Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

“Cha đẻ” của nghệ thuật điêu khắc gốc tre

Thanh Thuận - 02:09, 19/06/2024

Hơn 20 năm qua, ở thành phố Hội An (Quảng Nam), có một người chuyên tạo hình từ gốc tre và biến những gốc tre vô tri tưởng như bỏ đi thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Đó là Nghệ nhân Huỳnh Phương Đỏ - người được xem là “cha đẻ” của nghệ thuật điêu khắc gốc tre độc đáo.

Các sản phẩm tượng điêu khắc từ gốc tre của nghệ nhân Huỳnh Phương Đỏ .
Các sản phẩm tượng điêu khắc từ gốc tre của nghệ nhân Huỳnh Phương Đỏ

Bén duyên với nghề từ sự tình cờ

Ngày ngày, trong khu chợ thủ công mỹ nghệ ở thành phố Hội An, Nghệ nhân Huỳnh Phương Đỏ (sinh năm 1973) vẫn miệt mài với những chiếc gốc tre và những sản phẩm điêu khắc được anh tạo thành. Có lẽ bởi công việc đặc biệt này, mà anh còn có tên gọi khác là “Đỏ tre”.

Hầu hết khách đến phố cổ Hội An du lịch, khi ngang qua khu của Đỏ tre, đều bị ấn tượng, bởi những gốc tre với nhiều hình dáng nhân vật đặc biệt đã được tạo tác. Đó là những chân dung các nhân vật tâm linh, lịch sử… đặc biệt là bộ tác phẩm chân dung ba nhân vật Phúc, Lộc, Thọ và tượng chân dung một số danh nhân thế giới như Newton, Einstein...

Nghệ nhân Huỳnh Phương Đỏ điêu khắc tượng từ những gốc tre.
Nghệ nhân Huỳnh Phương Đỏ điêu khắc tượng từ những gốc tre

Quan sát Nghệ nhân Huỳnh Phương Đỏ thực hiện các công đoạn điêu khắc trên gốc tre, chúng tôi không khỏi nể phục tâm huyết mà ông đưa vào từng tác phẩm. Với dáng người nhỏ nhắn, điệu cười hồn hậu, anh Đỏ vừa thuần thục đục đẽo gốc tre, vừa niềm nở chia sẻ về cơ duyên đến với nghề. 

Theo lời anh Đỏ kể, anh theo học nghề điêu khắc gỗ tại làng mộc truyền thống Kim Bồng (xã Cẩm Kim, Tp. Hội An) từ năm 16 tuổi. Với tài năng “trời phú” nên anh thành thạo nghề rất nhanh. Sau đó, anh mở một xưởng gỗ nhỏ tại nhà. Tuy nhiên, có thời điểm nghề mộc rơi vào tình trạng ế khách, khó khăn, thu nhập ít ỏi không đủ nuôi sống bản thân và gia đình, anh Đỏ phải đi bán hàng dạo để trang trải cuộc sống.

Bước ngoặt trong nghề tới với anh Đỏ khi trận lũ lụt lịch sử năm 1999 xảy ra tại Quảng Nam. Anh tình cờ thấy được những gốc tre trôi dạt nhô lên sau lớp bùn đất đọng lại, từ đó mà nhân duyên giữa anh với nghề điêu khắc gốc tre bắt đầu.

“Trận lũ lụt năm đó đã nhấn chìm nhà cửa và xưởng gỗ của gia đình tôi. Khi dọn dẹp xưởng gỗ, tôi thấy những rễ tre già nhô lên. Tôi nghĩ tại sao không biến chúng trở thành tác phẩm nghệ thuật. Tôi lấy lên và đục đẽo thử. Ai ngờ đó lại là tác phẩm tượng tre đầu tiên trong đời tôi”, anh Đỏ chia sẻ.

Nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn của Nam Cao qua nét khắc từ gốc tre của nghệ nhân Huỳnh Phương Đỏ.
Nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn của Nam Cao qua nét khắc từ gốc tre của Nghệ nhân Huỳnh Phương Đỏ

Với bàn tay khéo léo, anh Đỏ bắt tay vào điêu khắc những gốc tre già. Những tác phẩm tạc từ gốc tre đã ra đời trong hoàn cảnh ấy. Sau khi nước lũ rút, anh mạnh dạn đem vài sản phẩm điêu khắc trên tre đầu tiên giới thiệu với du khách và nhận được sự yêu thích của mọi người. Từ đó, Nghệ nhân Huỳnh Phương Đỏ chuyển sang làm nghề này cho đến tận bây giờ và đã gắn bó được hơn 20 năm.

