Hướng tới Ngày thơ Việt Nam (tổ chức vào Rằm tháng Giêng, 24/2/2024), Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I tổ chức Triển lãm trực tuyến với chủ đề "Văn chương muôn màu", với hơn 200 tài liệu đặc sắc về đời sống văn chương dưới triều Nguyễn từ Châu bản - Di sản Tư liệu Thế giới.
Sáng 16/2 (tức mùng 7 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại cánh đồng Đọi Tín, xã Tiên Sơn, huyện Duy Tiên (tỉnh Hà Nam), UBND tỉnh Hà Nam và huyện Duy Tiên tổ chức Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2024 - Ngày hội xuống đồng lớn nhất vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
Thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa, dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 các địa phương tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch, thu hút được lượng khách du lịch đầu năm khá đông.
Trong hương Xuân ấm áp, hoa đào, hoa mơ, hoa mận bung nở, khoe sắc trên những triền đồi hay trong vườn nhà, bản Hua Tạt, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, như khoác lên mình tấm áo mới rực rỡ. Trai, gái người Mông xúng xính váy áo đi chơi hội. Nhiều du khách cũng tìm đến Hua Tạt để được chiêm ngưỡng mùa Xuân độc đáo trên bản đồng bào Mông.
Hùng Lô là một làng cổ, một vùng đất thiêng gắn với nhiều huyền tích thời Hùng Vương trên vùng Đất Tổ Phú Thọ. Nơi đây, có không gian làng cổ quần tụ bên dòng Lô Giang hiền hòa, lưu giữ kho trầm tích văn hóa, di sản đặc biệt có giá trị với những phong tục gắn với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, hát Xoan và mái đình Hùng Lô cổ kính từ lâu đã đi vào tâm thức của cư dân đất Việt…
Từ ngày 13/2 (tức mùng 4 Tết) hàng ngàn du khách khắp mọi miền đất nước đã đến với Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen, huyện Kon Plông (Kon Tum) để du xuân. Tín hiệu vui hòa trong không khí rộn ràng sắc xuân đang hiện hữu giữa núi rừng Măng Đen đại ngàn.
Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường năm 2024 sẽ được tổ chức trong 3 ngày, từ ngày 15 - 17/2/2024 (tức từ ngày 6 - 8 tháng Giêng, năm Giáp Thìn) tại xã Phong Phú (Tân Lạc) với sự tham gia của 4 Mường: Bi, Vang, Thàng, Động (huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Cao Phong, Kim Bôi).
Có những miền ký ức đi qua đời ta rồi dần bị xóa nhòa để thay thế bằng những giá trị mới. Nhưng có hoài niệm cũ vẫn mãi hằn in trong tâm trí, cứ lay thức, níu gọi ta về, ám ảnh bằng những thương nhớ khôn nguôi. Với tôi, vẫn day dứt thương hoài vị Tết hương Xuân của những ngày xưa cũ...
Tết Giáp Thìn năm nay, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế lần đầu tiên mở cửa đón người dân, du khách tại 2 di tích vừa được trùng tu, tôn tạo là điện Thái Hòa và điện Kiến Trung.
Sắc màu 54 -
Chí Tín - Vũ Mừng -
17:39, 07/02/2024 Tôi mê hoạ sĩ Nguyễn Hoàng Anh từ lâu, bởi cách anh dãi bày những xúc cảm của mình về cuộc sống và con người vùng cao qua cây cọ vẽ. Chuyện trò cùng anh nhiều lần nhưng quả thực tôi đã giật mình lúc nhận ra Nguyễn Hoàng Anh cũng là một nhà thiết kế và may vá có hạng… khi anh liên tục trình làng những tác phẩm búp bê trong trang phục truyền thống của các dân tộc Việt Nam. Thú vị ở chỗ, dù đã ngắm đi, ngắm lại những tác phẩm độc đáo ấy mà tôi vẫn thấy cuốn hút và mới mẻ đến lạ thường!
Ngày 4/2, Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố tổ chức chương trình Khai mạc các hoạt động trình diễn và diễn tấu Cồng chiêng chào xuân Giáp Thìn 2024 tại Quảng Trường 10/3.
