Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Quản Bạ (Hà Giang): Bảo tồn văn hoá đồng bào DTTS gắn với phát triển du lịch

Đức Bình - 05:04, 28/11/2023

Quản Bạ, huyện cửa ngõ của Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn (tỉnh Hà Giang) với 19 dân tộc cùng sinh sống, chủ yếu là các dân tộc: Mông, Dao, Tày… Những năm qua, chính quyền địa phương và người dân đã đồng lòng xây dựng mô hình du lịch cộng đồng, vừa để tạo sinh kế, nâng cao thu nhập, vừa góp phần bảo tồn, phát huy hiệu quả giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc của đồng bào các DTTS

Quản Bạ có tiềm năng, lợi thế rất lớn để phát triển du lịch khám phá kết hợp du lịch cộng đồng
Quản Bạ có tiềm năng, lợi thế rất lớn để phát triển du lịch khám phá kết hợp du lịch cộng đồng

Một trong những mô hình du lịch nổi bật nhất tại Quản Bạ phải nói đến Làng Văn hóa du lịch cộng đồng thôn Nặm Đăm, xã Quản Bạ. Đây là điểm du lịch cộng đồng được nhận giải thưởng của ASEAN dành cho mô hình lưu trú kết hợp với giới thiệu, trải nghiệm và bảo tồn di sản trên Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn.

Thôn Nặm Đăm có 52 hộ sinh sống, 100% là người dân tộc Dao. Người dân trong thôn vẫn gìn giữ kiến trúc nhà trình tường và các nét văn hóa truyền thống, như: Hát đối, hát giao duyên, lễ hội cầu mùa, lễ cấp sắc... Tất cả tạo nên khung cảnh, không gian đặc sắc riêng cho mảnh đất Nặm Đăm và du lịch đã và đang là một trong những nguồn thu chính của người dân nơi đây.

Trong thôn hiện có 28 hộ làm dịch vụ Homestay đủ tiêu chuẩn đón khách với năng lực phục vụ 150 khách/ngày đêm. Anh Lý Tà Sàng, chủ Homestay tại thôn Nặm Đăm, xã Quản Bạ chia sẻ: Hiện Làng Văn hóa du lịch cộng đồng thôn Nặm Đăm vẫn giữ được truyền thống văn hóa, kiến trúc nhà ở, trang phục, ẩm thực… đó là một trong những yếu tố để du lịch Quản Bạ nói riêng và Hà Giang nói chung sẽ “cất cánh” vào một ngày không xa.

“Là một trong những người làm du lịch, tôi cùng những hộ dân khác nỗ lực xây dựng hình ảnh Hà Giang là một điểm đến bản sắc văn hóa độc đáo, an toàn và thân thiện. Trước đây được đi tham quan một số mô hình tại địa phương khác, tôi tìm hiểu được cách làm hay như tổ chức ẩm thực kèm với các hoạt động văn nghệ để du khách có thể trải nghiệm, tham quan. Từ đầu năm đến nay gia đình tôi đón khoảng 1.000 lượt khách du lịch” - Anh Lý Tà Sàng cho biết thêm.

Lễ hội bắt cá của người Dao, thôn Năm Đặm, xã Quản Bạ
Lễ hội bắt cá của người Dao, thôn Năm Đặm, xã Quản Bạ

Không chỉ có Nặm Đăm, khi đến với những làng du lịch cộng đồng trên địa bàn của huyện Quản Bạ, du khách có thể trải nghiệm, khám phá những nét độc đáo của các dân tộc nơi đây, như trải nghiệm làng nghề dệt truyền thống; khám phá những nếp nhà trình tường được làm từ đất, giữ ấm vào ngày Đông giá buốt và tạo không gian thoáng mát vào mùa Hè. Du khách cũng có thể ghé tới chợ, nơi bà con bày bán những mặt hàng nông sản tự trồng, tự nuôi được như rau, củ, quả, gà, vịt và cả những món ăn đặc sản của đồng bào dân tộc mà nhất định ai đến đây cũng nên thưởng thức như xôi màu, thắng cố, thịt treo gác bếp…

Đơn cử như đến với làng du lịch cộng đồng thôn Lùng Tám, hay còn gọi là làng dệt lanh Lùng Tám, du khách sẽ bắt gặp những nương lanh xanh mướt ngay trong nhà của đồng bào Mông. Theo truyền thống, mỗi người phụ nữ Mông khi đến tuổi trưởng thành đều có một nương lanh riêng. Mặc dù có nhiều đổi thay, nhưng những nương lanh như thế vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống của bà con.

