Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
Tục hái lộc rừng trong lễ hội mùa Xuân của đồng bào các DTTS

Tục hái lộc rừng trong lễ hội mùa Xuân của đồng bào các DTTS

Tục hái lộc đầu năm là nét đẹp văn hóa được người Việt Nam nói chung và đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) nói riêng thực hiện vào thời khắc chuyển giao sang năm mới. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở khoảnh khắc đầu năm, trong những tháng đầu mùa Xuân, đồng bào các DTTS còn tổ chức nhiều lễ hội truyền thống, trong đó tục hái lộc rừng vẫn được duy trì. Đây không chỉ là một phong tục mà còn thể hiện sự tôn kính đối với thiên nhiên, đồng thời gửi gắm ước vọng về một năm mới an lành, mùa màng bội thu.
Hồi sinh làng nghề thổ cẩm trăm năm tuổi của người Ba Na

Hồi sinh làng nghề thổ cẩm trăm năm tuổi của người Ba Na

Sắc màu 54 - Như Quỳnh-Thành Nhân - 22:11, 14/11/2023
Đối với đồng bào DTTS, nghề dệt thổ cẩm truyền thống được xem là một nét văn hóa độc đáo được truyền từ đời này sang đời khác. Tại làng Hà Văn Trên, huyện Vân Canh (Bình Định), nghề dệt thổ cẩm được gìn giữ nguyên vẹn, không chỉ giúp cho đồng bào Ba Na có thêm thu nhập, mà thông qua sự kết hợp với du lịch cộng đồng, sắc màu thổ cẩm của làng nghề trăm năm tuổi này ngày càng được tôn vinh.
Ly Minh Cường - Người truyền đam mê văn hóa dân tộc cho giới trẻ

Ly Minh Cường - Người truyền đam mê văn hóa dân tộc cho giới trẻ

Sắc màu 54 - Vàng Ni - 09:52, 14/11/2023
Ly Minh Cường, dân tộc Mông, sinh ra và lớn lên tại xã Lũng Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, hiện là sinh viên của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, đã đạt được nhiều thành tích đáng nể và là tấm gương truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ DTTS.
Phát huy giá trị Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn: Nâng cao trách nhiệm cộng đồng trong bảo tồn di sản (Bài 2)

Phát huy giá trị Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn: Nâng cao trách nhiệm cộng đồng trong bảo tồn di sản (Bài 2)

Sắc màu 54 - Văn Hoa - 08:30, 14/11/2023
Cao nguyên đá Đồng Văn được UNESCO tái công nhận là thành viên của mạng lưới công viên địa chất toàn cầu (CVĐCTC) UNESCO lần thứ III vào đầu tháng 9/2023 vừa qua cho thấy, tỉnh Hà Giang đã bảo đảm công viên địa chất phát triển bền vững, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của thành viên mạng lưới công viên địa chất toàn cầu UNESCO. Góp phần quan trọng để Hà Giang giữ vững được các tiêu chí này phải kể đến công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm về bảo tồn di sản cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn.

"Đánh thức" nghề truyền thống vùng đồng bào DTTS: Khơi dậy đam mê (Bài 2)

Sắc màu 54 - Lê Hường - 15:15, 13/11/2023
Tại Đắk Lắk, những năm qua, các đơn vị, các địa phương trên địa bàn tỉnh đang triển khai nhiều chính sách, dự án hỗ trợ, đầu tư nhằm phát huy các giá trị văn hóa, tài nguyên bản địa gắn với phong trào khởi nghiệp của đồng bào các DTTS, trong đó có việc tổ chức các cuộc thi như: Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo, Khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh...Qua đó, nhiều nghề truyền thống đã hồi sinh và có cơ hội phát triển, đặc biệt tạo động lực cho các nghệ nhân giữ nghề và khơi dậy tình yêu và sự đam mê của các bạn trẻ đối với nghề truyền thống.
Người tạo nên sức sống mới cho thổ cẩm dân tộc Dao

Người tạo nên sức sống mới cho thổ cẩm dân tộc Dao

Sắc màu 54 - Băng Ngân - Trương Vui - 17:05, 12/11/2023
Bằng tình yêu với nghề truyền thống dân tộc, chị Tướng Thị Lý ở thôn Xuân Đức, xã Hùng Đức, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) vẫn đang ngày ngày cần mẫn dệt nên những sản phẩm thổ cẩm nhiều màu sắc, với mong muốn góp phần làm nên sức sống cho thổ cẩm truyền thống của dân tộc Dao trong đời sống hiện đại.
Gặp nài voi Y Quang Byă ở Buôn Đôn

Gặp nài voi Y Quang Byă ở Buôn Đôn

Sắc màu 54 - Thị Đoắt - 15:20, 12/11/2023
Với đồng bào Tây Nguyên, voi được xem như thành viên trong gia đình, là người bạn của buôn làng. Vì vậy, từ khi thuần dưỡng đến quá trình chung sống với voi, đồng bào Mnông luôn ứng xử với voi như một thành viên trong gia đình. Nài voi trẻ Y Quang Byă (dân tộc Mnông) ở ƀon Bản Đôn, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk là một người như thế.