Làng du lịch cộng đồng Kon Jơ Dri, xã Đăk Rơ Wa cách trung tâm thành phố Kon Tum (Kon Tum) khoảng 6km, nằm sát bên dòng sông Đăk Bla hiền hòa và thơ mộng, với hơn 190 hộ dân tộc Ba Na sinh sống. Những ngày này, bà con làng Kon Jơ Dri tạm gác lại công việc nương rẫy, chung sức, đồng lòng ''tân trang" lại nhà Rông truyền thống của làng để đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
UBND TP. Uông Bí (Quảng Ninh) phối hợp với Công ty Cổ phần Phát triển Tùng Lâm vừa tổ chức chương trình “Làng Việt - Tết xưa” năm 2024 tại Đình Làng Nương (xã Thượng Yên Công) nhằm tái hiện, quảng bá giá trị về những nét đẹp văn hóa, nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, đặc biệt là Tết cổ truyền của dân tộc.
Nhà dài là loại hình kiến trúc độc đáo của đồng bào dân tộc Mạ. Mỗi nếp nhà không đơn thuần chỉ là không gian sinh hoạt, mà còn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, tâm linh của cư dân nơi đại ngàn. Nếu như trước đây, mỗi buôn người Mạ thường có 7 đến 10 nhà dài. Nhưng hiện cả vùng đất Nam Tây Nguyên chỉ còn lại ngôi nhà dài duy nhất ở buôn B’Đăng, xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng. Bà Ka Dít là chủ nhân của ngôi nhà dài này bộc bạch: Mình phải giữ lấy nhà dài để “nuôi chiêng, nuôi ché”.
Với tình yêu và khao khát bảo tồn, lan tỏa những giá trị văn hóa của dân tộc, các bạn trẻ DTTS vùng cao tỉnh Gia Lai đã và đang hiện thực hóa những ước muốn của mình bằng nhiều cách. Người kể chuyện núi rừng Tây Nguyên; người tự học tiếng Anh để làm “cầu nối” văn hóa truyền thống… Và như một lẽ tự nhiên, họ đã trở thành “đại sứ” du lịch, góp phần quảng bá hình ảnh quê hương đến du khách muôn phương.
Với đồng bào Mông, thường ngày cần mẫn trên ruộng bậc thang, trên nương đá nhưng khi ngơi tay là cầm cây khèn lên để tâm tình với mình, thủ thỉ với người yêu, hoặc dùng tiếng khèn trò chuyện với bạn bè và trổ tài trong hội Xuân, phiên chợ... Vậy nên, mùa Xuân về ở các bản làng người Mông của tỉnh Nghệ An không thể thiếu tiếng khèn.
Lễ hội Tây Thiên Xuân Giáp Thìn 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 24 - 26/3/2024 (tức ngày 15 - 17/2 năm Giáp Thìn), tại Khu di tích danh thắng Tây Thiên, thị trấn Đại Đình, huyện Tam Đảo. Đây là lễ hội hằng năm lớn nhất của tỉnh Vĩnh Phúc.
Sắc màu 54 -
Tào Đạt - Như Tâm -
07:29, 03/02/2024 Ngày 2/2, tỉnh Vĩnh Long tổ chức khai mạc “Đường gốm và hoa mừng Xuân Giáp Thìn năm 2024” và đón nhận kỷ lục “Đường gốm đỏ và hoa dài nhất Việt Nam".
Ngày 1/2, tại Hà Nội, Bảo tàng Hà Nội phối hợp với các tổ chức, cá nhân thực hiện trưng bày chuyên đề “Năm Thìn kể chuyện Rồng” phục vụ công chúng trước thềm Tết Giáp Thìn.
Theo truyền thống, Tết ông Công ông Táo đã trở thành một ngày lễ quan trọng trước tết Nguyên đán của người dân Việt Nam. Các gia đình thường chuẩn bị mâm cơm cúng trong ngày này dâng lên để bày tỏ lòng biết ơn đến các vị thần với ước muốn cầu xin những điều tốt đẹp nhất đến với cả gia đình. Đây cũng là dịp để mọi người trở về sum họp gia đình, quây quần bên nhau.