Khi đến mùa thu hoạch, những người phụ nữ sẽ thu hoạch lanh, phơi khô, bắt đầu quy trình làm vải lanh đặc trưng của người Mông. Theo đó, du khách có thể tận mắt nhìn thấy quy trình dệt vải lanh thủ công khá tỉ mỉ, công phu. Để dệt được 1 bộ thổ cẩm bằng vải lanh phải qua 41 công đoạn, độc đáo nhất là công đoạn tạo màu sắc và thêu họa tiết, hoa văn.

Vì vậy, những bộ trang phục thổ cẩm là niềm tự hào to lớn của người dân nơi đây. Nghề truyền thống này không chỉ đơn thuần là nghề mưu sinh của người dân nơi đây mà còn là biểu tượng của sự bền vững và lưu giữ giá trị văn hóa truyền thống qua nhiều thế hệ...

Một Homestay của đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Quản Bạ
Một Homestay của đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Quản Bạ

Anh Mai Xuân Anh (Hà Nội), khách du lịch chia sẻ: “Khi đến du lịch Hà Giang, tôi thật sự thích thú và ấn tượng bởi những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào các dân tộc nơi đây. Những ngôi nhà trình tường của người Dao, làng nghề truyền thống và cả những món ăn ở đây cũng rất ngon, mang đậm sắc màu văn hóa vùng cao, đặc biệt là những tiết mục văn nghệ tại homestay… tất cả đề rất đặc biệt cuốn hút và thú vị”…

Để làm phong phú thêm hoạt động du lịch cộng đồng, huyện Quản Bạ đã kết nối các tour du lịch đến các huyện: Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc; tham gia hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và các sự kiện lớn của tỉnh: Giải đua thuyền Súp; giải đua xe “Tinh thần đá”; lễ hội làng nghề thêu, dệt vải lanh truyền thống dân tộc Mông; Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc huyện Quản Bạ… từ các hoạt động trên đã thu hút du khách, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của địa phương...

Ông Sèn Thăng Long, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Quản Bạ cho biết: Để phát triển bền vững, huyện Quản Bạ xác định loại hình du lịch khám phá, du lịch cộng đồng là hướng phát triển trọng tâm. Thời gian tới, cùng với việc tiếp tục thực hiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch; đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch… huyện sẽ lồng ghép các nguồn lực hỗ trợ từ các Chương trình dự án chính sách dân tộc, đặc biệt là nguồn lực từ Dự án 6, chương trình MTQG 1719. Từ đó, tập trung hỗ trợ đồng bào DTTS trên địa bàn bảo tồn, phát huy hiệu quả văn hóa truyền thống, biến văn hóa thành sản phẩm du lịch hấp dẫn, tạo sinh kế, nâng cao thu nhập theo hướng bền vững.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yết kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yết kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni

Chiều 23/11, tại Hoàng cung Campuchia ở Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã yết kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni.
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Giáo dục - Ngọc Thu - 4 giờ trước
Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.
Bảo Yên (Lào Cai): “Kích thích” đầu tư phát triển liên kết chuỗi trong sản xuất nông - lâm nghiệp

Bảo Yên (Lào Cai): “Kích thích” đầu tư phát triển liên kết chuỗi trong sản xuất nông - lâm nghiệp

Kinh tế - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai là một trong những địa phương trọng điểm phát triển nông-lâm nghiệp của tỉnh. Để phát huy những tiềm năng, lợi thế các nguồn lực, huyện đã có nhiều giải pháp "kích thích" để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Qua đó, từng bước tạo ra các chuỗi sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác, tạo thu nhập ổn định cho nông dân.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Media - Vàng Ni - Thu Hà - 6 giờ trước
Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Lễ Kỳ yên của dân tộc Ngái

