Pháp luật -
Tổ phóng viên điều tra -
21:57, 02/06/2020 Báo Dân tộc và Phát triển ra ngày 26/5/2020 có đăng tải bài viết: “Vi phạm tại công trình xây dựng 35 Hàng Bè (Hà Nội): Xử lỗi nhẹ để che lỗi nặng?”. Bài báo phản ánh việc thi công công trình 35 Hàng Bè không chỉ gây lún, nứt, hư hỏng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh, uy hiếp tính mạng của nhiều người đang làm việc tại nhà số 33 Hàng Bè nhưng chủ đầu tư công trình 35 Hàng Bè vẫn cố tình không đưa ra giải pháp sửa chữa và đền bù thỏa đáng. Đặc biệt nghiêm trọng hơn là, công trình 35 Hàng Bè xây dựng sai so với giấy phép xây dựng (GPXD) được cấp, vi phạm các quy định về bảo vệ phố cổ.Dư luận không chỉ bức xúc với thái độ ngang nhiên coi thường pháp luật, coi thường mạng sống con người của chủ đầu tư và đơn vị thi công công trình 35 Hàng Bè mà còn đặt ra rất nhiều nghi vấn về sự thiếu minh bạch, bao che cho sai phạm của chính quyền và các cơ quan chức năng phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm!
Người nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vẫn thường xuyên đối diện nạn trộm cắp tôm vào mỗi vụ thu hoạch. Để tránh thiệt hại, ngoài sự vào cuộc của cơ quan chức năng, các chủ hộ nuôi tôm cũng cần đề cao cảnh giác.
Từ năm 2006, hàng chục hộ ở thị trấn Bát Xát, đã được UBND huyện Bát Xát (Lào Cai) đồng ý cho chuyển đổi mục đích sử dụng diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Hiệu quả của việc chuyển đổi đã được chứng minh, nhưng mô hình này đang có nguy cơ tắc nghẽn vì còn thiếu tính pháp lý.
Thời gian gần đây, tình hình xâm hại trẻ em diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, công tác phòng ngừa cũng như bảo đảm ổn định cho trẻ em sau khi bị xâm hại vẫn chưa thực sự hiệu quả.
Những ngày gần đây, nhiều người dân đã đổ xô đi mua giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới (bảo hiểm). Tuy nhiên, điều đáng nói, việc mua bảo hiểm xe cơ giới của người dân hầu như chỉ mang tính đối phó với lực lượng chức năng mà chưa thực sự quan tâm đến lợi ích từ loại hình bảo hiểm này.
Pháp luật -
Tổ phóng viên điều tra -
21:27, 25/05/2020 Báo Dân tộc và Phát triển số 40, ra ngày 19/5/2020, có đăng tải bài viết: “Công trình xây dựng 35 Hàng Bè (Hà Nội): Lộ thông tin xây dựng sai so với giấy phép được cấp”. Mở rộng điều tra, phóng viên ghi nhận, xung quanh công trình này còn có dấu hiệu cơ quan chức năng che dấu vi phạm của chủ đầu tư và đơn vị thi công.
Để động viên tinh thần, khuyến khích người dân, sau khi hoàn tất thủ tục giao nộp vũ khí, Công an TP. Hồ Chí Minh đã trao cho mỗi người một phần quà và chuông báo động gắn ở cửa nhà để phòng ngừa tội phạm. Với sáng kiến này, nhiều người dân đã tự nguyện đến giao nộp các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ.
Pháp luật -
Tổ phóng viên điều tra -
22:15, 18/05/2020 Báo Dân tộc và Phát triển ra ngày 14/5/2020 có đăng tải bài viết: “Vụ việc công trình xây dựng 35 Hàng Bè (Hà Nội) - Có dấu hiệu che giấu sai phạm?”. Mở rộng điều tra, phóng viên xác định, nghi vấn che giấu sai phạm cho công trình này là hoàn toàn có cơ sở.
Sau 3 năm triển khai, mô hình điểm “Phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em” (XHTE) tại thị trấn Yên Bình, huyện Quang Bình (Hà Giang) đã đi vào thực chất, góp phần đẩy lùi tình trạng xâm hại về sức khỏe, nhân phẩm trẻ em.
Lợi dụng tình hình dịch Covid-19, nhiều đối tượng đã ngang nhiên đưa các phương tiện, máy móc mở đường đi sâu vào bên trong khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn hồ thủy điện Sông Hinh, chặt phá hàng loạt cây gỗ lớn, đưa ra ngoài. Vụ việc vừa được các ngành chức năng phát hiện.