Biến củi khô thành tác phẩm nghệ thuật

Qua đôi bàn tay khéo léo của anh Đỏ và nhãn quan nhạy bén của người nghệ nhân, những gốc tre khô, vô tri, vô giác tưởng chừng chỉ để làm củi đun, bỗng chốc hóa thành những tác phẩm nghệ thuật sống động, bộc lộ đủ mọi cung bậc cảm xúc hỷ, nộ, ái, ố.

Theo anh Đỏ, so với điêu khắc gỗ, điêu khắc gốc tre có những độc đáo riêng biệt, đòi hỏi sự sáng tạo và kỹ năng cao hơn của người thợ. “Khi tạc tượng bằng gỗ thường có sẵn phôi gỗ cụ thể, mình chỉ việc tạc theo. Còn với gốc tre, mỗi gốc tre có hình dạng, kích thước khác nhau, các bộ rễ trên gốc tre cũng mỗi gốc mỗi kiểu nên khi đục đẽo đòi hỏi phải có sự tưởng tượng, sáng tạo nhiều hơn. Không có sự liên tưởng, thì khó mà hình dung có thể làm nên tác phẩm gì phù hợp với hình dáng của những gốc tre ấy”, anh Đỏ cho biết.

Các sản phẩm từ gốc tre của người nghệ nhân Huỳnh Phương Đỏ lấy cảm hứng từ các nhân vật trong văn hóa Việt
Các sản phẩm từ gốc tre của người nghệ nhân Huỳnh Phương Đỏ lấy cảm hứng từ các nhân vật trong văn hóa Việt

Ban đầu, anh chọn khắc những gương mặt ngộ nghĩnh, hóm hỉnh, quen thuộc với nhiều người lên gốc tre, như tượng ông Phúc, Lộc, Thọ. Tuy nhiên, sau thời gian dài làm nghề, nhận thấy gốc tre có những nhánh rễ dài, giống như chòm râu phù hợp với những nhân vật trong tín ngưỡng thờ cúng của người Việt, anh đã bắt tay vào sáng tạo theo hướng này. Anh không chỉ điêu khắc những nhân vật lịch sử, hoặc truyền thuyết ở Việt Nam, mà còn tạo hình cả những danh nhân thế giới như: Newton, Einstein... để tiếp cận gần hơn với những du khách nước ngoài.

Để có được một tác phẩm tượng điêu khắc từ gốc tre hoàn chỉnh, anh Đỏ đã phải trải qua nhiều công đoạn chuẩn bị như lau rửa, đục, chà nhám… và hai tiếng đồng hồ đẽo từng đường nét lên gốc tre.

Nói về quá trình tạo nên một tác phẩm, anh Đỏ bộc bạch: “Khi thực hiện điêu khắc trên gốc tre, cần am hiểu về các nhân vật được tạo hình trên gốc tre để làm nổi bật lên thần thái và đặc trưng riêng của mỗi hình tượng. Trong quá trình làm, tôi cứ đục, đẽo theo trí tưởng tượng của mình, nên tác phẩm sau khi hoàn thành là độc nhất, không cái nào giống cái nào”.

Tác phẩm sau khi hoàn thành là độc nhất, không cái nào giống cái nào
Tác phẩm sau khi hoàn thành là độc nhất, không cái nào giống cái nào

Cứ làm, cứ thử nghiệm, rút kinh nghiệm nhiều lần, đến nay, anh đã có được trong tay những bộ sưu tập tượng từ gốc tre đa dạng và tay nghề ngày càng điêu luyện biến tấu hơn trên những gốc tre.

Hơn 20 năm theo nghề, Huỳnh Phương Đỏ đã trở thành một nghệ nhân nổi tiếng với nghề tạc tượng từ gốc tre của Hội An, làm nên thương hiệu Đỏ tre Hội An. Anh có thể điêu khắc nhiều sản phẩm từ gốc tre, trong đó có tạc tượng chân dung người thật, chân dung các nhân vật tâm linh, lịch sử… Cũng bởi sự độc đáo ấy mà các tác phẩm điêu khắc trên gốc tre của Nghệ nhân Huỳnh Phương Đỏ rất được khách du lịch yêu thích. Gian trưng bày và giới thiệu sản phẩm điêu khắc trên gốc tre của anh, luôn là một trong những gian hàng tấp nập trên phố cổ Hội An, đón hàng trăm lượt khách hàng mỗi ngày.

