu thánh), cung văn (người hát các bài văn), nhạc công (người chơi nhạc phối hợp cùng các điệu múa của thanh đồng và lời của người hát văn), người hầu dâng (người giúp việc cho thanh đồng trong quá trình hầu thánh) và các con nhang, đệ tử.

Trong nghi lễ Chầu văn, trước mỗi vấn hầu, những người thực hành phải chuẩn bị lễ vật, đạo cụ phù hợp với từng giá hầu, phản ánh tính cách của từng vị thánh được hầu. Trang phục của người trình diễn trong nghi lễ Chầu văn rất phong phú, đa dạng, thể hiện bản sắc của từng vùng, miền. Qua việc thực hành nghi lễ Chầu văn sẽ giúp người xem hiểu biết hơn về văn hóa của các dân tộc thông qua trang phục, nhạc cụ, lời hát, đồ lễ...

Quá trình thực hành nghi lễ Chầu văn, cùng với các hình thức biểu đạt thông qua các động tác múa, âm nhạc, mỗi bài hát văn thường tương ứng với một vị thánh, lời bài hát văn sẽ nhắc lại sự tích và ca ngợi công đức của những nhân vật lịch sử có công với dân, với nước. Do đó, việc bảo tồn và phát triển loại hình di sản này cũng là cách giáo dục lịch sử, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc.

Với giá trị nghệ thuật độc đáo, sức sống lâu bền trong đời sống văn hóa, năm 2012, nghi lễ Chầu văn đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, nghi lễ này đang bị thương mại hóa, những đặc trưng giá trị của nghệ thuật hát văn đang đứng trước nguy cơ mai một và biến tướng.

Theo bà Trần Kim Huệ, Thủ nhang Phủ Tiên Hương (xã Kim Thái, huyện Vụ Bản), những năm gần đây, nghi lễ Chầu văn đang bị biến tướng, lệch lạc, biểu hiện qua việc một số thanh đồng ăn mặc trang phục không đúng chuẩn mực; biểu diễn hát Chầu văn tại nơi công cộng, đám cưới, quán cà phê; các giá hầu chi phí quá cao… làm mất đi bản sắc vốn có của di sản.

Để góp phần định hướng, bảo tồn và gìn giữ những giá trị nghệ thuật hát văn, Thủ nhang Phủ Tiên Hương cho rằng, trước hết các nghệ nhân, ông, bà đồng phải gương mẫu, thực hành nghi lễ phải chuẩn mực giữ đúng tập tục xưa; đồng thời các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần tăng cường kiểm tra, nhắc nhở để kịp thời chấn chỉnh những biểu hiện sai lệch.

Hiện nay, tỉnh Nam Định có khoảng 500 người trực tiếp tham gia thực hành nghi lễ Chầu văn gồm các thanh đồng, cung văn, nhạc công… Để bảo tồn và phát triển loại hình di sản độc đáo này, những năm qua, tỉnh đã duy trì nhiều câu lạc bộ, tổ, đội hát văn ở các địa phương như: Câu lạc bộ bảo tồn nghệ thuật Chầu văn Nam Định, Câu lạc bộ hát văn Hành Thiện, Câu lạc bộ thơ ca Mỹ Trung, Đoàn nghệ thuật dân ca Hương Quê, Câu lạc bộ thơ ca huyện Hải Hậu...

Anh Vũ Anh Tú, Chủ nhiệm Câu lạc bộ hát Chầu văn xã Kim Thái, huyện Vụ Bản cho biết, hiện câu lạc bộ có trên 30 thành viên là những người hát văn dân gian chuyên nghiệp, nghiệp dư; những người thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu và những người yêu thích nghệ thuật Chầu văn. Câu lạc bộ thường xuyên duy trì tập luyện, giao lưu để giữ gìn, phát huy giá trị vốn có của môn nghệ thuật này, góp phần đưa vẻ đẹp của hát văn và nghi lễ hầu đồng đến gần hơn với cộng đồng.

