Triển khai Dự án 6 Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch thuộc Chương trình MTQG 1719, tỉnh Bình Thuận đã đẩy mạnh đưa di sản văn hóa vào trường học để giáo dục văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ. Các điểm di sản, trung tâm trưng bày văn hóa trên địa bàn tỉnh đều trở thành địa điểm học tập để học sinh tất cả lứa tuổi có thể trực tiếp tham quan, trải nghiệm.
Tối 29/11, tại Quảng trường 16/3, Tp. Kon Tum (Kon Tum), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I tại tỉnh Kon Tum, năm 2023, với chủ đề Đại ngàn Tây Nguyên - Tinh hoa hội tụ.
Sáng 29/11, tại Quảng trường 16/3, Tp. Kon Tum (tỉnh Kon Tum) đã diễn ra Lễ khai mạc chung các hoạt động tại Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I tại tỉnh Kon Tum, năm 2023.
Trên địa bàn TP. Cần Thơ hiện có Học viện Phật giáo Nam tông Khmer và Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước TP.Cần Thơ cùng 12 chùa Phật giáo Nam tông Khmer đáp ứng cho các hoạt động, sinh hoạt tôn giáo của đồng bào Khmer. Do vậy, việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào DTTS, trong đó đồng bào dân tộc Khmer luôn được lãnh đạo thành phố quan tâm, hỗ trợ kịp thời, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Sắc màu 54 -
Vũ Mừng – Tào Đạt -
07:49, 28/11/2023 Lễ hội Kin Pang không chỉ mang giá trị về mặt tâm linh, tín ngưỡng mà còn ẩn chứa nhiều giá trị nghệ thuật đặc sắc của dân tộc Thái đen tỉnh Lai Châu.
Thực hiện Dự án 6, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lai Châu đã và đang tích cực triển khai nhiều biện pháp góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của dân tộc Lự trên địa bàn.
Ngày 27/11, tại khán đài bờ sông Cái Lớn, thị trấn Gò Quao, huyện Gò Quao đã diễn ra Lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer tỉnh Kiên Giang lần thứ 15 năm 2023. Ngày hội thu hút hàng chục ngàn người dân tham gia.
Cùng với Chol Chnam Thmay, Sene Dolta, Ok Om Bok là một trong ba lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer nói chung và đồng bào Khmer tại Trà Vinh nói riêng. Lễ hội Ok Om Bok tại Trà Vinh đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Từ nhiều năm nay, Lễ hội Ok Om Bok đã được chính quyền địa phương quan tâm và đầu tư, nâng tầm, trở thành điểm nhấn độc đáo trong phát triển du lịch văn hóa của tỉnh Trà Vinh.
Sắc màu 54 -
Ngọc Lê - Ngọc Chí -
05:09, 28/11/2023 Trong công tác giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc, các nghệ nhân dân gian chính là những người "giữ lửa", "truyền lửa" tình yêu văn hóa dân tộc cho cộng đồng. Họ có đóng góp to lớn trong việc khôi phục, bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc thiểu số.
Quản Bạ, huyện cửa ngõ của Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn (tỉnh Hà Giang) với 19 dân tộc cùng sinh sống, chủ yếu là các dân tộc: Mông, Dao, Tày… Những năm qua, chính quyền địa phương và người dân đã đồng lòng xây dựng mô hình du lịch cộng đồng, vừa để tạo sinh kế, nâng cao thu nhập, vừa góp phần bảo tồn, phát huy hiệu quả giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc của đồng bào các DTTS
Sắc màu 54 -
Vũ Mừng – Tào Đạt -
08:45, 27/11/2023 Trình diễn nguyên vẹn những nét văn hoá đặc sắc trong “Lễ ăn trâu mừng lúa mới”, đồng bào dân tộc Cơ Tu (thành phố Đà Nẵng) đã thắp sáng không gian văn hoá của dân tộc mình tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), trong khuôn khổ các hoạt động của Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2023.
Trong khuôn khổ các hoạt động Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” năm 2023, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đã diễn ra chương trình Ngày hội giao lưu văn hóa các dân tộc.
Để nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc được trường tồn và được nhiều người biết đến, những nghệ nhân Cơ Tu ở Quảng Nam đã không ngừng sáng tạo, làm ra những sản phẩm mẫu mã mới, đa dạng phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Nhờ vậy, nghề truyền thống của cha ông được duy trì, đồng thời tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người dân.
Tối 25/11, tại Quảng trường Bạch Đằng, TP Sóc Trăng đã diễn ra Chương trình Khai mạc “Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023” với chủ đề “Sóc Trăng – Khát vọng vươn xa”
Từ tiềm năng, nguồn di sản văn hóa quý giá cồng chiêng, những năm gần đây, các chủ nhân của di sản văn hóa phi vật thể cồng chiêng ở tỉnh Gia Lai đã ý thức việc khai thác giá trị bản sắc văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch. Qua đó, các chủ nhân của di sản dù ở các bản làng xa, hay buôn làng khó khăn vẫn có cơ hội thể hiện tài năng, mang lại những trải nghiệm thú vị cho du khách gần xa, qua đó có thêm nguồn thu nhập ổn định từ các hoạt động biểu diễn văn hóa, văn nghệ cho các đoàn khách du lịch, hay trong các lễ hội, các chương trình của địa phương, của tỉnh tổ chức...
Là tỉnh có đông đồng bào Khmer sinh sống, Sóc Trăng đã và đang phát triển các loại hình du lịch đặc trưng sẵn có như, du lịch tâm linh, văn hóa lễ hội; du lịch sinh thái sông nước miệt vườn và du lịch biển gắn với việc khai thác tiềm năng du lịch thông qua tuyến tàu cao tốc Trần Đề - Côn Đảo.
Mỗi dân tộc đều có một “báu vật" văn hoá riêng. Đối với người Sán Dìu ở Tuyên Quang, có thể nói báu vật đó là điệu hát Soọng cô - di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận. Đặc biệt, người Sán Dìu luôn ý thức được việc gìn giữ và lan tỏa di sản văn hóa, để Soọng cô hiện diện sống động trong cuộc sống của đồng bào
Thực hiện Đề án bảo tồn và phát huy giá trị dân tộc Dao tại thôn Sơn Hải, xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ gắn với phát triển du lịch cộng đồng do tỉnh Quảng Ninh phê duyệt, huyện Ba Chẽ đã chú trọng triển khai các hạng mục, giải pháp, qua đó đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Đặc biệt, địa phương đã khôi phục tổ chức thành công Lễ hội Bàn Vương, góp phần bảo tồn và phát huy những nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Dao trên địa bàn.
Suốt gần 18 năm sau ngày không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, 05 tỉnh Tây Nguyên đã thực hiện nhiều chương trình, dự án bảo tồn, phát huy giá trị di sản. Đặc biệt, thực hiện Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch”, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719), các tỉnh đã quy hoạch, đầu tư xây dựng nhiều làng du lịch cộng đồng, nhằm từng bước phát huy giá trị văn hóa của đồng bào DTTS nói chung và giá trị của văn hóa cồng chiêng nói riêng.
Sắc màu 54 -
Tào Đạt - Vũ Mừng -
13:40, 24/11/2023 Sáng 23/11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đã diễn ra buổi khai mạc các hoạt động văn hóa, thể thao trong khuôn khổ Ngày hội trình diễn cây Nêu. Sự kiện do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp tổ chức, nhằm phát triển truyền thống đại đoàn kết các dân tộc và kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam.