Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nâng cao giá trị cho thổ cẩm

Trọng Bảo - 09:43, 06/02/2023

Lào Cai là tỉnh có trên 60% dân số là đồng bào DTTS. Mỗi dân tộc có những nét đặc sắc văn hóa riêng, trong đó, thổ cẩm đã gắn liền với đời sống, văn hóa tinh thần của đồng bào. Phấn khởi là, thổ cẩm đang trở thành mặt hàng có giá trị, giúp đồng bào vùng cao có thêm thu nhập.

Tỉnh Lào Cai có gần 300 cơ sở sản xuất thổ cẩm với các sản phẩm là thêu, dệt, may trang phục truyền thống
Tỉnh Lào Cai có gần 300 cơ sở sản xuất thổ cẩm với các sản phẩm là thêu, dệt, may trang phục truyền thống

Nghề dệt, thêu thổ cẩm có ở hầu hết các địa phương Lào Cai, nhưng tập trung chủ yếu ở thị xã Sa Pa và các huyện Bắc Hà, Văn Bàn, Bảo Yên. Để thúc đẩy ngành nghề truyền thống phát triển, tỉnh đã có rất nhiều chính sách hỗ trợ, qua đó, vừa góp phần bảo tồn bản sắc truyền thống, đồng thời tạo ra những sản phẩm du lịch thu hút du khách đến với Lào Cai.

Nhiều năm nay, chị Lò Mùi Liều ở thôn Phú Cường II, thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, đặt mua nhiều loại thổ cẩm của đồng bào DTTS ở các nơi về may trang phục và thiết kế thành các sản phẩm quà lưu niệm. Không chỉ may mới, chị Liều còn thu mua những bộ trang phục cũ của bà con không còn dùng, bán cho khách muốn tìm hiểu về những bộ trang phục truyền thống nguyên bản của đồng bào. Qua thời gian, đến nay, các sản phẩm thổ cẩm của chị đã có mặt tại nhiều nước trên thế giới, có những bộ quần áo lên tới cả chục triệu đồng.

"Mới đầu tôi chỉ đem chỉ, tơ của dân tộc để đi đổi lại những bộ đồ cũ, giúp bà con tiêu thụ đồ cũ. Sau này tôi đưa sản phẩm lên mạng để bán, tới nay cũng đã được 6, 7 năm", chị Liều cho biết.

Hầu hết các cơ sở sản xuất thổ cẩm có quy mô nhỏ, thủ công, thời gian tạo ra một sản phẩm tương đối dài giá thành cao, khó cạnh tranh được với các sản phẩm công nghiệp
Hầu hết các cơ sở sản xuất thổ cẩm có quy mô nhỏ, thủ công, thời gian tạo ra một sản phẩm tương đối dài giá thành cao, khó cạnh tranh được với các sản phẩm công nghiệp

Công ty TNHH Thương mại tổng hợp Lan Rừng là một trong những đơn vị tiên phong trong phát triển nghề dệt thêu thổ cẩm theo hướng hàng hóa. Từ những nỗ lực xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, đến nay Công ty có 3 sản phẩm đạt OCOP 4 sao cấp tỉnh. Mỗi năm, công ty bán ra thị trường trên 700 mã sản phẩm, doanh thu đạt gần 5 tỷ đồng.

"Thời gian tới, tôi mong muốn làm một khu làng nghề để các chị em có công ăn việc làm, không phải đi bán hàng rong nữa. Từ đó, tạo thu nhập cho chị em phụ nữ vùng cao và góp phần duy trì, bảo tồn nghề truyền thống", chị Cung Thanh Mai, Giám đốc Công ty cho biết thêm.

Hiện nay, tỉnh Lào Cai có gần 300 cơ sở sản xuất thổ cẩm, với các sản phẩm là thêu, dệt, may trang phục truyền thống. Tuy nhiên, hầu hết các cơ sở này có quy mô nhỏ, sản xuất thủ công, thời gian tạo ra một sản phẩm tương đối dài trong khi giá thành cao, khó cạnh tranh được với các sản phẩm công nghiệp. Bởi vậy, tỉnh đang đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ khuyến công, quảng bá, xúc tiến thương mại nhằm xây dựng thương hiệu cho thổ cẩm Lào Cai.