Nhiều năm qua, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định phối hợp cùng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức nhiều hoạt động giáo dục ngoại khóa tại Bảo tàng tỉnh để tìm hiểu về nghi lễ Chầu văn, như: Tổ chức cho học sinh tham quan quần thể di tích lịch sử - văn hóa Phủ Dầy và khu di tích lịch sử, văn hóa Đền Trần; tổ chức hội thảo, tọa đàm, nói chuyện chuyên đề… Trong đó, đặc biệt quan tâm đến việc quảng bá nét đẹp của nghi lễ Chầu văn và thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ tới học sinh.

Ông Nguyễn Văn Thư, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Nam Định, Chủ tịch Hội Di sản tín ngưỡng thờ Mẫu tỉnh cho rằng, để bảo vệ và phát huy giá trị của di sản, cần có sự gắn kết chặt chẽ giữa các cấp chính quyền địa phương với cộng đồng, đặc biệt là những người trực tiếp quản lý di tích và thực hành tín ngưỡng. Ngành chức năng tăng cường tập huấn cho cán bộ làm công tác văn hóa ở cơ sở; có cơ chế quản lý, kiểm tra để chấn chỉnh những lệch lạc.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Để Bảo vật quốc gia phát huy giá trị xứng tầm

Để Bảo vật quốc gia phát huy giá trị xứng tầm

Mỗi Bảo vật quốc gia kết tinh trong đó là câu chuyện về về lịch sử, văn hóa, khoa học của đất nước có từ hằng trăm năm, thậm chí hằng ngàn năm. Hiện nay, trên địa bàn cả nước có 265 bảo vật được công nhận là Bảo vật quốc gia. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, nhà khoa học ở lĩnh vực, nhiều Bảo vật quốc gia chưa được bảo tồn, phát huy giá trị thực có một cách xứng tầm...
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng: Xây dựng chế định tố tụng tư pháp lấy xét xử là trung tâm, tranh tụng là đột phá

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng: Xây dựng chế định tố tụng tư pháp lấy xét xử là trung tâm, tranh tụng là đột phá

Sáng 27/3, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã có buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Tòa án nhân dân (TAND) Tối cao - cơ quan xét xử cao nhất của nước ta. Dự buổi làm việc có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình.
Tin trong ngày - 27/3/2023

Tin trong ngày - 27/3/2023

Media - BDT - 8 phút trước
Kính mời quý vị và các bạn theo dõi bản Tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin hôm nay có những thông tin chính sau: Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật; Đề xuất chỉ còn 6 chức danh quy định công chức cấp xã; tăng cường răn đe và xử lý nghiêm những trường hợp sử dụng và lưu giữ vật liệu nổ trái phép; cùng các tin tức thời sự khác.
Những lợi ích của việc tập thể dục mỗi ngày

Những lợi ích của việc tập thể dục mỗi ngày

Xã hội - Ngân Nhi - 1 giờ trước
Tập thể dục mỗi ngày mang lại nhiều lợi ích về thể chất và tinh thần bởi đó là biện pháp hiệu quả giúp chúng ta rèn luyện thân thể, nâng cao sức khoẻ, giảm căng thẳng mệt mỏi, giúp lấy lại tinh thần và năng lượng tích cực. Tập thể dục cũng giúp đốt cháy mỡ thừa, kiểm soát cân nặng, cho cơ thể ngày càng đẹp hơn và tự tin hơn.
Quy định người sử dụng lao động được tạm dừng đóng Quỹ hưu trí và tử tuất

Quy định người sử dụng lao động được tạm dừng đóng Quỹ hưu trí và tử tuất

Xã hội - Gia Hưng - 1 giờ trước
Theo dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ BHXH, đóng, hưởng BHXH bắt buộc.
Bình Định: Kiến nghị hỗ trợ giá sách giáo khoa cho học sinh nghèo, cận nghèo, vùng DTTS

