Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trải nghiệm lễ Cầu mưa của dân tộc Lô Lô tỉnh Cao Bằng

Thúy Hồng - 21:56, 14/05/2024

Vừa qua, nhân sự kiện chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước 30/4 và 1/5, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, đồng bào Lô Lô đến từ tỉnh Cao Bằng đã tái hiện lễ cầu mưa thu hút đông đảo du khách thăm quan, trải nghiệm.

Thầy mo chính thực hiện các nghi lễ cầu mưa
Thầy mo chính thực hiện các nghi lễ cầu mưa

Lễ cầu mưa tiếng Lô Lô gọi là Mề Pỉ, là một trong những nghi lễ quan trọng, linh thiêng của đồng bào dân tộc Lô Lô (tỉnh Cao Bằng). Lễ hội gắn với phong tục tập quán, lao động sản xuất được người dân lưu truyền từ đời này qua đời khác.

Lễ Cầu mưa của đồng bào Lô Lô được tổ chức vào dịp tháng 3 âm lịch hằng năm, không quy định là ngày đầu tháng hay cuối tháng, mà phụ thuộc vào sự sắp xếp thời gian của thầy mo chính trong bản. Điều đặc biệt theo quan niệm của đồng bào nơi đây, thì ngày được chọn diễn ra nghi lễ bắt buộc phải là ngày con rồng, vì theo họ vào ngày này thì thần Rừng mới cho mưa để phù hộ dân làng mùa màng tươi tốt.

Lễ Cầu mưa được tổ chức theo các nghi thức bởi một thầy mo chính, một thầy mo phụ và một đội phục vụ nghi lễ cùng sự tham gia đông đủ của bà con người dân tộc Lô Lô trong xóm.

Sau khi thầy mo chính đã chọn được ngày để hành lễ, trưởng xóm sẽ cử những người trong bản chuẩn bị sẵn lễ vật, các thanh niên sẽ đến khu rừng thiêng để quét dọn và chuẩn bị mọi vật dụng cần thiết cho việc thực hiện nghi lễ.

Bà con chuẩn bị mâm cỗ
Bà con chuẩn bị mâm cỗ

Từ xa xưa, với người Lô Lô đen ở tỉnh Cao Bằng, mỗi xóm làng đều có một khu rừng riêng của mình. Đây là khu vực rừng thiêng nơi sinh sống của các vị thần linh để bảo vệ và phù hộ cho làng bản. Vì vậy, theo quy định người dân trong xóm phải cùng nhau bảo vệ, giữ gìn vệ sinh và không ai được chặt phá cây trong rừng. Đặc biệt với những gia đình đang có người ở cữ thì tuyệt đối không được đi vào khu rừng này.

Đến ngày hành lễ, đội ngũ những người được cử sẽ đến cùng ăn sáng tại nhà thầy mo chính. Trước khi đến, làng đã chuẩn bị sẵn các con vật làm lễ gồm: bò, gà, chó, lợn, một mâm xôi, năm cái chén, năm đôi đũa, một bát gạo và kèm một chút lễ cảm ơn thầy mo kẹp trong giấy đỏ được sắp sẵn trên mâm vuông bằng gỗ hoặc cây trúc.

Khi đã đến khu rừng thiêng, mọi người sắp xếp đồ làm lễ được đặt theo trình tự từ phải qua trái: đầu tiên là mâm đồ cúng, tiếp đến là con bò, lợn, chó, và con gà được đặt ở phía ngoài cùng.

Sau khi đã cắt tiết xong các con vật hiến tế, các thầy mo sẽ thực hiện nghi thức cúng tươi một lần nữa cũng mang ý nghĩa như trên, lần lượt dâng thần linh và các loại ma trong rừng. 

Phần thịt còn lại cùng các con vật khác sẽ được dân làng đem ra chế biến cho bữa ăn tại rừng. Một điều bắt buộc trong nghi thức này là, dân làng sẽ dùng cây trong rừng để làm kiềng nấu bếp, chứ không được chuẩn bị và mang theo kiềng từ nhà đi.

