Từ khi xây dựng làng du lịch cộng đồng đến nay, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Xơ Đăng, làng Vi Rơ Ngheo đã từng bước được cải thiện, nâng cao; giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp được giữ gìn, phát huy đã tạo nên sắc thái hấp dẫn khách du lịch gần, xa tìm đến.
Sáng 23/8, tại Hà Nội, Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Netflix tổ chức Hội thảo “Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, sáng tạo Việt Nam trong kỷ nguyên số”, trao đổi về những cơ hội và thách thức của ngành nhằm tìm ra giải pháp để đón đầu ưu việt làn sóng Cách mạng Công nghiệp 4.0.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa vừa phối hợp với UBND huyện Như Thanh tổ chức lớp tập huấn về phương pháp bảo tồn trang phục truyền thống của dân tộc Thái huyện Như Thanh phục vụ phát triển du lịch.
Nông Thúy Hằng, người con của dân tộc Tày đăng quang Hoa hậu các dân tộc Việt Nam vào tháng 7/2022. Sau đăng quang, với sứ mệnh của mình, nàng hậu sinh năm 1999 tham gia vào nhiều hoạt động thiện nguyện, cộng đồng, đặc biệt là các hoạt động nhằm quảng bá văn hóa dân tộc đến với bạn bè trong nước và quốc tế. Mới đây, cô đã chính thức công bố Dự án "Muôn sắc trang phục cưới của các dân tộc Việt Nam", với nhiều thông điệp ý nghĩa. Để tìm hiểu về dự án này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có buổi trò chuyện cùng Nông Thúy Hằng.
Trò chơi dân gian gắn liền với bao thế hệ trẻ em, gắn với ký ức tuổi thơ của mỗi người nơi làng quê. Trẻ em người Chăm cũng vậy, lớn lên ở miền quê có cánh đồng lúa, góc sân và khoảng vườn, những cây cỏ, đất sét, hạt sỏi… được trẻ em tận dụng để sáng tạo ra những trò chơi dân gian giữa những ngày Hè đầy nắng gió.
Hằng năm vào dịp tháng 7 âm lịch, khi việc đồng áng bớt bận rộn, đồng bào La Chí lại tổ chức Tết Khu Cù Tê để bày tỏ lòng biết ơn tới ông bà, tổ tiên, người đã có công khai sơn phá thạch, cầu cho làng bản gia đình ấm no hạnh phúc, cho cây ngô ra bắp, cho cây lúa trĩu bông. Tế Cù Tê là Tết truyền thống lớn nhất trong năm của đồng bào La Chí được tổ chức theo dòng tộc và bản làng
Có dịp lên với Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, ghé chợ phiên Vàng Lếch, xã Nậm Tin, du khách thích thú khi được những phụ nữ dân tộc Mông mời thử chén rượu ngô nồng nàn hương vị do chính họ nấu từ loại men lá gia truyền. Rượu ngô- một sản phẩm đặc trưng của đồng bào Mông, bao năm qua đã được người dân và nhiều du khách đến địa phương tin tưởng mua dùng hoặc làm quà...
Tập tục kéo vợ, tảo hôn đã tồn tại bao đời, ăn sâu vào tiềm thức của đồng bào dân tộc Mông ở Tây Bắc. Thế nhưng cô bé người Mông Má Thị Di đã dũng cảm đứng lên, kiên quyết chống lại luật tục đó, tự giành lấy hạnh phúc cho chính mình.
Những ngôi nhà trình tường thấp thoáng dưới màn mây trên các rẻo cao của tỉnh Lai Châu được mọi người đặt cho cái tên mộc mạc là những ngôi “nhà nấm”. Đây chính là điểm ấn tượng nhất để lại trong lòng du khách khi đến thăm những bản làng của người Hà Nhì vùng cao biên giới của tỉnh Lai Châu, nhưng quá trình phát triển và hội nhập, những ngôi nhà trình tường với kiến trúc độc đáo này đang ngày một ít dần.
Trong 4 ngày (từ ngày 17 - 20/7), tại Tp. Móng Cái (Quảng Ninh) diễn ra Lễ hội đình Trà Cổ với những nghi lễ mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc nơi vùng biên Tổ quốc.
Triển lãm Tranh lụa Việt Nam dự kiến sẽ diễn ra vào quý III, tại Paris, Pháp, nhân kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp.
Xẩm, chèo, tuồng, ca trù, dân ca, quan họ… là những loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc của dân tộc đang được những nghệ nhân đi trước cố gắng gìn giữ, phát triển trong đời sống hiện đại. Trong đó, việc thắp lửa đam mê, ươm mầm cho thế hệ trẻ tiếp nối, sáng tạo, là câu chuyện dài hơi đòi hỏi cần có nhiều sáng kiến và hành động thiết thực, nhất là khi những giá trị văn hóa này đang dần bị nhiều hình thức giải trí hiện đại lấn át.
Từ ngày 13 - 17/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức nhằm nâng cao năng lực quản lý di sản văn hóa phi vật thể, nghệ thuật dân ca, dân vũ của cộng đồng trên địa bàn Thanh Hóa năm 2023.
Nhằm khơi dậy niềm tự hào về những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, thúc đẩy quảng bá di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam tới bạn bè quốc tế, Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội phát động cuộc thi Trình diễn Di sản văn hóa phi vật thể với chủ đề “Người giữ màu dân tộc” năm 2023.
Trong hai ngày 30/6 - 1/7, các nghệ sĩ của đoàn Nhà hát Múa rối Việt Nam sẽ biểu diễn nghệ thuật múa rối tại Liên hoan Thiếu nhi Quốc tế lần thứ 63 năm 2023.
Đây là sự kiện do Tổng lãnh sự quán Hoàng gia Thái Lan và Tổng cục Du lịch Thái Lan tổ chức tại Hà Nội.
Nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Nhật Bản - Việt Nam, Ban Tổ chức phía Nhật Bản đã ra mắt phần đầu của truyện tranh lịch sử "Công nữ Anio" phiên bản điện tử.
Thời gian qua, để giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào Gié Triêng, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cùng người dân xã Đắk Dục (huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) đã nỗ lực, chung tay bảo tồn những nét đẹp văn hoá của người Gié Triêng.
Những cọn nước (guồng nước) được làm từ tre nứa, tựa như một bánh xe khổng lồ chậm rãi quay. Bao mùa vàng bội thu nơi miền Tây xứ Nghệ đã được tưới tắm từ những cọn nước ấy, để bản làng thêm ấm no, để nhà nhà thêm sung túc. Vượt ra khỏi chức năng thủy lợi, cọn nước đang trở thành sản phẩm độc đáo hút khách du lịch gần xa.
Trưởng đại diện Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam (KTO) cho biết: "Việt Nam là một thị trường quan trọng của du lịch Hàn Quốc, vì vậy KTO luôn luôn chú trọng và tích cực trong các hoạt động quảng bá tại Việt Nam".