Mỗi dân tộc có những nét đặc sắc trong trang phục của mình
Mỗi dân tộc có những nét đặc sắc trong trang phục của mình

Ông Đào Xuân Đức - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Lào Cai cho biết: Đối với sản phẩm thổ cẩm, hiện nay tỉnh Lào Cai đang định hướng, hỗ trợ, giúp đỡ các cơ sở sản xuất tập trung vào các sản phẩm gắn với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh. Cùng với đó, khuyến khích, định hướng cho các cơ sở sản xuất phấn đấu phát triển các sản phẩm này trở thành sản phẩm OCOP.

“Biến di sản thành tài sản” là chủ trương lớn của tỉnh Lào Cai, trong đó, tỉnh chủ trương vừa bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, vừa góp phần phát triển du lịch một cách bền vững. Qua đó, từng bước nâng cao thu nhập cho chính người dân, vừa quảng bá nét đặc sắc văn hóa của Nhân dân các dân tộc Lào Cai đến với bạn bè trong nước và quốc tế”, ông Đức nhấn mạnh.

Với những chủ trương, cách làm trong bảo tồn và phát huy những nét độc đáo của thổ cẩm trên địa bàn, tỉnh Lào Cai đã và đang thể hiện quyết tâm trong việc duy trì, phát triển bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc trong tỉnh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đăk Tô (Kon Tum): Truyền dạy kỹ năng, kỹ thuật diễn tấu cồng chiêng, xoang

Đăk Tô (Kon Tum): Truyền dạy kỹ năng, kỹ thuật diễn tấu cồng chiêng, xoang

Nhằm bảo tồn di sản văn hóa cồng chiêng trong đời sống cộng đồng người DTTS, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Đăk Tô (Kon Tum) phối hợp với UBND thị trấn Đăk Tô mở lớp truyền dạy về kỹ năng, kỹ thuật diễn tấu cồng chiêng, xoang và các bài chiêng truyền thống cho thanh niên ở Khối phố 1, thị trấn Đăk Tô.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Pháp luật phải vừa quản lý chặt chẽ, vừa kiến tạo phát triển

Thủ tướng: Pháp luật phải vừa quản lý chặt chẽ, vừa kiến tạo phát triển

Thời sự - PV - 8 giờ trước
Tại Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật tháng 9, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tiếp tục đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa quản lý chặt chẽ, vừa kiến tạo phát triển, huy động tối đa các nguồn lực phát triển, tạo không gian phát triển mới; quy định, chính sách nào tốt nhất cho đất nước thì cương quyết làm.
Trực tiếp tiếp cận hiện trường tìm kiếm nạn nhân thứ 9 bị vùi lấp do sạt lở đất tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái

Trực tiếp tiếp cận hiện trường tìm kiếm nạn nhân thứ 9 bị vùi lấp do sạt lở đất tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái

Media - Tuấn Ninh - Mạnh Hà - 13 giờ trước
Sau nhiều ngày đường đi huyện Lục Yên chia cắt vì giao thông tê liệt, ngày hôm nay chúng tôi mới có thể tiếp cận hiện trường vụ sạt lở đất xảy ra lúc 2h sáng ngày 10/9 tại thôn Át Thượng, xã Minh Xuân.
Công đoàn Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (CĐ Vietcombank) ủng hộ trên 10 tỷ đồng cho đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Công đoàn Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (CĐ Vietcombank) ủng hộ trên 10 tỷ đồng cho đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Xã hội - Khánh Sơn - 23:01, 14/09/2024
Trước những ảnh hưởng nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra đối với nhiều tỉnh, thành miền Bắc thời gian qua, Công đoàn Vietcombank ủng hộ trên 10 tỷ đồng cho đồng bào bị thiệt hại do bão, lũ.
“Trung thu năm nay đối với các cháu đang sống trong vùng lũ lụt, sạt lở, cần được quan tâm đặc biệt”

“Trung thu năm nay đối với các cháu đang sống trong vùng lũ lụt, sạt lở, cần được quan tâm đặc biệt”

Thời sự - Lê Hường - 23:00, 14/09/2024
Đó là ý kiến phát biểu của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại Chương trình Trung thu cho em “Lồng đèn thắp sáng ước mơ” với chủ đề “Trung thu cùng bạn vui đến trường”, tối 14/9 (tức 12/8 âm lịch) tại Tp.Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) do Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức.
Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Thực hiện chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển giáo dục vùng DTTS

Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Thực hiện chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển giáo dục vùng DTTS

Công tác Dân tộc - Vân Khánh - 22:58, 14/09/2024
Thời gian qua, huyện Đồng Hỷ không ngừng quan tâm triển khai đồng bộ hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục và đầu tư cơ sở hạ tầng trường lớp học, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn, đặc biệt là ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đánh cược mạng sống với dòng nước lũ

Đánh cược mạng sống với dòng nước lũ

Những trận mưa lớn từ nhiều ngày trước kết hợp thủy điện Thác Bà xả lũ đã khiến hàng trăm mét khối gỗ của các xưởng gỗ phía thượng nguồn bị cuốn trôi về hạ du. Tại thời điểm này, dù mưa đã ngừng, lũ đã rút dần nhưng lưu lượng nước đổ ra sông Chảy qua địa phận xã Hán Đà huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái vẫn rất xiết và vô cùng nguy hiểm.
Những hòn than nguội ngắt!

Những hòn than nguội ngắt!

Sự kiện - Bình luận - Thanh Hải - 22:55, 14/09/2024
UBND huyện Bát Xát (Lào Cai) vừa ban hành Quyết định tạm đình chỉ công tác đối với 2 chủ tịch xã vì lơ là trong công tác phòng chống bão lũ. Giữa thời điểm “nước sôi lửa bỏng”, khi mà vấn đề phòng chống mưa lũ, sạt lở đất liên tục được nâng mức cảnh báo nguy hiểm, thì các ông lại bỏ nhiệm sở đi đâu và làm gì?
Đánh cược mạng sống với dòng nước lũ

Đánh cược mạng sống với dòng nước lũ

Media - Tuấn Ninh - Mạnh Hà - 22:46, 14/09/2024
Những trận mưa lớn từ nhiều ngày trước kết hợp thủy điện Thác Bà xả lũ đã khiến hàng trăm mét khối gỗ của các xưởng gỗ phía thượng nguồn bị cuốn trôi về hạ du. Tại thời điểm này, dù mưa đã ngừng, lũ đã rút dần nhưng lưu lượng nước đổ ra sông Chảy qua địa phận xã Hán Đà huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái vẫn rất xiết và vô cùng nguy hiểm.
Trao không gian đọc sách, sinh hoạt Đội và tặng quà Trung thu cho thiếu nhi Đắk Lắk

Trao không gian đọc sách, sinh hoạt Đội và tặng quà Trung thu cho thiếu nhi Đắk Lắk

Xã hội - Lê Hường - 20:11, 14/09/2024
Chiều 14/9, tại Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) Trung ương Đoàn, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức khánh thành “Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội”. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ chuỗi hoạt động của Chương trình Trung thu cho em và “Lồng đèn thắp sáng ước mơ” do Trung ương Đoàn và Hội đồng Đội Trung ương tổ chức.
Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk mở lớp dạy tiếng Ê Đê cho cán bộ xã

Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk mở lớp dạy tiếng Ê Đê cho cán bộ xã

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 20:05, 14/09/2024
Ngày 14/9, Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai giảng 2 lớp đào tạo tiếng DTTS (tiếng Ê Đê) cho cán bộ công chức, viên chức cấp xã vùng DTTS trên địa bàn huyện Cư M’gar và huyện Krông Bông. Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Kính dự khai giảng tại huyện Cư M’gar; Phó trưởng Ban Dân tộc Hà Huy Quang dự khai giảng tại huyện Krông Bông.
Đăk Tô (Kon Tum): Truyền dạy kỹ năng, kỹ thuật diễn tấu cồng chiêng, xoang

Đăk Tô (Kon Tum): Truyền dạy kỹ năng, kỹ thuật diễn tấu cồng chiêng, xoang

Tìm trong di sản - Ngọc Chí - 19:56, 14/09/2024
Nhằm bảo tồn di sản văn hóa cồng chiêng trong đời sống cộng đồng người DTTS, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Đăk Tô (Kon Tum) phối hợp với UBND thị trấn Đăk Tô mở lớp truyền dạy về kỹ năng, kỹ thuật diễn tấu cồng chiêng, xoang và các bài chiêng truyền thống cho thanh niên ở Khối phố 1, thị trấn Đăk Tô.