"Đánh thức" nghề truyền thống vùng đồng bào DTTS: Nguy cơ mai một (Bài 1)

Sắc màu 54 - Lê Hường - 08:57, 12/11/2023
LTS: Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, nhiều sản phẩm từ nghề thủ công truyền thống dần bị lãng quên, thay bằng những vật dụng được thiết kế sản xuất theo phương thức công nghệ. Điều đáng mừng là, những năm gần đây, trong các buôn làng vùng đồng bào DTTS và miền núi nói chung, ở Đắk Lắk nói riêng đang có nhiều nghệ nhân vẫn miệt mài gìn giữ, tìm kiếm cơ hội để vực dậy nghề truyền thống của cha ông.
Người Bru-Vân Kiều ở Ho Rum làm “công nghiệp không khói

Người Bru-Vân Kiều ở Ho Rum làm “công nghiệp không khói"

Sắc màu 54 - Phạm Tiến - 07:15, 12/11/2023
Ngược đường 10 lối rẽ vào đường mòn Hồ Chí Minh nhánh Tây để lên bản biên giới Ho Rum (xã Kim Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình) vào một ngày đầu thu. Vừa tới bản, bà chủ Homestay người Bru-Vân Kiều Hồ Thị Son hồ hởi: “Dưới xuôi có nhà máy may, nhà máy gỗ…. bản em giờ cũng phải làm công nghiệp chứ, nhưng là "công nghiệp không khói” anh ạ.
Giữ cho tiếng cồng chiêng ngân vang nơi núi Tản sông Đà

Giữ cho tiếng cồng chiêng ngân vang nơi núi Tản sông Đà

Sắc màu 54 - Chí Tín - Vũ Mừng - 07:05, 12/11/2023
Cồng chiêng theo các phường sắc bùa mang may mắn đến tận cửa mỗi nhà trong những ngày đón năm mới; cồng chiêng thúc giục những bước chân đi trảy hội, ngày mùa xuống đồng, gọi nhà nhà tới chia vui cơm mới, xua tan những điềm dữ trong cuộc sống; cồng chiêng gửi gắm ước nguyện ấm no ... Có lẽ vậy, mà mỗi người dân bản Mường ở Ba Trại luôn trân quý, giữ gìn để tiếng cồng, tiếng chiêng luôn ngân vang nơi bản làng
Nghệ nhân ưu tú Mấu Quốc Tiến: In dấu chân trên vạn dặm rừng Khánh Sơn

Nghệ nhân ưu tú Mấu Quốc Tiến: In dấu chân trên vạn dặm rừng Khánh Sơn

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh và CTV - 06:57, 12/11/2023
Từ khi Dự án 6 thuộc Chương trình MTQG 1719 được triển khai trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, Nghệ nhân ưu tú Mấu Quốc Tiến, dân tộc Raglay ở thị trấn Tô Hạp, huyện Khánh Sơn lại bận rộn, tất bật hơn với những buổi biểu diễn, ghi hình, truyền dạy nhạc cụ dân tộc cho bà con Raglay trong và ngoài huyện. Nhưng với ông, được trao truyền, lan tỏa di sản văn hóa của dân tộc ra cộng đồng là niềm hạnh phúc nhất của người làm công tác văn hóa.
Hơn 1.000 nghệ nhân tham gia trình diễn Lễ hội đường phố tại Tp. Pleiku

Hơn 1.000 nghệ nhân tham gia trình diễn Lễ hội đường phố tại Tp. Pleiku

Sắc màu 54 - Ngọc Thu - 19:00, 11/11/2023
Chiều 11/11, tại Tp. Pleiku (tỉnh Gia Lai), hơn 1.000 nghệ nhân đến từ 5 tỉnh Tây Nguyên gồm Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng tham gia trình diễn lễ hội đường phố đã thu hút đông đảo người dân, du khách tới chiêm ngưỡng.
Bậc thầy trong tục vấn tóc của phụ nữ Dao Thanh y

Bậc thầy trong tục vấn tóc của phụ nữ Dao Thanh y

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 08:05, 11/11/2023
Danh hiệu "Người tô thêm nét đẹp cho phụ nữ bản Dao”, được người dân trong vùng yêu mến đặt cho bà Chìu Thị Lan, bản Mố Kiệc, xã Quảng Sơn, huyện Hải Hà (Quảng Ninh). Bà là người có nhiều đóng góp tích cực trong việc lưu giữ và truyền dạy những nét văn hóa truyền thống của đồng bào Dao, trong đó có tục vấn tóc cho phụ nữ Dao Thanh Y có thể xem là cả một nghệ thuật không phải phụ nữ nào cũng làm được
Lần đầu tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch vùng Tây Nguyên