Quây quần bên nhau cùng cầu mong cho một năm mưa thuận gió hòa
Quây quần bên nhau cùng cầu mong cho một năm mưa thuận gió hòa

Mỗi một hộ gia đình sẽ cử một thành viên để ăn trước cùng thầy mo (ăn cùng thần linh). Điều đặc biệt kiêng kị lúc này là, khi ăn mọi người tuyệt đối không được nói chuyện mà phải ăn theo sự chỉ dẫn của thầy mo chính.

 Khi thủ tục ăn cùng thần linh đã xong, thầy mo chính sẽ đứng dậy hô một câu thần chú và mọi người đồng thời đứng dậy, rời khỏi vị trí ngồi của mình đến các mân cỗ đã được chuẩn bị sẵn cho bữa tiệc.

Bà con mời rượu đồng bào và du khách đến tham dự nghi lễ
Bà con mời rượu đồng bào và du khách đến tham dự nghi lễ

Ngoại trừ mâm của thầy mo và đội hát lễ phải ngồi riêng, thì các thành viên khác trong xóm sẽ ăn uống giao lưu cùng với anh em trong xóm và những vị khách được mời đến tham dự.

Trong khi mọi người đang ăn uống vui vẻ, tại mâm của thầy mo đội nghi thức sẽ hát đối đáp với nhau bằng giai điệu dân ca của người Lô Lô. Kết thúc những bài hát trong nghi thức lễ, bà con dân làng Lô Lô sẽ hát lên những câu hát dân ca mang ý nghĩa mời rượu để mời anh em trong xóm cũng như những vị khách đến dự nghi lễ quan trọng của dân làng.

Sau buổi lễ bà con cùng hát múa những làn điệu dân ca truyền thống của dân tộc mình
Sau buổi lễ bà con cùng hát múa những làn điệu dân ca truyền thống của dân tộc mình

Sau khi dân làng đã ăn uống và hát múa những làn điệu dân ca truyền thống của dân tộc mình, mọi người sẽ cùng nhau thu dọn vệ sinh khu rừng và trở lại cuộc sống thường ngày với một niềm tin vào cuộc sống khởi sắc hơn, một năm mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt.



Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
“Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

“Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Tháng 12, nhiều hoạt động chào mừng năm mới 2025 với các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán sẽ diễn ra tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam với chủ đề “Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025”.
Tin nổi bật trang chủ
Lưu giữ “hương rừng

Lưu giữ “hương rừng" Tây Côn Lĩnh

Media - BDT - 20:00, 03/12/2024
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay, ngày 3/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Quảng Nam: Khai trương Bảo tàng thổ sản tại Hội An . Độc đáo những cổng nhà ở Măng Bút. Lưu giữ “hương rừng" Tây Côn Lĩnh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Nam: Khai trương Bảo tàng Thổ sản tại Hội An

Quảng Nam: Khai trương Bảo tàng Thổ sản tại Hội An

Trang địa phương - T.Nhân - H.Trường - 18:46, 03/12/2024
Ngày 3/12, UBND Tp. Hội An (Quảng Nam) tổ chức Lễ khai trương Bảo tàng Thổ sản Hội An. Sự kiện độc đáo này thu hút nhiều du khách đến tham quan và chiêm ngưỡng.
Hàm Yên nỗ lực taọ việc làm cho người lao động để giảm nghèo bền vững

Hàm Yên nỗ lực taọ việc làm cho người lao động để giảm nghèo bền vững

Công tác Dân tộc - Hà Linh - 18:39, 03/12/2024
Xác định công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động sẽ góp phần quan trọng vào công tác giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, thời gian qua, các cấp, các ngành trên địa bàn huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho người lao động.
Văn hóa ẩm thực đặc trưng của người Chăm

