Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Quảng Ngãi: Nhiều di tích đang bị lãng quên

Minh Ngọc - 22:12, 15/06/2023

Nhiều di tích lịch sử, văn hóa của Quảng Ngãi hiện đang chịu chung thực trạng đáng buồn là bị xâm hại và xuống cấp nghiêm trọng do thời gian tàn phá. Tuy nhiên, địa phương vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu để trùng tu, bảo vệ.

Tháng 2/2023, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Hoàng Tuấn cùng đoàn kiểm tra di tích trên địa bàn huyện Nghĩa Hành. (Ảnh Nhị Phương)
Tháng 2/2023, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Hoàng Tuấn cùng đoàn kiểm tra di tích trên địa bàn huyện Nghĩa Hành. (Ảnh Nhị Phương)

Di tích bị xâm hại, xuống cấp

Thắng cảnh núi Phú Thọ (còn gọi là núi Đá, núi Thạch Sơn ở xã Nghĩa Phú, Tp. Quảng Ngãi) được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) công nhận là Di tích quốc gia vào năm 1993 là một trong những thắng cảnh nổi tiếng nằm ở phía Đông của tỉnh. Nơi đây có ngọn núi đá cao hơn 60 m so với mực nước biển, có nhiều khối đá Granit to xếp chồng lên nhau như thạch trận, xen lẫn với cây cổ thụ. Trên núi vẫn còn phế tích thành Bàn Cờ (văn hóa Chăm Pa) được xây dựng vào khoảng thế kỷ IX - X. Trên mặt thành có tháp Chăm. Tuy nhiên, đến nay Di tích này đã bị xâm lấn nghiêm trọng. Ngọn núi trở thành nghĩa địa với hàng chục ngôi mộ, xung quanh cây dại mọc um tùm. Các bia tự, vết tích thời xưa trên núi đã hư hỏng và có nguy cơ biến mất hoàn toàn.

Ông Trịnh Thế Dũng (66 tuổi) ở xã Nghĩa Phú từng mở quán bán nước cho du khách đến tham quan Di tích Núi Đá Phú Thọ cho biết, trước kia, ai cũng muốn đến thưởng ngoạn cảnh đẹp nơi đây. Từ trên ngọn núi, du khách có thể ngắm nhìn bao quát cả một vùng rộng lớn nơi sông hòa vào với biển. Nhưng 10 năm nay, Di tích bị bỏ hoang. Mồ mả chôn cất khắp nơi, không ai dám đến đây thưởng ngoạn nữa. Khu vực này đã trở thành khu nghĩa địa. Đất đai trong khu vực bảo vệ Di tích cũng đã bị chia năm, xẻ bảy để phân lô phục vụ việc mai táng người chết tại địa phương. Tình trạng này kéo dài nhiều năm, nhưng không được giải quyết triệt để.

Cùng với đó, quần thể di tích Chiến thắng Vạn Tường (xã Bình Hòa, huyện Bình Sơn) được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1982 nhưng nay cũng xuống cấp nghiêm trọng. Khung cảnh bên trong Di tích nhếch nhác, các hạng mục xuống cấp và chi chít những chữ viết bậy trên xác xe tăng tại điểm Di tích Chiến hào thép Lộc Tự.

Tương tự, tại Đình Lâm Sơn (thôn Phước Lâm, xã Hành Nhân, huyện Nghĩa Hành) là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Nơi đây có cây đa hơn 300 năm tuổi được công nhận cây Di sản Việt Nam năm 2014. Trải qua mưa nắng thời gian, ngôi đình hàng trăm năm tuổi đang xuống cấp trầm trọng.

Nhiều người thiếu ý thức viết, vẽ bậy trên Di tích Chiến hào thép Lộc Tự.
Nhiều người thiếu ý thức viết, vẽ bậy trên Di tích Chiến hào thép Lộc Tự

Ngoài huyện Nghĩa Hành, các di tích nằm trên địa bàn các huyện khác cũng xảy ra tình trạng xâm hại, lấn chiếm, như: Điểm khởi nghĩa Ba Tơ, hay địa danh Trường Lũy tại thị trấn Trà Xuân và các xã Trà Phú, Trà Sơn, Trà Bình, Trà Tân, Trà Bùi (huyện Trà Bồng) bị người dân lấn chiếm trồng keo; Di tích vụ thảm sát Tân An (huyện Mộ Đức) bị lấn chiếm đào hồ nuôi tôm; Di tích thắng cảnh suối Huy Măng do phần lớn chưa có ranh giới rõ ràng nên bị người dân lấn đất… Thắng cảnh Ba Làng An (ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) bị lấn chiếm để xây hàng quán nhiều năm vẫn chưa được xử lý.

Cần có giải pháp khẩn cấp bảo vệ di tích

Theo thống kê của Sở VHTT&DL tỉnh Quảng Ngãi, tính đến cuối năm 2022, toàn tỉnh có 255 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh; trong đó có 1 di tích quốc gia đặc biệt, 32 di tích cấp quốc gia, 153 di tích cấp tỉnh, 69 di tích có quyết định bảo vệ và đăng ký bảo vệ. Tuy nhiên, hiện có khoảng 50/255 di tích bị lấn chiếm, xâm hại. Nhiều di tích đang xuống cấp nghiêm trọng, gây khó khăn cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích.