Bình Định: Kiến nghị hỗ trợ giá sách giáo khoa cho học sinh nghèo, cận nghèo, vùng DTTS

Giáo dục dân tộc - Thành Nhân - 2 giờ trước
Tại buổi làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện Nghị quyết 88/2014/QH13 và Nghị quyết 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định đã có kiến nghị với Đoàn cần có chính sách hỗ trợ giá sách giáo khoa cho học sinh nghèo, cận nghèo, vùng DTTS.
Nghệ An gặp mặt, tuyên dương Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS năm 2022

Nghệ An gặp mặt, tuyên dương Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS năm 2022

Người có uy tín - T.Hải - 2 giờ trước
Chiều 27/3, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị gặp mặt, tuyên dương Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS năm 2022. Tham dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Bùi Đình Long; Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Vi Văn Sơn; đại diện các sở, ban, ngành cấp tỉnh và 250 đại biểu là Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS của tỉnh.
Ngày hội hoa Sơn Tra mở ra cơ hội phát triển vùng

Ngày hội hoa Sơn Tra mở ra cơ hội phát triển vùng

Ngày hội hoa Sơn Tra được UBND huyện Mường La, tỉnh Sơn La và UBND huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái phối hợp, tổ chức tại xã Ngọc Chiến, huyện Mường La vừa qua nhằm quảng bá văn hóa, du lịch của địa phương, thu hút hàng nghìn lượt du khách trong nước và quốc tế tới trải nghiệm. Ngày hội khép lại đồng thời đã mở ra nhiều cơ hội phát triển mới cho người dân trong vùng.
Phẫu thuật khớp háng miễn phí cho bệnh nhân nghèo

Phẫu thuật khớp háng miễn phí cho bệnh nhân nghèo

Sức khỏe - PV - 3 giờ trước
Từ ngày 25 - 31/3, Viện Chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện Quân y 175 phối hợp tổ chức Operation Walk Chicago (OWC - Hoa Kỳ) tiến hành đợt phẫu thuật miễn phí thay khớp háng cho các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn.
Ninh Thuận: Chuẩn bị tổ chức Lễ hội Nho và Vang

Ninh Thuận: Chuẩn bị tổ chức Lễ hội Nho và Vang

Sản phẩm - Thị trường - T.Nhân - 3 giờ trước
UBND tỉnh Ninh Thuận vừa ký ban hành kế hoạch tổ chức Lễ hội Nho và Vang Ninh Thuận năm 2023 và đón nhận Bằng công nhận của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp”.
Thừa Thiên Huế: Trên 7,1 tỷ đồng triển khai Chương trình MTQG năm 2023

Thừa Thiên Huế: Trên 7,1 tỷ đồng triển khai Chương trình MTQG năm 2023

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 3 giờ trước
Từ đầu năm đến nay, Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và các địa phương liên quan tổ chức các phiên họp Văn phòng điều phối chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG) để triển khai nhiệm vụ năm 2023.
Hà Nội: Hơn 444,5 tỷ đồng kinh phí hỗ trợ huyện nghèo về đích nông thôn mới

Hà Nội: Hơn 444,5 tỷ đồng kinh phí hỗ trợ huyện nghèo về đích nông thôn mới

Xã hội - Trọng Tùng - Mai Hương - 3 giờ trước
Từ năm 2021 đến nay, các quận của Hà Nội đã hỗ trợ các huyện hơn 444,5 tỷ đồng nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Những công trình của tình đoàn kết đã góp phần giúp nhiều địa phương tiến thêm bước dài đến mục tiêu nông thôn mới.
Bắc Giang đạt Chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ

Bắc Giang đạt Chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ

Xã hội - Thiên An - 3 giờ trước
Ngày 27/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) có Quyết định số 874 về việc công nhận tỉnh Bắc Giang đạt Chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. Đây là dấu mốc quan trọng trong phổ cập giáo dục, xóa mù chữ ở Bắc Giang.