Mong ước đưa hình ảnh cây tre ra thế giới

Tuy nhiên, với Nghệ nhân Huỳnh Phương Đỏ, không chỉ dừng lại ở câu chuyện làm nghề, anh luôn hy vọng có thể đem những tác phẩm của mình ra khắp thế giới, để giới thiệu với thế giới vẻ đẹp, giá trị của cây tre Việt Nam. Chính vì thế, anh Đỏ đã trau dồi thêm vốn tiếng Anh để giao tiếp với các khách hàng nước ngoài khi có dịp ghé gian hàng của anh. Cùng với đó, anh đã lập ra các tài khoản mạng xã hội như Facebook, TikTok đăng tải nhiều hình ảnh, video về các công đoạn làm nghề; cũng như các sản phẩm tượng từ gốc tre để giới thiệu hình ảnh sản phẩm đến bạn bè thế giới.

Khán giả nhí yêu thích tác phẩm tượng điêu khắc từ gốc tre của nghệ nhân.
Khán giả nhí yêu thích tác phẩm tượng điêu khắc từ gốc tre của nghệ nhân

Thời gian qua, nghệ nhân Huỳnh Phương Đỏ còn miệt mài đồng hành cùng tỉnh Quảng Nam thực hiện những chuyến giới thiệu văn hóa vùng miền khắp từ Nam ra Bắc để giới thiệu loại hình nghệ thuật này. Ngoài ra, nghệ nhân Huỳnh Phương Đỏ còn trực tiếp đào tạo những học trò có mong muốn học và theo nghề, với mong muốn tiếp tục gìn giữ, bảo tồn nghệ thuật điêu khắc độc đáo này.

 “Tôi luôn mong mình có thể tạo nên một làng nghề điêu khắc gốc tre, để nghề này mãi lưu truyền. Tôi hy vọng có thể đưa tre Việt Nam ra thế giới, cho cả thế giới biết tới vẻ đẹp và giá trị của cây tre  Việt Nam”, anh Đỏ bộc bạch.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Những bát cháo ấm lòng các "sĩ tử" nơi vùng cao

Những bát cháo ấm lòng các "sĩ tử" nơi vùng cao

Thời điểm này các gia đình ở thành phố có con em chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đã và đang dành mọi điều kiện tốt nhất từ ăn ở, sinh hoạt cho các em. Tuy nhiên, với học sinh vùng cao, điều kiện gia đình còn nhiều khó khăn, thì sinh hoạt trong những ngày này cũng chẳng khác ngày thường là mấy. Chính vì vậy, những sự sẻ chia, chăm sóc của thầy cô và nhà trường góp phần giúp các em có thêm sức khỏe, tự tin để chuẩn bị bước vào kỳ thi quan trọng của cuộc đời.
Tin trong ngày - 25/6/2024

Tin trong ngày - 25/6/2024

Media - BDT - 06:59, 26/06/2024
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Các tỉnh miền Bắc đề phòng mưa lớn gây lũ quét, sạt lở, sụt lún. Liên tiếp xảy ra các vụ đuối nước thương tâm, Thanh Hóa ra Công điện khẩn. Khai mạc Trại sáng tác dành cho nhà văn, nhà thơ trẻ DTTS. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chuyện kể ở Sơn Lang

Chuyện kể ở Sơn Lang

Phóng sự - Tiêu Dao - Lê Nhung - 06:46, 26/06/2024
Nhiều năm trôi qua, Sơn Lang - vùng đất khô cằn, gian khó ngày trước, nay đã chuyển mình mạnh mẽ. Những cánh rừng chằng chịt hố bom, những thân cây trơ trụi thuở trước giờ đã hồi sinh. Rẫy cà phê, cây ăn trái, du lịch cộng đồng đã mang đến luồng gió mới cho những bản làng Ba Na ở Sơn Lang.
Nét đẹp trong lễ cưới của người Dao lù gang

Nét đẹp trong lễ cưới của người Dao lù gang

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - Sơn Tùng - 06:44, 26/06/2024
Từ bao đời nay, nghi thức đám cưới của người Dao lù gang tại xã Công Sơn, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn luôn mang đậm sắc màu văn hóa truyền thống.
Trồng dưa chuột cho thu nhập hàng trăm triệu đồng