Nhiều năm qua, tỉnh Quảng Ngãi gặp khó khăn trong việc huy động kinh phí đầu tư cho công tác trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích. Mặc dù số lượng di tích được xếp hạng lên tới hàng trăm nhưng kinh phí để hỗ trợ phục hồi, tu bổ thì… nhỏ giọt. Từ năm 2018 đến nay, mỗi năm, ngân sách cấp tỉnh chỉ bố trí được từ 1,5 - 3 tỷ đồng để thực hiện công tác trùng tu, tôn tạo, bảo quản định kỳ các di tích có nguy cơ xuống cấp và bị hủy hoại. Nguồn kinh phí này rất khiêm tốn so với nhu cầu triển khai công tác trùng tu, tôn tạo.

 Chùa Thiên Ấn nằm trong thắng cảnh Thiên Ấn Niêm Hà của TP. Quảng Ngãi, được xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia
Di tích trên núi đá ở Cổ Lũy Cô Thôn thuộc xã Nghĩa Phú, Tư Nghĩa, Quảng Ngãi

Trước thực trạng này, nhiều địa phương đã có báo cáo lên cấp trên để có phương án bảo vệ di tích. Ngày 14/1/2022, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có Quyết định số 51/QĐ-UBND phê duyệt Đề án bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống di tích  lịch sử - văn hóa, danh lam, thắng cảnh trên địa bàn tỉnh đến năm 2030.

“Vừa qua, Sở VHTT&DL đã tham mưu UBND tỉnh tổ chức đoàn đi khảo sát trực tiếp tại các di tích quan trọng như: Văn hóa Sa Huỳnh, Lý Sơn, Di tích quốc gia đặc biệt Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ… để có kế hoạch tôn tạo, bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử trên địa bàn, qua đó lưu giữ nét văn hóa truyền thống quê hương Quảng Ngãi. Đồng thời có phương án bảo tồn, trùng tu, tôn tạo đối với di tích quốc gia Núi đá Phú Thọ và Cổ Lũy Cô Thôn”, ông Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Quảng Ngãi cho biết.

Nhiều năm qua, tỉnh Quảng Ngãi gặp khó khăn trong việc huy động kinh phí đầu tư cho công tác trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích. Mặc dù số lượng di tích được xếp hạng lên tới hàng trăm nhưng kinh phí để hỗ trợ phục hồi, tu bổ thì… nhỏ giọt.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Thú chơi đồ cổ không chỉ góp phần lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc mà còn góp phần giáo dục thế hệ trẻ về những truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa mà cha ông để lại. Chính vì vậy, việc tạo ra những sân chơi cho các nhà sưu tầm cổ vật và tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho hoạt động mua bán cổ vật sẽ giúp những người trẻ trở thành "cánh tay nối dài"của ngành di sản văn hóa nước nhà.
Tin nổi bật trang chủ
Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Du lịch - Trần Mạnh Tuấn - 08:50, 28/04/2024
Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 08:43, 28/04/2024
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Giáo dục - Hờ Bá Hùa - 08:38, 28/04/2024
Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 08:25, 28/04/2024
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Thời sự - PV - 21:15, 27/04/2024
Ngày 27/4, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã tiếp xúc cử tri tại huyện Thoại Sơn và thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Môi trường sống - Minh Nhật - 17:13, 27/04/2024
Trong kỳ nghỉ lễ 5 ngày tới đây, nắng nóng gay gắt diễn ra trên khắp cả nước ta, có những nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt. đây là lần đầu tiên trong 10 năm qua mà cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng trong kỳ nghỉ lễ như vậy.
U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 17:07, 27/04/2024
Trong trận tứ kết giải U23 châu Á, đương kim vô địch Saudi Arabia đã thất bại trước Uzbekistan với tỉ số 2-0, qua đó chính thức mất đi cơ hội bảo vệ chức vô địch của mình.
Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Tin tức - Vũ Mừng - 16:55, 27/04/2024
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang xác nhận thông tin về việc 2 cán bộ kiểm lâm đã tử nạn khi làm nhiệm vụ.
U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 16:45, 27/04/2024
Trong trận Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Việt Nam đã để thua đáng tiếc trước U23 Iraq với tỉ số tối thiểu 1-0 và bị loại khỏi giải đấu năm nay.
Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Trang địa phương - Hoàng Thùy - 16:25, 27/04/2024
Ngày 27/4, lãnh đạo UBND xã Ea Kly (huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) cho biết: Trận mưa đá chiều 26/4 làm thiệt hại 260ha diện tích lúa đang chín, chuẩn bị thu hoạch, trong đó 190ha lúa bị thiệt hại 100%. Ngoài ra, còn các cây trồng khác trên địa bàn xã Ea Kly cũng bị ảnh hưởng, chưa xác định được diện tích.