Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Miền di sản xứ Nghệ

An Yên - 14:39, 13/03/2023

Nghệ An xưa là đất phên giậu. Lịch sử vùng đất không chỉ là những lát cắt của những biến cố và thăng trầm. Mà có lẽ tự nó cũng đã mang trong mình bao “trầm tích” đặc trưng của văn hóa và con người với bề dày ngàn năm để làm nên một miền di sản văn hóa xứ Nghệ đồ sộ.

Đền Vạn-Cửa Rào, một điểm đến khó cưỡng của du lịch tâm linh
Đền Vạn - Cửa Rào, một điểm đến khó cưỡng của du lịch tâm linh

Vùng đất của di tích, danh thắng

Theo thống kê, toàn tỉnh Nghệ An có gần 2.500 di tích lịch sử - văn hóa. Hệ thống di tích này trải dài từ miền xuôi lên miền ngược, từ đồng bằng lên miền núi cao; gắn với tín ngưỡng - tôn giáo hoặc các danh nhân, sự kiện có giá trị về mặt kiến trúc nghệ thuật, lịch sử, văn hóa. Điều đó không chỉ thể hiện những dấu ấn đặc trưng truyền thống văn hóa và con người, mà còn góp phần quan trọng làm nên sự phong phú, đa dạng và đặc sắc của vùng văn hóa xứ Nghệ.

Hiện nay, hệ thống di tích, các công trình văn hóa, lịch sử, tâm linh ở Nghệ An không chỉ đáp ứng nhu cầu về đời sống tâm linh của người dân trong tỉnh, mà còn phục vụ nhu cầu tham quan, chiêm bái của du khách gần, xa. Ngoài di tích Quốc gia đặc biệt là Khu Di tích Kim Liên, còn có nhiều di tích được xếp hạng cấp quốc gia, như đền thờ Vua Mai, đình Hoành Sơn (Nam Đàn), đền Nguyễn Xí (Nghi Lộc)...

Điều đáng quan tâm, các di tích nơi đây đều gắn chặt, hoặc liên quan với các lễ hội truyền thống địa phương. Trong đó, có 7 lễ hội và tín ngưỡng truyền thống đã được lập hồ sơ đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, là Nghi lễ Xăng khan của đồng bào Thái ở các huyện miền Tây, Lễ hội Đền Ông Hoàng Mười và Lễ hội Đền Thanh Liệt (Hưng Nguyên), Lễ hội Đền Bạch Mã (Thanh Chương), Lễ hội Đền Cờn (Hoàng Mai), Lễ hội Đền Chín Gian (Quế Phong), Lễ hội Đền Quả Sơn (Đô Lương).

Những ai đã từng chiêm bái các công trình văn hóa, di tích, thắng cảnh ở xứ Nghệ, hẳn đã từng nghe qua về câu ca nói đến 4 ngôi đền thiêng: “Nhất Cờn, nhì Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng”. Theo thứ tự “xếp hạng”, Đền Cờn thờ Tứ Vị Thánh Nương; đền Quả thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang; đền Bạch Mã thờ dũng tướng Phan Đà - là những vị phúc thần, được Nhân dân bao đời hết mực tôn thờ. Riêng, Đền Chiêu Trưng giờ không còn, nhưng 3 ngôi đền còn lại vẫn là “chốn thiêng” của du khách mọi miền.

Trong tâm thức của những người làm công tác du lịch, thì du lịch văn hóa tâm linh được xác định là 1 trong 3 “chân kiềng” của du lịch Nghệ An; cùng với du lịch biển và du lịch sinh thái. Từ lâu, du lịch tâm linh đã là chỗ đứng không thể thiếu trong suy nghĩ của du khách mọi miền.

Đến từ Lào Cai, vợ chồng anh Nguyễn Hồng Quảng chia sẻ: Năm nào, nhà tôi cũng dành thời gian vào Nghệ An đi lễ cầu an đầu năm, tạ lễ cuối năm. Ngôi đền mà chúng tôi thường đến là đền Ông Hoàng Mười. Ngoài ra, một số di tích khác quanh Tp. Vinh như quê Bác, chùa Đại Tuệ ở Nam Đàn, Khu Di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn và đền Quả Sơn ở Đô Lương… cũng được gia đình ghé thăm. Cũng nhờ thế mà tâm hồn, tinh thần mình luôn cảm thấy thoải mái, cuộc sống bình yên hơn.

“Mỗi một di tích ở Nghệ An mang một vẻ đẹp riêng, nét cổ kính gắn với sự tích riêng. Đó không chỉ là công trình kiến trúc văn hóa tâm linh, mà còn là nét văn hóa truyền thống mang đậm dấu ấn vùng miền của đất và người”, chị Trần Thúy Hồng ở Hoài Đức, Hà Nội bày tỏ khi trải qua tuor từ Đền Cờn (Hoàng Mai), đền Ông Hoàng Mười (Hưng Nguyên), quê Bác, đền Quả (Đô Lương)…

Trẩy hội… xứ Nghệ

Mỗi di tích gắn với sự tích riêng, thường được tổ chức lễ gắn với phần hội hấp dẫn. Mùa Xuân năm nay, toàn tỉnh có 29 lễ hội truyền thống quy mô cấp huyện và tỉnh, trong đó có 20 lễ hội diễn ra vào mùa Xuân. Đó không chỉ là dịp để người dân quanh vùng thụ hưởng giá trị văn hóa tinh thần, mà còn là điều kiện quan trọng để các địa phương phát triển các loại hình dịch vụ để thu hút khách du lịch.

