Ngày 14/8, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã tổ chức khai mạc Lễ hội đền Bảo Hà năm 2022.
Với đồng bào Khmer, ngôi chùa luôn hiện hữu trong suốt cuộc đời của họ. Từ khi còn bé đã theo cha mẹ đến chùa, lớn lên nam giới vào chùa tu học và đến giai đoạn trưởng thành, dù bận lo cho cuộc mưu sinh, họ vẫn thường đến chùa tạ lễ đức Phật, cầu an cho gia đình. Về già, họ càng gắn bó với ngôi chùa hơn; cho đến khi qua đời, thì được hoả táng và đưa vào tháp chứa tro cốt được các sư xây dựng tại chùa.
Bằng tình yêu và trách nhiệm của mình trong việc gìn giữ tiếng hát Soọng cô, nhiều nghệ nhân, nhiều câu lạc bộ (CLB) đã động viên, khuyến khích để kết nạp thêm những hội viên nhỏ tuổi. Họ đã nỗ lực dạy nói, dạy hát cho thế hệ trẻ, đưa các hội viên nhỏ tuổi đi giao lưu giữa các CLB trong và ngoài tỉnh; đi biểu diễn trong các ngày lễ, sự kiện lớn của địa phương... Trước nỗ lực của các ông bà, thế hệ đi trước, tình yêu, trách nhiệm giữ gìn văn hóa dân tộc đã lớn dần trong lớp trẻ.
Nguyễn Thị Ngọc Hà (nghệ danh Hà Myo) nổi lên như một hiện tượng âm nhạc được giới trẻ yêu thích khi “liều lĩnh” trở thành người đầu tiên dám kết hợp xẩm với rap và nhạc điện tử EDM. Hà Myo đã mang đến một tinh thần đầy năng lượng, trẻ trung và sôi động cho những điệu xẩm với khao khát cháy bỏng bảo tồn âm nhạc dân gian.
Một thời gian sau lễ cưới, khi cuộc sống gia đình đã ổn hơn, nhiều chàng rể Cơ Tu bắt đầu lên kế hoạch báo hiếu cha mẹ vợ.
Tháng 8 này, đến với núi rừng Bắc Trà My, bạn sẽ được thưởng thức các đội cồng chiêng tranh tài qua lễ hội cồng chiêng. Đây cũng là một trong những cách mà huyện Bắc Trà My khuyến khích đồng bào lưu giữ văn hóa truyền thống.
Người Bru - Vân Kiều phần lớn định cư ở vùng núi phía Tây các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế. Trang phục truyền thống là một trong những yếu tố quan trọng để làm nên bản sắc văn hóa của đồng bào Bru-Vân Kiều.
Rằm tháng Bảy là một trong những ngày rằm lớn nhất của nước ta. Vào ngày này, mỗi địa phương, dân tộc trên cả nước đều có tập tục cúng rằm với những phong tục, nghi thức riêng.
Trong cách mà nữ họa sỹ người Tày Lương Ánh Hiện nói về hội họa, vừa khiêm tốn, thận trọng, vừa ăm ắp nỗi niềm của người đã không ngừng trăn trở về một thứ nghệ thuật đã trót “ám” vào đời mình như định mệnh. Và suốt năm tháng tựa vào “định mệnh” như một sức mạnh niềm tin để vươn lên, thăng hoa trong đời sống nghệ thuật. Dẫu có những lúc nữ họa sỹ lặng lẽ độc hành trong cảm xúc đặc biệt của cõi sắc màu linh thiêng, huyền bí.
Những quả bầu khô đen nhánh với đủ hình dáng khác nhau đã gắn bó với đồng bào Gia Rai và Ba Na tự ngàn xưa cho đến bây giời.
Rằm tháng 7 là một trong những dịp lễ quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt. Vào dịp này, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng để dâng lên bày tỏ lòng biết ơn đối với các bậc sinh thành, ông bà, tổ tiên đã khuất. Đây cũng là dịp con cháu ở xa quay về quây quần bên nhau cùng hướng về cha mẹ, báo đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục, tìm về cội nguồn yêu thương.
Vùng Trường Sơn đại ngàn phía tây Quảng Nam là nơi lưu giữ văn hóa cồng chiêng, linh hồn của văn hóa làng các DTTS. Về với cộng đồng làng miền núi để khảo cứu cồng chiêng, không thể bỏ qua tri thức bản địa của già làng, họ chính là báu vật của văn hóa miền núi.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công bố 10 di sản được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Hát sắc bùa của người Mường; Lời nói vần của người Ê Đê; nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Mông Hoa... được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lần này.
Được tận mắt nhìn thấy những loại nhạc cụ người Mạ, được đắm mình trong không gian văn hóa cồng chiêng, lắng nghe tiếng kèn bầu, đàn tre, đàn môi, càng thấy cần phải giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa các DTTS ở Tây Nguyên. Và thầy trò Trường THCS và THPT Lộc Bắc, trong đó hầu hết học sinh là người dân tộc Mạ sinh ra và lớn lên ở địa phương, đã thực hiện một cuộc trải nghiệm thú vị với nghệ thuật truyền thống, được làm những người tiếp nhận ngọn lửa tình yêu văn hóa của một tộc người…
UBND tỉnh Tuyên Quang phối hợp với Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet và các đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị truyền thông Lễ hội Thành Tuyên năm 2022 tại Tp. Hồ Chí Minh.
Sáng 5/8, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp Trung tâm Festival Huế, Ban Bảo trợ Điện Huệ Nam tổ chức Lễ hội Điện Huệ Nam.
Tại buổi họp báo giới thiệu Ngày hội Văn hóa - Du lịch Bạc Liêu và lễ hội Dạ cổ hoài lang năm 2022, UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết, sự kiện này sẽ diễn ra từ ngày 27 - 29/11/2022, với sự tham gia của các tỉnh, thành phố trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Tết Lấp Lỗ của đồng bào dân tộc Chứt bản Rào Tre, xã Hương Liên, huyện Hương Khê (tỉnh Hà Tĩnh) mang đậm nét văn hóa truyền thống, được được tổ chức hàng năm. Ngoài ý nghĩa “cắm lỗ, gieo hạt", thì tết còn là dịp để người dân tổ chức ăn mừng, cảm tạ trời đất, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình mạnh khỏe, no đủ và phát triển.
Thông tin từ Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Gia Lai, Festival với chủ đề “Hội tụ và lan tỏa” dự kiến được tổ chức từ ngày 18 - 20/11/2022, với sự tham gia của 5 tỉnh Tây Nguyên. Ban Tổ chức sẽ huy động đội ngũ nghệ nhân, diễn viên quần chúng trong và ngoài tỉnh với gần 1.300 người.
Tối 3/8, tại Nhà rông văn hóa thôn Kon Brăp Ju, xã Tân Lập, UBND huyện Kon Rẫy (Kon Tum) tổ chức Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS lần thứ I-2022.