Lần đầu tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch vùng Tây Nguyên

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 04:07, 11/11/2023
Ngày hội được tổ chức nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc vùng Tây Nguyên trong nền văn hóa thống nhất, đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.
Sắp diễn ra Tuần văn hóa, Du lịch huyện Tam Đường năm 2023 - Đại ngàn khoe sắc

Sắp diễn ra Tuần văn hóa, Du lịch huyện Tam Đường năm 2023 - Đại ngàn khoe sắc

Sắc màu 54 - Hà Minh Hưng - 19:26, 10/11/2023
Tuần văn hóa Du lịch huyện Tam Đường năm 2023 với chủ đề "Đại ngàn khoe sắc" dự kiến sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ 24 - 26/11/2023, tại bản Sì Thâu Chải, xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.
Khai mạc sự kiện

Khai mạc sự kiện "Sáp ong - Sắc chàm" tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

Sắc màu 54 - Vàng Ni - 19:10, 10/11/2023
Chiều 10/11, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức Khai mạc sự kiện "Sáp ong - Sắc chàm". Sự kiện nằm trong khuôn khổ Dự án thành phần số 8: "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em", thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030", giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì thực hiện.
Bảo tồn và phát triển văn hóa Hà Nhì nơi thượng nguồn sông Đà

Bảo tồn và phát triển văn hóa Hà Nhì nơi thượng nguồn sông Đà

Sắc màu 54 - Hà Minh Hưng - 15:40, 10/11/2023
Lai Châu có 20 dân tộc cùng sinh sống, dân tộc Hà Nhì chiếm khoảng gần 4% dân số toàn tỉnh. Trong dòng chảy cuộc sống hiện đại, nhiều giá trị văn hóa của một số dân tộc đứng trước nguy cơ mai một. Những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, đặc biệt thực hiện Nghị quyết số 04/NQ/TU ngày 17/2/2021 của Tỉnh ủy Lai Châu về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030, đồng bào Hà Nhì nơi thượng nguồn sông Đà đã nỗ lực bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình.
Làng Le - Nơi lưu giữ nhiều cồng chiêng nhất ở Sa Thầy

Làng Le - Nơi lưu giữ nhiều cồng chiêng nhất ở Sa Thầy

Sắc màu 54 - Hòa Bình - 15:21, 10/11/2023
Dưới chân núi Chư Mom Ray hùng vĩ, làng Le , xã Mô Rai, huyện Sa Thầy (tỉnh Kon Tum), là nơi cư ngụ của cộng đồng người Rơ Măm. Bao năm qua, được sự quan tâm đầu tư hỗ trợ bằng chính sách đặc thù của Nhà nước, đồng bào đã từng bước vươn lên xây dựng cuộc sống mới. Đáng quý, trong xu hướng phát triển hội nhập, đồng bào Rơ Măm vẫn không quên gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, trong đó nổi bật là không gian văn hóa cồng chiêng. Làng Le là nơi còn giữ được số lượng cồng chiêng nhiều nhất xã Mô Rai.
Phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các DTTS có nguy cơ mai một

Phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các DTTS có nguy cơ mai một

Sắc màu 54 - T.Hợp - 14:35, 10/11/2023
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ra Quyết định số 3177/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức Chương trình Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các DTTS có nguy cơ mai một. Cụ thể là hoạt động khôi phục, bảo tồn văn hóa truyền thống tốt đẹp như: Làn điệu dân ca, dân vũ, nghệ thuật trình diễn dân gian, nghề truyền thống đang có nguy cơ mai một, mất bản sắc của các dân tộc Tày, Thái, Dao, Mường, Phù Lá, Thổ và Ơ Đu tại các tỉnh Yên Bái, Phú Thọ, Điện Biên và Nghệ An.
Chuyện về một nghệ nhân cống hiến hết mình cho việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Chuyện về một nghệ nhân cống hiến hết mình cho việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Sắc màu 54 - Mắn On - Ng. Lê - 14:30, 10/11/2023
Nghệ nhân Ưu tú Lò Văn Phớ, bản Him Lam 2, phường Him Lam, TP. Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) được cộng đồng người Thái nhìn nhận, khen ngợi là một người con đa tài của dân tộc Thái. Ông có thể chơi được nhiều loại nhạc cụ truyền thống, nắm giữ và thể hiện nhiều bài hát dân gian của dân tộc mình. Cũng như các nghệ nhân khác, ông Phớ đã và đang trăn trở với việc cần phải cống hiến, đóng góp cho việc lưu giữ và phát triển các loại hình nghệ thuật đặc sắc của dân tộc mình.
Nét đẹp trang phục truyền thống dân tộc Thái Lai Châu

Nét đẹp trang phục truyền thống dân tộc Thái Lai Châu

Sắc màu 54 - Hà Minh Hưng - 23:09, 09/11/2023
Tỉnh Lai Châu có 20 dân tộc, mỗi dân tộc đều có trang phục truyền thống riêng, mang những nét đẹp và ý nghĩa khác nhau. Bao đời nay, hình ảnh khăn piêu, áo cóm được coi là bản sắc, là giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Thái ở Lai Châu.