Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đồng Nai: Phá rừng làm dự án khu dân cư - Vi phạm đã rõ, bao giờ xử lý? (Bài 2)

Lê Thuận - Mạnh Hùng - 22:03, 06/11/2020

Như số Báo trước đã phản ánh, trong khi hậu quả của những sai phạm chưa được xử lý dứt điểm, vào đầu tháng 12/2019, Phó Chủ tịch UBND huyện Trảng Bom (Đồng Nai) Lê Hữu Đảng bất ngờ “hạ bút” ký phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (TĐC) để thực hiện Dự án xây dựng khu dân cư (KDC) Phú An Lành tại xã Sông Trầu theo Quyết định số 6019/QĐ-UBND trên diện tích đất rừng đang tranh chấp và giao trái pháp luật. Điều bất ngờ hơn, Giám đốc của Dự án này là bà Nguyễn Ngọc Tú, người đang chiếm dụng trái phép một phần diện tích rừng nói trên.

Khu đất nhà bà Mai vẫn còn tranh chấp được giao cho Công ty Phú An Lành làm khu dân cư
Khu đất nhà bà Mai vẫn còn tranh chấp được giao cho Công ty Phú An Lành làm khu dân cư

Tháng 4/2020, Dự án KDC Phú An Lành được phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 do ông Cao Tiến Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh ký. Khảo sát thực tế, chúng tôi phát hiện toàn bộ hơn 100ha rừng trồng đã bị đốn chặt, trong đó có rất nhiều cây lớn 20 - 30 năm tuổi. Hiện tại, chủ đầu tư san lấp, làm hạ tầng, xây dựng rầm rộ KDC Phú An Lành. 

Khi Dự án KDC Phú An Lành được phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500, bà Huỳnh Thị Mai mới phát hiện toàn bộ diện tích đất của gia đình mình nằm trong quy hoạch KDC nhưng lại không được bồi thường. Trong khi đó, bà Trần Thị Lành, bà Nguyễn Ngọc Tú là những người đang bị thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dựng đất (sổ đỏ) lại được Nhà nước bồi thường hàng trăm tỷ đồng và bà Nguyễn Ngọc Tú lại có thể xoay chuyển đất rừng thành dự án KDC do mình làm Giám đốc? 

Cụ thể, trong Dự án này, bà Huỳnh Thị Mai có 12ha diện tích cây rừng trên đất đã được thu hoạch, chuẩn bị trồng rừng mới thì nhận thông tin quy hoạch Dự án KDC Phú An Lành rộng 95ha trùm lên 12ha đất của bà nhưng không được bồi thường. Gia đình bà Mai liên tục gửi đơn khiếu nại khẩn cấp lên UBND tỉnh Đồng Nai đề nghị giải quyết. 

 Hiện, toàn bộ diện tích rừng mà gia đình bà Mai được giao đã bị xóa sổ khi đất rừng được UBND huyện Trảng Bom chuyển đổi và giao cho Công ty CP Phú An Lành xây dựng thành KDC. Quá bất bình, bà Mai đã làm đơn tố cáo ông Lê Hữu Đảng, Chủ tịch UBND huyện Trảng Bom, đồng thời đề nghị ngăn chặn việc đền bù cho các đối tượng chiếm dụng đất rừng trái pháp luật, nhưng UBND huyện Trảng Bom vẫn chi trả số tiền cho các hộ gồm: Bà Trần Thị Lành, bà Nguyễn Thị Bích Hoa, bà Nguyễn Thị Hường và bà Nguyễn Ngọc Tú... với số tiền hàng trăm tỷ đồng.

Liên quan đến sự việc này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Chánh cũng trả lời văn bản cho bà Huỳnh Thị Mai với nội dung: “UBND huyện Trảng Bom cấp sổ đỏ cho bà Nguyễn Bích Hường, Nguyễn Thị Bích Hoa, Trần Thị Lành, tại thửa đất số 28, số 31, số 52, số 53 tờ bản đồ địa chính số 39 xã Sông Trầu là không đúng đối tượng. Và giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, giải quyết dứt điểm việc bồi thường cho gia đình bà Mai trong tháng 1/2018”.

Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì, sự việc vẫn không được xử lý dứt điểm theo đúng pháp luật. Đến nay, bà Mai vẫn chờ sự giải quyết của các cơ quan chức năng của UBND tỉnh Đồng Nai trong vô vọng. 