Văn hóa ẩm thực đặc trưng của người Chăm

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 18:33, 03/12/2024
Cộng đồng người Chăm ở tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận có 2 giáo phái chính là người Chăm theo đạo Bàlamôn và người Chăm theo đạo Hồi giáo Bàni. Ngoài ra có một bộ phận nhỏ theo đạo Hồi giáo Islam, bộ phận này được tách ra từ đạo Hồi Bàni, du nhập vào tỉnh Ninh Thuận từ những năm 60 của thế kỷ XX. Trong đời sống văn hóa nói chung, văn hóa ẩm thực nói riêng, đồng bào Chăm của 2 giáo phái trên có những đặc tính ẩm thực và phép tắc ứng xử mang đặc trưng riêng.
Quảng Ngãi: Cháy tàu cá trong đêm, thiệt hại khoảng 100 triệu đồng

Quảng Ngãi: Cháy tàu cá trong đêm, thiệt hại khoảng 100 triệu đồng

Trang địa phương - H.Trường - Đ.Minh - 18:27, 03/12/2024
Ngày 3/11, Ban Chỉ huy Quân sự thị xã Đức Phổ (tỉnh Quảng Ngãi) cho biết, 1 tàu cá của ngư dân trên địa bàn bị cháy, chưa rõ nguyên nhân, thiệt hại ban đầu khoảng 100 triệu đồng.
Gia Lai mùa cà phê chín đỏ

Gia Lai mùa cà phê chín đỏ

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/12, có những thông tin đáng chú ý sau: "Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2024". Giếng cổ Gio An, điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Gia Lai mùa cà phê chín đỏ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khánh Hòa: Công nhận 2 xã miền núi đạt chuẩn nông thôn mới

Khánh Hòa: Công nhận 2 xã miền núi đạt chuẩn nông thôn mới

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 18:26, 03/12/2024
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành các quyết định Công nhận 2 xã Sơn Bình và Sơn Hiệp, huyện Khánh Sơn đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2024. Đây là 2 xã đầu tiên của huyện miền núi Khánh Sơn được công nhận đạt chuẩn NTM. Đợt này, UBND tỉnh cũng ban hành quyết định công nhận xã Vĩnh Trung (Tp. Nha Trang) đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.
Bình Định: Đặt mục tiêu trồng 30.000 ha rừng gỗ lớn vào năm 2035

Bình Định: Đặt mục tiêu trồng 30.000 ha rừng gỗ lớn vào năm 2035

Kinh tế - T.Nhân - H.Trường - 18:25, 03/12/2024
UBND tỉnh Bình Định đã ban hành kế hoạch triển khai đề án phát triển rừng gỗ lớn đạt chứng nhận FSC, mục tiêu đề ra tới năm 2035, tỉnh có hơn 30.000 ha rừng gỗ lớn.
Quảng Ngãi: Tử hình kẻ truy sát 4 người trong một gia đình

Quảng Ngãi: Tử hình kẻ truy sát 4 người trong một gia đình

Pháp luật - T.Nhân - H.Trường - 18:24, 03/12/2024
Ngày 3/12, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử Lê Đình Thiết (57 tuổi, ngụ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) về tội giết người.
Bàn giao nhà Đại đoàn kết cho đồng bào Raglay ở xã Phước Hà

Bàn giao nhà Đại đoàn kết cho đồng bào Raglay ở xã Phước Hà

Tin tức - Thái Sơn Ngọc - 18:22, 03/12/2024
Sáng 3/12, tại xã Phước Hà, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Thuận tổ chức Lễ bàn giao 19 nhà Đại đoàn kết cho đồng bào dân tộc Raglay thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo khó khăn về nhà ở. Đến dự có Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Thuận Lê Văn Bình; Phó Chủ tịch UBND huyện Thuận Nam Nguyễn Thị Xuân Cường cùng cán bộ và Nhân dân địa phương.
Cao Bằng: Kiểm tra tiến độ xây dựng các khu tái định cư tại huyện Nguyên Bình

Cao Bằng: Kiểm tra tiến độ xây dựng các khu tái định cư tại huyện Nguyên Bình

Tin tức - P.V - 18:10, 03/12/2024
Sáng 3/12, đoàn công tác của tỉnh do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Văn Thạch làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra tiến độ xây dựng các khu tái định cư cho các hộ dân bị thiệt hại về nhà ở do cơn bão số 3 và một số công trình, dự án khác trên địa bàn huyện Nguyên Bình. Cùng đi có lãnh đạo một số sở, ngành.