Hưởng ứng “Tuần lễ áo dài Việt Nam” (từ ngày 1 đến 8/3), nhân Kỷ niệm 113 năm Ngày Quốc tế phụ nữ (8/3), những ngày này, toàn thể nữ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong hệ thống cơ quan Ủy ban Dân tộc đã đồng loạt mặc áo dài truyền thống trong giờ làm việc; đồng thời tích cực chuẩn bị cho Hội thi nấu ăn giỏi với chủ đề “Mâm cơm Việt” do Công đoàn Ủy ban Dân tộc tổ chức.
“Tháng ba, mùa con ong đi lấy mật, mùa con voi xuống sông hút nước, mùa em đi phát rẫy làm nương”, mùa của buôn làng Tây Nguyên rộn ràng trong tiếng cồng chiêng hòa giữa trời xanh lộng gió. Đó cũng được xem là mùa Tết, mùa lễ hội của các DTTS ở Tây Nguyên nói chung, người Gia Rai ở Gia Lai nói riêng.
Y Hoa (tên đầy đủ là Phạm Thị Y Hòa, 32 tuổi) là viên ngọc sáng, đã có công lớn trong việc quảng bá thổ cẩm làng Teng ra nhiều nước trên thế giới...
Đồng bào các DTTS ở Tây Bắc hiện đang lưu giữ nhiều di sản văn hóa truyền thống đặc sắc, mang đậm ý nghĩa văn hóa, nhân sinh. Ở huyện vùng cao Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, người Dao Khâu vẫn lưu giữ phong tục đón Tết rất riêng và luôn được duy trì, trao truyền qua nhiều thế hệ như: Gói bánh chưng đen; tắm lá thuốc và lễ Tranh nước mới (yang sèng uôm) đêm giao thừa…
Sự kiện được khởi xướng và tổ chức bởi nghệ sĩ Trần Lương, với sự hỗ trợ và tham gia của gần 30 nghệ sĩ từ Anh, Đức, Nhật Bản, Singapore và Việt Nam cùng các tổ chức nghệ thuật, các viện văn hóa nước ngoài.
Lào Cai là tỉnh có trên 60% dân số là đồng bào DTTS. Mỗi dân tộc có những nét đặc sắc văn hóa riêng, trong đó, thổ cẩm đã gắn liền với đời sống, văn hóa tinh thần của đồng bào. Phấn khởi là, thổ cẩm đang trở thành mặt hàng có giá trị, giúp đồng bào vùng cao có thêm thu nhập.
Người Khơ Mú quan niệm, mỗi năm có nhiều cái tết thì càng làm ăn phát đạt, khấm khá. Họ có thể tổ chức tết trong 1 hoặc vài ngày tùy theo điều kiện kinh tế. Tuy nhiên, để nói về tết chính của người Khơ Mú thì có 2 cái tết, đó là Tết Grơ và Tết Nguyên đán.
Với mong muốn phát triển các sản phẩm thổ cẩm truyền thống của đồng bào Cơ Ho, nhà thiết kế K’Jona (34 tuổi, Tp. Đà Lạt) đã dành nhiều tâm huyết tạo ra những bộ sưu tập mới lạ, tinh tế, bằng cách phối thổ cẩm với các chất liệu khác theo xu hướng hiện đại.
Sáng mùng 2 Tết Quý Mão 2023, hàng nghìn người dân đã tới Văn Miếu - Quốc Tử Giám để thắp hương tưởng nhớ các bậc tiên thánh, tiên hiền đã làm rạng danh quê hương, đất nước và tôn vinh truyền thống hiếu học, trọng dụng nhân tài của người Việt Nam. Đặc biệt, rất đông học sinh, sinh viên với tâm niệm đầu Xuân năm mới đến cầu mong được học hành tiến bộ, đỗ đạt thành tài. Không khí lễ hội Xuân tưng bừng cả bên ngoài và trong khuôn viên Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định số 73/QĐ-BVHTTDL về việc đưa Lễ hội Đền Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Năm 2022, dù còn nhiều khó khăn do hậu quả đại dịch COVID-19 và nhiều yếu tố bất lợi khác nhưng Thanh Hóa là tỉnh có bước phát triển mạnh về kinh tế - xã hội. Trong đó, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch là một trong những đơn vị đã nỗ lực vượt qua khó khăn, đạt được những dấu ấn nổi bật, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Nho Quan là huyện miền núi duy nhất của tỉnh Ninh Bình, có 7 xã vùng đồng bào DTTS, nơi tập trung sinh sống chủ yếu của người Mường. Những năm qua, song song với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, địa phương này cũng tích cực giữ gìn, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào DTTS.
UBND TP. Hà Nội chỉ đạo, giao Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch phối hợp với UBND thị xã Sơn Tây tổ chức Chương trình "Tết làng Việt" chào Xuân Quý Mão 2023 tại sân đình Mông Phụ, làng cổ Đường Lâm - thị xã Sơn Tây trong 2 ngày, 14 - 15/1/2023 (23 và 24 tháng Chạp năm Nhâm Dần).
Từ ngày 8/1 - 28/2/2023, Ban Quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức chương trình hoạt động văn hóa Mừng Đảng - Mừng Xuân với chủ đề xuyên suốt là “Tết Việt - Tết Phố 2023”.
Từ ngày 31/12/2022 đến 2/1/2023, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra các hoạt động Chào Xuân 2023. Chợ vùng cao ngày Tết, Lễ hội Pang Phoóng (Lễ tạ ơn) của dân tộc Kháng tỉnh Điện Biên, múa Khèn - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của dân tộc Mông tỉnh Bắc Kạn... là những hoạt động nổi bật tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Triển lãm góp phần thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa Việt Nam - Hàn Quốc, là nguồn năng lượng kết nối, khơi gợi nguồn cảm hứng sáng tạo cho thế hệ trẻ sinh viên Việt Nam - Hàn Quốc, được diễn ra từ ngày 27/12/2022 đến hết ngày 31/03/2023, tại Bảo tàng Hà Nội.
Bộ phim tài liệu “Những đứa trẻ trong sương” (Children of The Mist) của Việt Nam bất ngờ lọt vào Top 15 đề cử của hạng mục Phim tài liệu hay nhất tại Liên hoan phim Oscar lần thứ 95.
Thời gian qua, ngành Du lịch tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đưa văn hóa truyền thống của đồng bào Dao trở thành các sản phẩm du lịch độc đáo thu hút khách du lịch, đem lại hiệu quả thiết thực.
Từ các tỉnh phía Bắc di cư vào Tây Nguyên lập nghiệp, đồng bào Mông xã Cư Kia, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông mang theo những nét đẹp văn hóa truyền thống độc đáo của dân tộc mình đến quê hương mới. Chợ phiên chính là nét văn hóa riêng của vùng núi Tây Bắc được đồng bào Mông mang đến mảnh đất Tây Nguyên.
Tỉnh Gia Lai hiện có 33 di tích, cụm di tích đã được xếp hạng. Đặc biệt, Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại. Những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc luôn được các cấp ủy, chính quyền tỉnh Gia Lai quan tâm, triern khai thực hiện hiệu quả.