Ngày 13/11, tại thôn Khuôn Trú, xã Yên Nguyên, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức lễ khánh thành công trình nâng cấp, tôn tạo di tích Bộ Quốc gia Giáo dục.
Sự kiện UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, một lần nữa nhân lên niềm tự hào không chỉ riêng người Thái mà của cả dân tộc Việt Nam. Đây là một di sản vô giá, cần chung tay bảo vệ và phát huy, biến “Nghệ thuật Xòe Thái” trở thành tài sản, là nguồn lực phát triển đất nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân.
Bằng chính sức sống mãnh liệt, sự tinh tế, lôi cuốn mà những người yêu thích nghệ thuật Xòe đã tiếp thu, trao truyền tự nhiên trong cộng đồng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đặc biệt là những giá trị và tính nhân văn trong mỗi điệu Xòe, đã trở thành biểu tượng, dấu ấn văn hóa quan trọng của người Thái ở Tây Bắc, được UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Thông tin từ Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Thanh Hóa cho biết, Sở đã đề nghị UBND Tp. Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa) chỉ đạo làm rõ trách nhiệm quản lý của người đứng đầu tổ chức, cá nhân có liên quan đến sai phạm tại di tích chùa Quan Thánh, trên địa bàn phường An Hưng, Tp. Thanh Hóa.
Đến các bản làng của người Thái, có ai không mê đắm cùng điệu Xòe nồng say? Trong lớp lớp thế hệ người Thái, coi Xòe như báu vật mà nâng niu, gìn giữ, trao truyền qua bao thế hệ, có những hạt nhân nòng cốt, bao năm vẫn miệt mài, tự nguyện dẫn dắt, bảo tồn, lan tỏa nối rộng vòng Xòe
Đối với người Thái, điệu Xòe gắn bó mật thiết với phong tục, tập quán, đời sống văn hóa, là sợi dây kết nối cộng đồng. Để thực hành Xòe, người Thái có nhiều loại nhạc cụ bổ trợ, chính những nhạc cụ này đã tạo nên sự sôi động, hấp dẫn, độc đáo, nâng bước những điệu Xòe.
Nói đến Xòe, người Thái hướng về Mường Lò. Mường Lò được người Thái Đen ở Tây Bắc coi là quê tổ, bởi thế mà đồng bào cũng quan niệm đây là nơi sinh ra các điệu Xòe cổ, là ngọn nguồn của những vòng Xòe. Qua thời gian, bằng sự sáng tạo tuyệt vời mang tầm cao của nghệ thuật, người Thái đã sáng tạo những điệu Xòe, mà mỗi điệu Xòe đều chứa đựng cung bậc cảm xúc, những sắc thái tình cảm khác nhau.
Ngày 6/11, tại huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội Đền Đức ông Hoàng Cần và Ngày hội Văn hóa Thể thao dân tộc Sán Dìu huyện Tiên Yên năm 2022.
Xòe Thái là một di sản văn hóa có tính đại diện, thể hiện những gì cô đọng nhất, đại diện nhất của văn hóa tộc người, trở thành biểu tượng của văn hóa Thái. Với những giá trị đặc biệt đó, "Nghệ thuật Xòe Thái" đã được UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, một lần nữa nhân lên niềm tự hào, một thương hiệu “rất riêng” của người Thái.
Ngày 3/11, xã Hương Cần, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ tổ chức nghi lễ Tết cơm mới tại Đình Khoang. Tết cơm mới hay còn gọi là lễ mừng cơm gạo mới được tổ chức vào ngày 10/10 âm lịch.
Từ ngày 28/10 đến 1/11 tại thôn Đồng Tiến, xã Phước Tân, huyện Phú Riềng (Bình Phước) diễn ra Lễ hội Tả Tài Phán. Lễ hội Tả Tài Phán là văn hóa tín ngưỡng, mang đậm ý nghĩa tâm linh của đồng bào dân tộc Hoa đã diễn ra trong không khí linh thiêng và rực rỡ sắc màu, mang đặc trưng riêng của đồng bào dân tộc Hoa.
Cồng chiêng được đồng bào các dân tộc xem như là báu vật, là biểu tượng cho quyền lực linh thiêng. Giữ hồn cồng chiêng cũng chính là gìn giữ sợi dây “thanh âm huyền bí” trong các nghi lễ truyền thống, lễ hội, sự kiện văn hóa của địa phương, giữ bản sắc văn hóa của đồng bào...Do vậy, bao năm nay, đồng bào các dân tộc, đặc biệt là các nghệ nhân ở bản làng đã có trách nhiệm, bảo ban nhau giữ gìn, nâng niu trân quý cồng chiêng
Khi lời Then hoà nhịp cùng đàn tính chính là tiếng lòng của đồng bào Thái, kèm những ước nguyện tốt đẹp nhất của bản, của Mường, của mỗi gia chủ… tất cả được thầy mo gửi đến các đấng siêu nhiên qua lời Then. Hiện nay, trong các bản người Thái ở Lai Châu vẫn có những ông, bà Then miệt mài lưu giữ giá trị truyền thống của Then. Tiêu biểu trong số đó là nghệ nhân Ưu tú Lâm Văn Điện.
Ngày 28/10, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội thảo khoa học giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể gắn với phát triển du lịch bền vững trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn.
Dẫu được diễn xướng trong môi trường nào thì những lời ca mộc mạc, thân tình, nhuốm đầy phương ngữ của dân ca Ví, Giặm vẫn là cốt cách, tâm tình của người Nghệ Tĩnh. Có lẽ vì thế mà tự bao giờ, loại hình nghệ thuật dân gian ấy đã trở thành bản sắc vùng miền mà như ai đó đã nói: Bao giờ người xứ Nghệ mất đi giọng nói thì lúc đó mới mất đi tiếng hát dân ca Ví, Giặm. Và cũng bởi Ví, Giặm nghĩa tình nên sức sống mới bền vững với thời gian đến vậy.
UBND TP. Đà Nẵng vừa phê duyệt Đề án “Xây dựng chính sách hỗ trợ bảo tồn và phát huy văn hóa đồng bào dân tộc Cơ Tu TP. Đà Nẵng giai đoạn 2022 - 2030”.
Gần 200 tài liệu hiện vật về cuộc sống thường ngày của người Hà Nội được trưng bày trong triển lãm "Nếp xưa" do Bảo tàng Hà Nội tổ chức. Trưng bày giúp công chúng tìm hiểu về cuộc sống của các gia đình khá giả thành thị với nhiều hiện vật phong phú và tư liệu được sưu tầm trong nước và nước ngoài.
Ngày 10/10, tại xã Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông (tỉnh Điện Biên Đông), UBND huyện Điện Biên Đông phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ công bố và trao Chứng nhận di sản văn hoá phi vật thể quốc gia đối với Lễ Mừng cơm mới của người Xinh Mun ở xã Chiềng Sơ.
Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) vừa có công văn đăng ký nhiệm vụ xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình chuyển đổi số năm 2023 với sáu nhóm nhiệm vụ cụ thể.
Lớp truyền dạy đánh chiêng Ê Đê cho sinh viên giúp cho thế hệ trẻ tiếp tục kế thừa, gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; góp phần đưa hoạt động sinh hoạt, giao lưu văn hóa cồng chiêng ở địa phương ngày càng phát triển.