Từ một nét văn hóa truyền thống lâu đời, gắn với đời sống tâm linh của đồng bào Cơ Tu, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam phát triển nghi lễ tạ ơn thần rừng thành lễ hội truyền thống, tổ chức thường niên vào những ngày đầu năm, nhằm thể hiện sự tôn trọng thiên nhiên, đồng thời cầu mong mưa thuận gió hòa, đời sống người dân yên ấm, thịnh vượng.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 154/QĐ-BVHTTDL về việc ghi danh Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của các huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai (Hà Nội) vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Ngày 5/2, huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) Tổ chức khai mạc Tuần lễ Văn hóa - Thể thao các dân tộc và Lễ hội đình Đầm Hà năm 2023. Lễ hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Ngày 3/2, UBND xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn) tổ chức Khai mạc Hội hát Sli Xuân Quý Mão 2023. Đây là 1 trong 11 lễ hội được Ban Tổ chức các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân năm 2023 tỉnh Lạng Sơn lựa chọn chỉ đạo tổ chức lễ hội điểm.
Khi tiết trời dần se lạnh, những cơn gió hanh hao thi nhau mơn trớn, lay động những bụi hoa cúc quỳ vàng rực rỡ, ấy cũng là dấu hiệu của một mùa Xuân mới đã đến với mọi người, mọi nhà. Ở thôn Tê Rông, xã Văn Lem, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum, trong thời điểm chộn rộn, háo hức ấy, dưới mái nhà rông của làng, hàng chục bạn trẻ vẫn say sưa tập luyện. Tiếng cồng, tiếng chiêng rộn rã, ngân vang.
Sáng 1/2, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang tổ chức Khai mạc trưng bày chuyên đề "Dấu thiêng Phật giáo vùng Tây Yên Tử - Di vật ngàn năm từ lòng đất". Đây là một trong những hoạt động trong khuôn khổ Lễ khai hội Xuân Tây Yên Tử và khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Bắc Giang 2023.
Là một trong các nội dung, dự án thành phần thuộc Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025, Dự án khôi phục Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên sẽ được tỉnh Gia Lai triển khai xây dựng 6 mô hình, gồm 6 nhà rông truyền thống và 6 bến nước truyền thống; mỗi năm xây dựng 2 mô hình, bắt đầu từ năm 2023.
Từ năm 2012 đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã 11 lần quyết định công nhận 265 hiện vật, nhóm hiện vật là bảo vật quốc gia.
Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có nhiều DTTS sinh sống từ rất lâu đời. Mỗi dân tộc có đời sống văn hóa riêng, độc đáo. Những nét văn hóa điển hình được thể hiện rất đa dạng qua cuộc sống thường nhật (ăn, mặc, ở, lao động sản xuất). Song, để nhận biết và phân biệt rõ nét từng dân tộc trong cộng đồng các DTTS chính là bộ trang phục truyền thống.
Ngày 30/1/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 41/QĐ-TTg công nhận 27 bảo vật quốc gia (đợt 11, năm 2022).
Định kỳ 10 năm 1 lần, sau khi thu hoạch xong mùa màng, tùy theo từng dòng họ mà người Pa Kô ở miền Tây Quảng Trị tổ chức lễ nối dây ân linh thần núi. Đây là một lễ tục độc đáo, có từ hàng trăm năm trước, được bà con nơi đây gìn giữ cho đến ngày hôm nay.
Ngày 29/1/2023 (tức mùng 8 tháng Giêng), tỉnh Hòa Bình chính thức khai mạc Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình năm 2023 tại xã Phong Phú, huyện Tân Lạc.
Ngày 27/1, tại huyện Phú Lương (Thái Nguyên) đã diễn ra khai mạc Lễ hội đền Đuổm Xuân Quý Mão 2023. Lễ hội đền Đuổm thu hút đông đảo Nhân dân, du khách thập phương.
Tết Nguyên đán là lễ tết quan trọng nhất của người Việt. Từ bao đời nay, Tết là dịp để mọi người hướng về nguồn cội, đoàn tụ sum vầy, nghỉ ngơi vui chơi sau một năm làm việc nhọc nhằn, vất vả.
Tết người Dao ở Bình Liêu (Quảng Ninh) diễn ra sớm hơn, khác biệt với Tết của người Kinh và những đồng bào dân tộc khác. Từ rất lâu, bà con người Dao nơi đây đã có cách tính riêng về lịch ăn Tết, cách Tết Nguyên Đán của cả nước khoảng nửa tháng – phong tục đón Tết sớm.
Ở bất kỳ một vùng miền nào trên đất nước Việt Nam ta, mỗi khi Tết đến Xuân về các con, các cháu đem lễ vật để dâng cúng tổ tiên, các cụ, ông bà, cha mẹ…, luôn được xem là một nét đẹp truyền thống theo đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “chim có tổ, người có tông”…
Hằng năm, cứ sau dịp Tết cổ truyền của dân tộc, thì vào mùng 6 tháng Giêng người dân vùng Bát xã (Ðài Bi, Sàn Dã, Cầu Cả, Mạch Tràng, Văn Thượng, Thư Cưu, Cổ Loa, Xép) cùng thờ chung vua An Dương Vương lại tổ chức Lễ hội Cổ Loa. Lễ hội được bắt đầu từ sáng sớm mùng 6 đến hết ngày 18 tháng Giêng năm Quý Mão.
Ngày 20/1/2023, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thị Hạnh đã trao danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân ở loại hình di sản văn hóa phi vật thể cho ông Lê Đức Chắn, phường Phong Hải, thị xã Quảng Yên.
Theo kế hoạch, phần Lễ chính thức của Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình năm 2023 sẽ được tổ chức vào ngày 29/1/2023 (mùng 8 tháng Giêng năm Quý Mão), tại Sân vận động xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình.
Ngày 5/1, tại Hà Nội, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tổ chức Hội thảo "Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc Dao trong mối quan hệ với phát triển du lịch bền vững", thu hút sự tham dự của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý văn hóa.