Đua thuyền trên sông Lam tại lễ hội đền Quả
Đua thuyền trên sông Lam tại lễ hội đền Quả

Đền Vạn - Cửa Rào, một ngôi đền thiêng nằm ở nơi hợp lưu của dòng Nậm Nơn và Nậm Mộ để thành dòng sông Lam. Ngoài phần lễ nghiêm trang, du khách về chiêm bái đền, cầu lộc, cầu an còn được hòa mình vào các hoạt động lễ hội mang đậm bản sắc của đồng bào các DTTS ở vùng đất rẻo cao Tương Dương. Đó là các trò chơi dân gian như: Ném còn, đẩy gậy, đi cà kheo, đánh đu và chương trình giao lưu văn hóa - văn nghệ để du khách có điều kiện thưởng thức, trải nghiệm. Những gian hàng ẩm thực địa phương (gà nướng, thịt nướng, cá nướng, cơm lam, xôi ngũ sắc) đáp ứng nhu cầu thưởng thức sản vật của núi rừng.

Còn Lễ hội Đền Cờn (Hoàng Mai), ngoài việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần cho Nhân dân, lễ hội còn hướng tới mục tiêu thu hút đông đảo du khách về với vùng quê ven biển. Ở đó, có các trò chơi truyền thống như: Đua thuyền mủng, đánh cờ thẻ, tổ chức cuộc thi người đẹp Hoàng Mai hấp dẫn. Riêng tục chạy Ó của thanh niên làng biển vừa mang yếu tố tâm linh, vừa đậm chất dân gian, thực sự cuốn hút Nhân dân và du khách.

Để hấp dẫn khách du lịch, bên cạnh các nghi lễ, Ban Tổ chức Lễ hội đã quan tâm đến việc tổ chức các trò chơi và môn thể thao dân gian, như: Hội vật truyền thống, cờ thẻ, chọi gà… nhất là khôi phục các trò chơi dân gian như vật Cù (lễ hội đền Bạch Mã), chạy Ó (lễ hội đền Cờn), đua thuyền (lễ hội đền Quả)…

Tục rước kiệu chạy ó ở đền Cờn
Tục rước kiệu chạy ó ở đền Cờn

Mỗi lễ hội mang một nét đặc trưng văn hóa riêng, hấp dẫn du khách bằng những trò chơi truyền thống riêng. Nói về đất Lường (Đô Lương) là nói đến trẩy hội đền Quả Sơn - nơi Uy Minh Vương Lý Nhật Quang từng chọn làm điểm đứng chân khai phá, bảo vệ vùng biên cương phía Nam. Về Lễ hội Làng Vạc (thị xã Thái Hòa), là để tưởng nhớ công đức các vị Vua Hùng có công dựng nước và giữ nước, tìm về với cội nguồn, với dòng chảy lịch sử hàng nghìn năm. Hay đến Lễ hội Đền Chín Gian (Quế Phong), là đến với đất Mường Tôn xưa - trung tâm của 9 bản, 10 mường theo quan niệm của đồng bào Thái.

Từ thực tiễn cho thấy, dòng chảy của lễ hội ở Nghệ An chính là dòng chảy truyền thống của lịch sử và văn hóa, được hình thành từ lâu đời và bồi đắp nên những “bãi phù sa” màu mỡ, ẩn chứa bao “trầm tích”. Đó cũng chính là điểm đến lý tưởng cho du khách gần xa, trải nghiệm và thưởng ngoạn đời sống văn hóa - tâm linh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Trải nghiệm thú vị với Hội thi làm bánh dầy tại Ngày hội của thành phố Lai Châu

Trải nghiệm thú vị với Hội thi làm bánh dầy tại Ngày hội của thành phố Lai Châu

Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Lai Châu lần thứ II, năm 2024 với chủ đề “Thành phố Lai Châu - 20 năm đổi mới và phát triển" điễn ra từ ngày 18-20/10, đã khép lại. Tuy nhiên, tuần văn hóa đã để lại rất nhiều trải nghiệm thú vị cho cả người dân và du khách về những hoạt động văn hóa, thể thao, ẩm thực... của đồng bào các dân tộc thành phố Lai Châu.
Tin nổi bật trang chủ
Ninh Thuận: Các vị chức sắc đồng bào Chăm và Người có uy tín góp ý phát triển kinh tế - xã hội địa phương

Ninh Thuận: Các vị chức sắc đồng bào Chăm và Người có uy tín góp ý phát triển kinh tế - xã hội địa phương

