Sắc màu 54 -
Lê Hường – Đinh Hằng -
12:53, 09/10/2022 Nặng lòng với thanh âm tre, nứa, nhiều năm nay, trong ngôi nhà của mình, già làng Y Hơ Êban vẫn miệt mài với công việc chế tác, sử dụng các loại nhạc cụ dân tộc bằng tre, nứa để thỏa niềm đam mê. Song trong lòng ông luôn chất chứa nỗi niềm chưa tìm được người để truyền dạy.
Sắc màu 54 -
Tấn Vịnh (Trường ĐH Đông Á) -
11:45, 09/10/2022 Di sản văn hóa của các DTTS ở miền núi các tỉnh duyên hải miền Trung rất phong phú, đa dạng, là tài nguyên nhân văn vô cùng quý báu. Với xu thế giao lưu, hội nhập và hợp tác, các tỉnh, thành phố cần chủ động mở rộng sự liên kết để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung, di sản văn hóa của đồng bào DTTS nói riêng.
Sắc màu 54 -
Tấn Vịnh (Trường ĐH Đông Á) -
11:31, 09/10/2022 Âm nhạc và múa là linh hồn của di sản văn hóa các dân tộc, là yếu tố làm nên bản sắc văn hóa tộc người. Tuy nhiên, di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào các DTTS ở vùng Trường Sơn- Tây Nguyên đã bị mai một nhiều theo thời gian. Do đó, Nhà nước cần có nhiều hơn các chính sách, cơ chế để bảo tồn, phát huy di sản văn hóa.
Ông Trần Văn Lâu - Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, Trưởng Ban Tổ chức Ngày hội Văn hóa - Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer Nam Bộ lần thứ VIII cho biết vừa có buổi làm việc với lãnh đạo các sở, ban ngành có liên quan để kiểm tra tiến độ tổ chức Ngày hội Văn hóa - Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer Nam Bộ lần thứ VIII tại tỉnh Sóc Trăng và Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng lần thứ V, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long năm 2022.
Sắc màu 54 -
Tấn Vịnh (Trường ĐH Đông Á) -
08:51, 09/10/2022 Di sản văn hóa ủa các DTTS là nguồn “tài nguyên chiến lược”, là vốn quý cho phát triển bền vững. Các loại hình di sản này cần được bảo tồn, phát huy và tiếp tục lập hồ sơ trình các cấp có thẩm quyền để đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Sắc màu 54 -
Tấn Vịnh (Trường ĐH Đông Á) -
06:24, 08/10/2022 Đất nước Việt Nam có nhiều vùng và tiểu vùng văn hóa khác nhau, trong đó tiêu biểu là tiểu vùng văn hóa Trường Sơn. Các DTTS sinh sống lâu đời trên dọc dải Trường Sơn thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer, Ngữ hệ Nam Á với nhiều thành phần dân tộc như: Cơ Tu, Tà Ôi, Bru - Vân Kiều, Xơ đăng, Gié Triêng, Cor, Hrê, Chăm Hroi... Trải qua quá trình hình thành và phát triển, các dân tộc nơi đây đã tạo ra một kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể rất phong phú, đa dạng, mang đậm dấu ấn bản sắc văn hóa tộc người.
Với chủ đề “Vẻ đẹp đất nước - con người miền núi phía Bắc”, ngày 6/10, Liên hoan ảnh nghệ thuật Khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 21 đã được khai mạc tại Lai Châu.
Trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa dân tộc Dao toàn quốc lần thứ II được tổ chức tại Thái Nguyên, có nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật phong phú, với sự tham gia của các nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên, vận động viên quần chúng dân tộc Dao 14 tỉnh.
UBND huyện Ia Grai (Gia Lai) vừa triển khai Kế hoạch tổ chức Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô lần thứ 3 và Liên hoan Văn hóa cồng chiêng năm 2022.
Tối 6/10, tại Tp. Thái Nguyên, UBND tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tổ chức Lễ Khai mạc Ngày hội Văn hóa dân tộc Dao toàn quốc lần thứ II tại tỉnh Thái Nguyên, năm 2022, với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Dao - Bình đẳng, đoàn kết, hội nhập và phát triển”.
Thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là chính sách bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, cùng với tâm huyết, tình yêu đối với văn hóa truyền thống của dân tộc Gia Rai, chị Ksor H’Nhi đã thành lập Câu lạc bộ “Truyền dạy cồng chiêng dân tộc Gia Rai” của xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) cho thế hệ trẻ. CLB truyền dạy cồng chiêng đã góp phần bảo tồn, lan tỏa và phát huy di sản văn hóa truyền thống của đồng bào Gia Rai trong quá trình hội nhập và phát triển.
“Chặt, đốt, cốt…” trong quy trình canh tác nương rẫy truyền thống của đồng bào Bru- Vân Kiều đã đi vào dĩ vãng. May mắn là trỉa - công đoạn cuối trong quy canh tác ấy của đồng bào đã được lễ hội hóa và “sống” với nét nguyên sơ, đậm đà bản sắc.
Sắc màu 54 -
Văn Hoa - Tuấn Ninh -
21:22, 03/10/2022 Chiều ngày 3/10, UBND tỉnh Điện Biên phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ Bế mạc Ngày hội giao lưu Văn hóa, Thể thao và Du lịch vùng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ III, Điện Biên 2022.
Sách nghiên cứu "Huyền thoại về một vùng đất: Không gian văn hóa Tây Nguyên qua sử thi Ê-Đê" của Giaó sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Kim góp phần làm sáng rõ nhiều vấn đề huyền thoại và hiện thực trong sử thi Ê-Đê.
Sắc màu 54 -
Thiên An - Mỹ Dung -
09:10, 02/10/2022 Tối 1/10, tại huyện Bình Liêu (Quảng Ninh), vòng tuyển chọn Hội thi “Người trình diễn trang phục dân tộc đẹp nhất huyện Bình Liêu năm 2022” đã chọn ra 16 thí sinh trong tổng số 30 thí sinh vào vòng chung kết.
Tiếng khèn bè, điệu múa Ra Zooc và nhiều hoạt động trải nghiệm khác của người Pa kô ở làng A Nôr, xã Hồng Kim (A Lưới, Thừa Thiên- Huế) trong những Homestay, đã níu bước chân du khách. Từ dự án Trường Sơn Xanh tập huấn làm du lịch, những người phụ nữ Pa kô dần biến ngôi làng thân yêu của mình trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn.
Ngày 30/9, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng tổ chức Liên hoan hát Then-đàn Tính lần thứ 3, năm 2022; với 10 đoàn gồm 205 nghệ nhân, diễn viên quần chúng ở 10 huyện, thành phố trong tỉnh, mang đến cho khán giả 40 tiết mục đầy bản sắc và độc đáo.
Từ ngày 1 - 31/10, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra các hoạt động tháng 10 với chủ đề “Ấn tượng miền Tây”. Du khách được khám phá, trải nghiệm không gian văn hóa, du lịch miền Tây, những nét văn hóa, phong tục tập quán đặc sắc của đồng bào, cùng nhiều hoạt động hấp dẫn du khách tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.
Ngày hội Giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch vùng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ III tại tỉnh Điện Biên, năm 2022 sắp diễn ra. Đến thời điểm này, các khâu chuẩn bị cho sự kiện đã cơ bản đã hoàn tất, sẵn sàng cho Ngày hội lớn.
Những ngày này, không khí mùa lễ Sene Dolta đang tràn ngập các phum sóc ở nhiều tỉnh khu vực Tây Nam Bộ. Những nếp nhà của đồng bào Khmer đều đã được trang hoàng, dọn dẹp sạch sẽ, tươm tất. Tại các chùa Khmer - nơi diễn ra các hoạt động, sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh, văn hóa cũng đã được các sư sãi chuẩn bị chu đáo về không gian, điều kiện cơ sở vật chất, tạo điều kiện cho đồng bào đến thực hiện các nghi lễ Sene Dolta trên tinh thần trang trọng, nhưng vui tươi, ấm áp và đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc...