Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định số 1649/QĐ-TTg xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 13) đối với 5 di tích.
Trải qua khoảng 400 năm chịu tác động của nhiều yếu tố về thời gian, môi trường tự nhiên và con người nên di tích Chùa Cầu (tại TP. Hội An, Quảng Nam) đang xuống cấp nghiêm trọng.
Từ ngày 31/12/2022 đến 2/1/2023, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra các hoạt động Chào Xuân 2023. Chợ vùng cao ngày Tết, Lễ hội Pang Phoóng (Lễ tạ ơn) của dân tộc Kháng tỉnh Điện Biên, múa Khèn - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của dân tộc Mông tỉnh Bắc Kạn... là những hoạt động nổi bật tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Tuần lễ thời trang quốc tế Việt Nam-VIFW 2022 vừa diễn ra tại Hà Nội đã khép lại một năm với nhiều sự kiện khá sôi động của ngành thời trang sau dịch Covid-19. Không ngoài xu hướng chung của thế giới, thời trang Việt cũng ngày càng chú trọng yếu tố dấu ấn văn hóa và các chất liệu thân thiện với môi trường.
"Chăm lo bảo tồn và phát huy di sản văn hóa là chăm lo sự gắn kết giữa truyền thống, hiện tại và tương lai, chăm lo cái cốt lõi của bản sắc dân tộc. Các sở, ban, ngành địa phương tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể gắn với phát triển kinh tế"... Đó là quan điểm, sự nhìn nhận thống nhất của tỉnh Đắk Lắk, đã được Phó Chủ tịch tỉnh H’Yim Kdoh nhấn mạnh tại Lễ công bố di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk mới diễn ra gần đây, khi tỉnh có thêm 2 di sản được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ngày 21/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị Tổng kết dự án “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” do tổ chức JBCIA (Hàn Quốc) tài trợ. Tham dự chương trình có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND và nghệ nhân 4 huyện được thụ hưởng dự án, gồm Lắk, Krông Ana, Buôn Đôn và Cư M’gar.
Ngày 20/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk phối hợp với trường Đại học Tây Nguyên tổ chức Lễ bế giảng lớp truyền dạy đánh chiêng Ê Đê cho sinh viên trường Đại học Tây Nguyên. Đây là hoạt động năm trong thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và trường Đại học Tây Nguyên, giai đoạn 2021 - 2025.
Glamping biển, cắm trại, đạp xe, quẩy chợ đêm, check in nghìn góc sang chảnh… là những trải nghiệm hấp dẫn đang diễn ra tại siêu quần thể đô thị biển 1.200ha trong mùa lễ hội cuối năm.
Ngày 16/12, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ công bố Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và Lễ trao tặng, truy tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực văn hóa phi vật thể.
Ngày 13/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk thông tin: Dự án “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” do Trung tâm Hợp tác quốc tế tỉnh Jeollabuk (Hàn Quốc) tài trợ đã đạt những kết quả bước đầu.
Dân tộc Mông của tỉnh Hòa Bình sinh sống chủ yếu ở hai xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu . Trang phục truyền thống của người Mông được sử dụng nhiều kỹ thuật thủ công và kỹ thuật tạo hình hoa văn độc đáo. Đó là kỹ thuật thêu, dệt, ghép vải, ghép kim loại, kỹ thuật in sáp ong. Sự phong phú về kỹ thuật không chỉ phản ánh giá trị của trang phục mà còn phản ánh trình độ sáng tạo, kỹ thuật thủ công và khả năng thẩm mỹ của đồng bào.
Làng gốm cổ Bàu Trúc nằm ở thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận). Đến nay đã trải qua hàng trăm năm hình thành và phát triển, người dân làng nghề đã luôn ý thức giữ gìn nguyên bản phương thức làm gốm truyền thống của người Chăm. Nhiều ý kiến cho rằng, Bàu Trúc là làng nghề gốm cổ nhất khu vực Đông Nam Á. Mới đây, chính quyền địa phương, Nhân dân và các hộ Chăm làng gốm Bầu Trúc hân hoan đón tin vui khi nghệ thuật làm gốm Bàu Trúc của người Chăm chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp vào tối ngày 29/11.
Ngày 29/11, UBND tỉnh Bạc Liêu phối hợp với Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức công nhận chùa Xiêm Cán là điểm du lịch tiêu biểu của khu vực ĐBSCL. Đây là ngôi chùa Phật giáo Nam tông có tuổi đời trên 135 năm, là một trong những ngôi chùa lâu đời ở Bạc Liêu.
UBND huyện Đam Rông (Lâm Đồng) vừa có quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật công trình Khu bảo tồn văn hóa dân tộc trên địa bàn xã Đạ Tông.
Ngày 28/11, Ban Quản lý Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông cho biết, trong khuôn khổ Hội nghị quốc tế hang động núi lửa lần thứ 20 - ISV20 diễn ra tại Đắk Nông, từ ngày 22 - 26/11/2022, các chuyên gia quốc tế đã thực hiện khảo sát, thám hiểm một số hang động trong hệ thống hang động núi lửa Krông Nô (Đắk Nông) và có một số phát hiện mới về hệ thống hang động núi lửa này.
Thời gian qua, huyện Ia Grai (Gia Lai) đã triển khai nhiều giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Trong đó, dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản thuyền độc mộc và không gian văn hóa cồng chiêng của người Gia Rai ở xã biên giới Ia O” là một giải pháp hữu hiệu, tạo động lực cho đồng bào DTTS vùng biên giới gìn giữ nét văn hóa đặc sắc của dân tộc.
Vào lúc 10h30 (giờ Việt Nam) ngày 26/11, tại Kỳ họp thứ 9 diễn ra ở Hàn Quốc, Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO đã thông qua 2 hồ sơ Bia Ma Nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng và Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu, Hà Tĩnh (1689 - 1943) là Di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Nghề đan lát của người Thái ở xã Yên Khương, huyện Lang Chánh đã có từ rất lâu đời. Tuy nhiên do những mặt hàng đồ vật dụng bằng nhựa xuất hiện, giá thành rẻ, tiện lợi nên người dân quên dần những sản phẩm đan lát. Do vậy, người biết đan lát cũng chẳng còn mấy người. Trước thực trạng đó, lãnh đạo xã Yên Khương luôn trăn trở tìm giải pháp để nghề đan lát được duy trì và phát huy, góp phần cải thiện đời sống cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Nghệ nhân Ưu tú H’Săn Êban ở Buôn Trấp, thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana là nữ nghệ nhân duy nhất đánh trống dẫn nhịp chiêng của tỉnh Đắk Lắk. Cả đời gắn bó với chiếc trống dẫn nhịp cho cả đội chiêng hợp tấu, ở tuổi ngoài 80, nghệ nhân H'Săn đau đáu nỗi niềm người kế tục, trăn trở việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa chiêng nữ Ê Đê Bih.
Hằng năm, cứ vào tháng 10 hoặc đầu tháng 11 âm lịch, khi cây lúa trên rẫy chín vàng, ngào ngạt hương thơm, các gia đình người Co bắt đầu thu hoạch. Sau khi lúa, nếp gặt xong được cất giữ trong nhà, khắp các bản làng người Co lại tổ chức Tết Ngã rạ. Vì là cái Tết quan trọng nhất, nên người Co chuẩn bị nhiều lễ vật để tạ trời, đất phù hộ cho vụ mùa bội thu, con người được khỏe mạnh.