Pháp luật -
Tổ phóng viên điều tra -
22:21, 14/05/2020 Liên quan đến vụ việc công trình xây dựng 35 Hàng Bè, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), UBND phường Hàng Bạc cũng như Đội Quản lý trật tự xây dựng quận Hoàn Kiếm đều khẳng định đã có thông báo đình chỉ thi công; giấy phép xây dựng công trình phù hợp… Nhưng khi phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đề nghị cung cấp thì cả hai đơn vị này đều quanh co, né tránh không cung cấp khiến dư luận hoài nghi, vì sao những văn bản hành chính thông thường như vậy lại không được công khai?
Mua sắm Online, giao dịch trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) hay còn gọi là “chợ mạng” đang trở thành phương thức mua hàng phổ biến trong thời gian vừa qua, nhất là trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát. “Chợ mạng” giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian, đa dạng về sản phẩm, nhiều lựa chọn về giá cả, tuy nhiên cũng đi kèm với những bất cập về nguồn gốc sản phẩm, chất lượng sản phẩm cũng như tiềm ẩn nhiều nguy cơ về tội phạm.
Pháp luật -
Tổ Phóng viên điều tra -
10:04, 12/05/2020 Từ tháng 07/2019 đến nay Công trình 35 Hàng Bè, phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội do công ty DBCons thi công, đã làm nứt nhà liền kề số 33 Hàng Bè, uy hiếp nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh và tính mạng những người làm việc tại đây. Vấn đề này đã gây bức xúc trong dư luận và đặt ra nhiều dấu hỏi về tính nghiêm minh của pháp luật ở ngay giữa lòng Thủ Đô.
Mặc dù đã được khuyến cáo, cảnh báo rộng rãi, động vật hoang dã (ĐVHD) mang trong mình những vi khuẩn, ký sinh trùng nguy hại khôn lường cho sức khỏe cho con người, tuy nhiên, những năm qua, việc săn bắt, mua bán, tiêu thụ ĐVHD vẫn ngày càng phức tạp.
Tỉnh Tây Ninh có đường biên giới dài 240km, tiếp giáp với Campuchia; có 3 cửa khẩu quốc tế (Mộc Bài, Xa Mát, Tân Nam), 3 cửa khẩu Quốc gia (Chàng Riệc, Kà Tum, Phước Tân) và nhiều đường mòn, lối mở. Bởi thế, công tác kiểm soát, phòng, chống dịch Covid-19 ở tuyến biên giới Tây Ninh luôn được các lực lượng chức năng chú trọng; trong đó, Công an là lực lượng tuyến đầu trong tuần tra, kiểm soát.
Trong các số trước, Báo Dân tộc và Phát triển đã phản ánh vụ việc công trình số 35 Hàng Bè, phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm (TP. Hà Nội), trong quá trình thi công để xảy ra nhiều sai phạm. Được biết, công trình này trước đó cũng từng bị UBND quận Hoàn Kiếm xử phạt hành chính và yêu cầu khắc phục hậu quả. Tuy nhiên đến nay, chủ công trình mới chỉ nộp phạt mà vẫn chưa thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả.
Với tinh thần “Vì Nhân dân phục vụ”, những năm qua, cán bộ, chiến sĩ Đội Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an huyện Tân Uyên (Lai Châu) đã tình nguyện về các bản, làng xa xôi và đến tận nhà cấp, đổi miễn phí giấy chứng minh nhân dân (CMND) cho người dân. Việc làm này đã điểm tô thêm hình ảnh đẹp của người chiến sĩ Công an trong lòng dân.
Trong đại dịch Covid-19, nhiều loại tội phạm mới đang phát triển ở nhiều địa phương. Vì thế, người dân cần phải nhận diện để biết cách đối phó.
Theo thống kê của Bộ Công an, trung bình mỗi năm có 18.000 công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, trong số đó, có không ít nạn nhân là người DTTS bị dụ dỗ, lừa bán ra nước ngoài để lao động hoặc kết hôn do thiếu hiểu biết. Khi về nước, do cuộc hôn nhân không như ý, những người phụ nữ này đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong tái hoà nhập cộng đồng.
Thời gian qua, các vụ án liên quan đến tình trạng mua bán người qua biên giới trên địa bàn huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã có xu hướng giảm rõ rệt. Tuy nhiên, tình trạng mua bán người trên địa bàn vẫn còn diễn biến phức tạp; đặc biệt là nhận thức của người dân về vấn nạn này vẫn còn nhiều hạn chế.