Bà Huỳnh Thị Mai nhiều năm ngồi xe lăn đi đòi đất
Bà Huỳnh Thị Mai nhiều năm ngồi xe lăn đi đòi đất

Được biết, Dự án KDC Phú An Lành có tổng số diện tích đất bị thu hồi, thực hiện bồi thường, hỗ trợ là 912.603,6m2 đất nông nghiệp và 22.680,7m2 đất giao thông, do UBND xã Sông Trầu quản lý. Dư luận đang quan tâm việc giao đất thực hiện Dự án KDC Phú An Lành được thực hiện như thế nào khi diện tích đất nằm trong Dự án đang có tranh chấp? Theo nguồn tin riêng của chúng tôi thì sau khi Công ty CP Phú An Lành được phê duyệt Dự án quy hoạch 1/500 thì đã chuyển nhượng cho đối tác khác để thu lợi hàng trăm tỷ đồng. 

Như vậy, bà Nguyễn Ngọc Tú vừa được nhận tiền bồi thường, hỗ trợ với tư cách là người bị thu hồi đất (dù sở hữu trái pháp luật), vừa là đại diện chủ đầu tư Dự án được phê duyệt và đã chuyển nhượng “trót lọt” để thu lợi hàng trăm tỷ đồng. Vậy Quyết định 6019/QĐ-UBND của UBND huyện Trảng Bom có sai về thẩm quyền và trái pháp luật? Trách nhiệm của các cán bộ, lãnh đạo huyện trong vụ việc này là như thế nào?...

Trong diễn biến khác, ngày 30/3/2020, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo UBND huyện Trảng Bom rà soát, thẩm tra việc cấp sổ đỏ cho vợ và con ông Phúc, báo cáo UBND tỉnh. Tuy nhiên, đến nay, UBND huyện Trảng Bom chưa có báo cáo UBND tỉnh.

Trao đổi với phóng viên, ông Đoàn Hải, nguyên Chủ tịch UBND huyện Trảng Bom (1994 - 1999) cho biết, chính ông đã động viên bà Mai nhận 12ha trồng rừng và ông cũng đã chỉ đạo xã Sông Trầu giao đất cho bà Mai. Sau này, khi luân chuyển về làm Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Nai, ông Đoàn Hải còn giao hộ bà Mai giống cây xà cừ để trồng rừng theo kế hoạch của Sở.

“UBND huyện Trảng Bom dựa trên cơ sở nào để cấp sổ đỏ cho hộ ông Nguyễn Văn Phúc? Tôi kiến nghị UBND tỉnh Đồng Nai thành lập đoàn thanh tra xác minh làm rõ nội dung tố cáo của bà Mai”, ông Đoàn Hải nói.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 5/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!
Tin nổi bật trang chủ
“Giữ chân” người bảo vệ rừng bằng cơ chế đặc thù

“Giữ chân” người bảo vệ rừng bằng cơ chế đặc thù

Chính sách và đời sống - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Việc xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách đãi ngộ phù hợp là một trong những giải pháp hữu hiệu để bảo vệ, phát triển rừng. Tại kỳ họp thứ 21, HĐND tỉnh Lào Cai khóa XVI ngày 22/8/2024 đã thông qua Nghị quyết số 14/2024/NQ-HĐND (NQ14) về mức cấp kinh phí, đầu tư, hỗ trợ đầu tư, khoán bảo vệ rừng; hỗ trợ tiền ăn cho người tham gia chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Trong đó, ban hành mức cấp kinh phí khoán bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh đối với các loại rừng với mức hỗ trợ đều tăng so với trước đây.
Hậu Giang: Phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp từ tư duy đột phá

Hậu Giang: Phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp từ tư duy đột phá

Kinh tế - Như Tâm - 4 giờ trước
Hậu Giang đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp đạt mức khá của vùng Đồng bằng sông Cửu Long; đến năm 2050 là trung tâm sản xuất công nghiệp và logistics của vùng. Với lợi thế chủ yếu sản xuất nông nghiệp thì mục tiêu này là tương đối cao; nhưng từ những thành tựu phát triển đã đạt được và sự đột phá trong tư duy, tỉnh Hậu Giang sẽ hiện thực hóa khát vọng này.
Miền núi đối mặt với nguy cơ sạt lở sau bão

Miền núi đối mặt với nguy cơ sạt lở sau bão

Sự kiện - Bình luận - Thanh Hải - 4 giờ trước
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát đi cảnh báo, từ chiều 7/9 đến ngày 9/9, mưa lớn sẽ làm gia tăng nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tại nhiều địa phương khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An. Khi đã ngấm “no nước”, những quả đồi, ngọn núi sẽ đối diện với nguy cơ sụt xuống bất cứ lúc nào.
Đắk Lắk: Trao tặng nhà tình nghĩa cho 2 hộ đồng bào DTTS