Lễ Kỳ yên của dân tộc Ngái

Media - BDT - 6 giờ trước
Lễ Kỳ yên được tổ chức vào dịp đầu Xuân mới. Mục đích thực hiện nghi lễ thể hiện sự biết ơn của con người với trời, đất, với tổ tiên; đồng thời cầu trời cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi, nhà nhà được áo ấm, no cơm, có cuộc sống bình an, không bệnh tật.
Tạo sức hút cho du lịch Bắc Giang

Tạo sức hút cho du lịch Bắc Giang

Sắc màu 54 - Trường Giang - Sông Lam - 6 giờ trước
Trong quá trình hình thành và phát triển, mỗi sản phẩm du lịch cần hội tụ nhiều yếu tố, trong đó cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hóa và sự bài bản, chuyên nghiệp trong cách làm du lịch là những yếu tố quan trọng để tạo nên điểm nhấn, sức hút đối với du khách. Với bề dày truyền thống lịch sử và văn hóa, tỉnh Bắc Giang có đầy đủ các chất liệu để tạo nên những điểm du lịch hấp dẫn.
Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê

Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 22/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn di sản văn hóa dân tộc từ gia đình. Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê. Puih Đup trao truyền vốn văn hóa dân tộc. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cậu học trò người Dao trở thành Đại sứ Văn hóa đọc Quốc gia

Cậu học trò người Dao trở thành Đại sứ Văn hóa đọc Quốc gia

Giáo dục - Mỹ Dung - 6 giờ trước
Em Triệu Đức Duy, dân tộc Dao, học sinh lớp 7A1, Trường THCS Trới, TP. Hạ Long (Quảng Ninh) là một trong những học sinh xuất sắc vừa đoạt giải Đại sứ Văn hóa đọc Quốc gia năm 2024. Ngoài nỗ lực, cố gắng trong học tập, Duy còn tích cực đọc sách và lan tỏa văn hóa đọc tới bạn bè, cộng đồng nơi em học tập, sinh sống.
Vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”

Vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”

Phóng sự - Trọng Bảo - 6 giờ trước
Với sự hỗ trợ của Trung ương, địa phương và toàn xã hội; khu tái định cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên (Lào Cai) đang dần hồi sinh sau thiên tai, vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”.
Nghệ An xây mới hơn 1.300 nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo

Nghệ An xây mới hơn 1.300 nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo

Xã hội - Vân Khánh - 7 giờ trước
Thực hiện Dự án Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo, đến nay, tỉnh Nghệ An đã hỗ trợ xây mới 1.306 căn nhà cho 838 hộ nghèo, 198 hộ cận nghèo... Tỉnh phấn đấu đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh xóa bỏ hoàn toàn tình trạng nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Phú Lương (Thái Nguyên) nỗ lực giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ đa dạng hóa sinh kế

Phú Lương (Thái Nguyên) nỗ lực giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ đa dạng hóa sinh kế

Kinh tế - Thảo Khánh - 7 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2025, huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên) đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ và thiết thực. Đặc biệt, việc tập trung nguồn lực hỗ trợ sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, để giúp các hộ có hoàn cảnh khó khăn chủ động vươn lên thoát nghèo, qua đó đã góp phần giảm dần khoảng cách chênh lệch giữa các khu vực, địa phương và các nhóm dân cư trên địa bàn.
Quảng Nam: Phát huy vai trò của Người có uy tín, già làng trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Phát huy vai trò của Người có uy tín, già làng trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 7 giờ trước
Không chỉ là tấm gương mẫu mực trong làm kinh tế giỏi, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, trong thời gian qua, lực lượng già làng, trưởng thôn, Người có uy tín ở Quảng Nam đã góp phần không nhỏ trong việc đẩy lùi các hủ tục, tệ nạn, tình trạng tảo hôn ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Nhờ đó, nhận thức của người dân ngày càng được nâng lên, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền của tỉnh.