Người có uy tín - Thái Sơn Ngọc - 12 phút trước
Sáng 23/10, tại TP. Phan Rang- Tháp Chàm, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị thông tin tuyên truyền và lắng nghe ý kiến Nhân dân quý III - 2024.
Hàng trăm loại thuốc, sinh phẩm mới cho người tham gia BHYT được Bộ Y tế đề xuất

Hàng trăm loại thuốc, sinh phẩm mới cho người tham gia BHYT được Bộ Y tế đề xuất

Xã hội - Minh Nhật - 20 phút trước
Bộ Y tế xây dựng dự thảo thông tư nhằm ban hành danh mục thuốc, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu được thanh toán theo chế độ bảo hiểm y tế, kèm theo tỷ lệ và điều kiện chi trả chi tiết. Theo đó, danh mục thuốc hóa dược và sinh phẩm được hưởng bảo hiểm y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh, trừ trạm y tế xã, đã được mở rộng, thêm 1.037 hoạt chất như Atropin sulfat, Bupivacain hydroclorid...
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước

Thời sự - Hương Trà - 28 phút trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1243/QĐ-TTg ngày 22/10/2024 thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.
Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy vai trò Người có uy tín (Bài 6)

Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy vai trò Người có uy tín (Bài 6)

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - Vũ Hường - 38 phút trước
Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình đã tích cực vận động, tuyên truyền giúp Nhân dân nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, trong đó có Luật Hôn nhân và Gia đình, tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) trong vùng đồng bào DTTS.
Người góp sức xây dựng Bản Liền

Người góp sức xây dựng Bản Liền

Người có uy tín - Tráng Xuân Cường - 1 giờ trước
Nhiều năm qua, với vai trò là Người có uy tín, ông Lâm Văn An, sinh năm 1965, dân tộc Tày, Trưởng thôn Đội 4, xã Bản Liền, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã nêu cao tinh thần gương mẫu, chung tay, góp sức cùng cấp ủy đảng, chính quyền và Nhân dân xã Bản Liền xây dựng nông thôn mới.
Truyền dạy ngôn ngữ Tà Mun cho thế hệ kế thừa

Truyền dạy ngôn ngữ Tà Mun cho thế hệ kế thừa

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 22/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc. Di sản đương đại “Vương quốc lò gạch”. Truyền dạy ngôn ngữ Tà Mun cho thế hệ kế thừa. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thái Nguyên đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với đại biểu dự Đại hội Đại biểu các DTTS

Thái Nguyên đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với đại biểu dự Đại hội Đại biểu các DTTS

Tin tức - Thảo Khánh - 1 giờ trước
Trong khuôn khổ các hoạt động của Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Thái Nguyên lần thứ IV, năm 2024, ngày 23/10, UBND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với 170 đại biểu về dự Đại hội Đại biểu các DTTS của tỉnh. Ông Nguyễn Huy Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên, ông Phan Đức Cường, Trưởng ban Dân tộc tỉnh chủ trì Hội nghị đối thoại.
Na Hang (Tuyên Quang): Già làng, trưởng bản

Na Hang (Tuyên Quang): Già làng, trưởng bản "giải bài toán" về tảo hôn

Công tác Dân tộc - Huyền Khánh - 5 giờ trước
Ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống luôn là bài toán khó của nhiều địa phương có tỷ lệ đồng bào DTTS cao. Tại huyện Na Hang (Tuyên Quang) với sự góp sức tích cực, trách nhiệm của đội ngũ già làng, trưởng bản là Người có uy tín, thực trạng này đang từng bước được đẩy lùi...
Kon Tum: Tặng áo ấm mùa đông cho học sinh DTTS nghèo

Kon Tum: Tặng áo ấm mùa đông cho học sinh DTTS nghèo

Chuyên đề - Ngọc Chí - 5 giờ trước
Vừa qua, Điện lực Đăk Tô (Kon Tum) tổ chức chương trình tặng áo ấm mùa đông kết hợp tuyên truyền kiến thức sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả cho học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở (PTDTBT THCS) xã Đăk Rơ Nga, huyện Đăk Tô.
Thầy giáo Ngô Văn Bằng -

Thầy giáo Ngô Văn Bằng - "Mẹ hiền" của trẻ nhỏ ở Đồng Tâm

Giáo dục - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Trải qua bao thế hệ, trong mắt của mỗi học sinh, phụ huynh, cô giáo mần non luôn được ví như mẹ hiền của các em nhỏ. Nhưng ở Trường Mầm non Đồng Tâm, xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) có một thầy giáo dành hết tình cảm, tâm huyết để làm tròn vai "mẹ hiền". Đó là thầy giáo Ngô Văn Bằng (1981), dân tộc Tày.
Gương sáng ở Sơn Hà

Gương sáng ở Sơn Hà

Người có uy tín - Thanh Nga - 5 giờ trước
Nhiều năm qua, với vai trò là Người có uy tín thôn Khe Mụ, xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, ông Bàn Văn Sang đã và đang phát huy tốt vai trò hạt nhân, nêu gương sáng trong công cuộc phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.