Đắk Lắk: Trao tặng nhà tình nghĩa cho 2 hộ đồng bào DTTS

Xã hội - Lê Hường - 4 giờ trước
Ngày 7/9, Sở y tế tỉnh Đắk Lắk tổ chức lễ khánh thành, bàn giao 2 căn nhà tình nghĩa cho 2 hộ đồng bào DTTS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại buôn Cuê, xã Băng Ađrênh, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk.
Kon Tum: Quảng bá sản phẩm nghề truyền thống của đồng bào DTTS

Kon Tum: Quảng bá sản phẩm nghề truyền thống của đồng bào DTTS

Chuyên đề - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Trong khuôn khổ Hội chợ Công Thương khu vực Tây Nguyên - Kon Tum 2024 (diễn ra từ ngày 6/9 - 12/9/2024), Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đã tham gia 02 gian hàng trưng bày, quảng bá một số sản phẩm nghề truyền thống của 7 dân tộc thiểu số (DTTS) tại chỗ trên địa bàn tỉnh.
Nghĩa Hà - Vùng đất của những người sống lâu trăm tuổi

Nghĩa Hà - Vùng đất của những người sống lâu trăm tuổi

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 6/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Bão số 3 Yagi Giật cấp 17, cách Quảng Ninh khoảng 570 km. Nghĩa Hà - Vùng đất của những người sống lâu trăm tuổi . Nữ nghệ nhân Y Piuh miệt mài giữ nghề truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
An Giang: Khen thưởng học sinh thuộc Chương trình “Nâng bước em đến trường”

An Giang: Khen thưởng học sinh thuộc Chương trình “Nâng bước em đến trường”

Trang địa phương - Tào Đạt - Tuấn Kiệt - 4 giờ trước
Vừa qua, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang đã tổ chức gặp mặt, trao quà nhân dịp năm học mới và vui Tết Trung thu năm 2024 cho 227 em nhỏ là Con nuôi Đồn Biên phòng, Nâng bước em tới trường, con “Mẹ đỡ đầu” và con cán bộ, chiến sĩ thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Tập trung cao độ khôi phục hệ thống điện, thông tin liên lạc, đường giao thông

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Tập trung cao độ khôi phục hệ thống điện, thông tin liên lạc, đường giao thông

Thời sự - PV - 20:58, 07/09/2024
Chiều 7/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp giao ban thứ 3 trong ngày của Sở Chỉ huy tiền phương phòng chống bão số 3.
Tổng công ty Điện lực miền Bắc huy động toàn bộ nhân lực hỗ trợ các Công ty Điện lực ngay khi bão số 3 đi qua

Tổng công ty Điện lực miền Bắc huy động toàn bộ nhân lực hỗ trợ các Công ty Điện lực ngay khi bão số 3 đi qua

Xã hội - PV - 20:17, 07/09/2024
Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Điện lực miền Bắc Đỗ Nguyệt Ánh vừa chỉ đạo Ban điều hành Tổng công ty kịp thời tổng chỉ huy điều động nhân lực, vật lực từ tất cả đơn vị trong EVNNPC để hỗ trợ các Công ty Điện lực khắc phục hậu quả ngay khi cơn bão số 3 đi qua. Việc điều động sẽ được bố trí rạch ròi, kịp thời theo các khu vực phù hợp với mức độ ảnh hưởng khác nhau, đảm bảo tổ chức khoa học và hiệu quả.
Bão số 3 gây thiệt hại tại nhiều địa phương, đã có nhiều người chết và thương vong

Bão số 3 gây thiệt hại tại nhiều địa phương, đã có nhiều người chết và thương vong

Tin tức - Hương Trà -Mỹ Dung - 20:15, 07/09/2024
Bão số 3 (bão Yagi) đã đi sâu vào đất liền các tỉnh phía bắc, gây thiệt hại lớn tại các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình… Tại Hà Nội đã có mưa to, gió giật mạnh. Sức gió vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13. Bão số 3 đã làm 4 người chết (Quảng Ninh có 3 người, Hải Dương có 1 người) và 78 người bị thương (Quảng Ninh có 58 người, Hải Phòng có 20 người).
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh thăm hỏi, động viên người gặp nạn do bão số 3

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh thăm hỏi, động viên người gặp nạn do bão số 3

Trang địa phương - Mỹ Dung - 19:21, 07/09/2024
Chiều tối ngày 7/9, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh Trịnh Thị Minh Thanh đã tới thăm hỏi, động viên những người gặp nạn do bão số 3 hiện đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.