Trồng dưa chuột cho thu nhập hàng trăm triệu đồng

Kinh tế - Hoàng Chính - Vũ Mừng - 06:42, 26/06/2024
Xã Quyết Tiến là một trong những địa phương có diện tích trồng cây rau màu lớn nhất của huyện Quản Bạ (Hà Giang). Đặc biệt, những năm gần đây, việc liên kết bao tiêu đầu ra sản phẩm nông nghiệp đang giúp người nông dân yên tâm canh tác, tạo nguồn thu nhập ổn định để phát triển kinh tế hộ gia đình. Trong đó, nổi bật là mô hình trồng dưa chuột liên kết.
Nhìn lại công tác giảm nghèo ở Mường Lát

Nhìn lại công tác giảm nghèo ở Mường Lát

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 06:31, 26/06/2024
Những năm qua, huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) đã chứng kiến những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo. Nhờ vào sự nỗ lực không ngừng của chính quyền địa phương và các chính sách hỗ trợ từ Nhà nước, đời sống của đồng bào các dân tộc ở huyện biên giới này đang có nhiều khởi sắc.
Tăng cường hợp tác về lĩnh vực công tác dân tộc giữa Việt Nam và Trung Quốc

Tăng cường hợp tác về lĩnh vực công tác dân tộc giữa Việt Nam và Trung Quốc

Ngày 25/6, thừa ủy quyền của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Việt Nam, đồng chí Y Thông, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cùng Đoàn đại biểu UBDT Việt Nam đã có cuộc Hội đàm với Đoàn đại biểu cấp cao của UBDT Nhà nước nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa do ông Biên Ba Trát Xi, Phó Chủ nhiệm UBDT Nhà nước nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa làm Trưởng đoàn.
Về thôn Tha ngắm sắc vàng

Về thôn Tha ngắm sắc vàng

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 06:27, 26/06/2024
Là nơi định cư lâu đời của đồng bào dân tộc Tày, thôn Tha, xã Phương Độ, thành phố Hà Giang vừa được công nhận là thôn hoàn thành các tiêu chí xây dựng Làng văn hóa du lịch tiêu biểu gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP. Vào thời điểm tháng 6 này, khách ghé thăm thôn Tha sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp quyến rũ bởi sắc vàng của cánh đồng lúa chín sát ngay những nếp nhà sàn cổ mộc mạc, được trải nghiệm nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào Tày nơi đây.
Phú Bình (Thái Nguyên): Phấn đấu đến cuối năm 2029 không còn xóm đặc biệt khó khăn

Phú Bình (Thái Nguyên): Phấn đấu đến cuối năm 2029 không còn xóm đặc biệt khó khăn

Tin tức - Hà Anh - 06:13, 26/06/2024
Sáng 25/6, huyện Phú Bình đã tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024. Đại hội có chủ đề: Nhân dân các dân tộc huyện Phú Bình đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững. Dự Đại hội có đại diện lãnh đạo tỉnh Thái nguyên và 150 đại biểu người DTTS tiêu biểu trên địa bàn huyện.
Vườn Quốc gia Cát Tiên được công nhận đạt danh hiệu Danh lục Xanh

Vườn Quốc gia Cát Tiên được công nhận đạt danh hiệu Danh lục Xanh

Sắc màu 54 - Minh Thu - 06:06, 26/06/2024
Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) vừa chính thức công nhận Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên là Khu bảo tồn thứ 72 trên thế giới đạt danh hiệu Danh lục Xanh.
Những ngôi nhà có số nơi núi rừng Tây Giang

Những ngôi nhà có số nơi núi rừng Tây Giang

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 06:05, 26/06/2024
Nhiều người vẫn nghĩ rằng, việc đánh số nhà chỉ có ở thành phố, khu đô thị hay trung tâm huyện lỵ. Tuy nhiên, ở giữa đại ngàn Trường Sơn cũng có những mái nhà của đồng bào Cơ Tu được gắn số chẳng khác gì ở những khu phố thị. Không những chỉ có số nhà, tên chủ hộ cũng được ghi trên biển hiệu để dễ liên hệ. Cứ thế, mô hình này ngày càng được nhân rộng ra nhiều thôn làng ở huyện miền núi Tây Giang (Quảng Nam).
Quan Sơn (Thanh Hóa): Đổi thay nhờ triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc

Quan Sơn (Thanh Hóa): Đổi thay nhờ triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 05:58, 26/06/2024
Sáng 25/6, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm2024, với chủ đề: “Các dân tộc đoàn kết, tự lực, tự cường, vươn lên thoát nghèo và phát triển bền vững”.