Media -
BDT -
20:00, 07/08/2024 Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 7/8, có những thông tin đáng chú ý sau: Xây dựng đề án nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc. Lâm Đồng: Hàng nghìn con bò mắc bệnh, chết, nông dân điêu đứng. Nhiều đảng viên người Ê Đê thoát nghèo nhờ làm kinh tế giỏi. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bằng tất cả sự tự hào, Y Bây Kbuôr, Trưởng buôn Kmrơng prông A, xã Ea tu, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã giới thiệu với chúng tôi về chiêng tre (Ching Kram) một cách vô cùng thu hút: “Chiêng tre không chỉ đơn thuần là một nhạc cụ nghệ thuật thể hiện sự tài hoa của chủ thể sáng tạo ra nó, mà còn chứa đựng giá trị to lớn về mặt văn hóa tinh thần của người Ê Đê”.
Ẩm thực -
Lê Hường -
14:00, 23/08/2024 Cùng với bản sắc văn hóa, cảnh quan thiên nhiên độc đáo, ẩm thực của người Ê Đê đã trở thành nét đặc trưng hấp dẫn du khách khi đến Buôn du lịch cộng đồng Ako Dhong, phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Những món ăn dân dã ở buôn làng trở thành đặc sản thu hút du khách gần xa.
Lễ cúng bến nước được coi là nghi lễ truyền thống quan trọng của người Ê Đê ở Đắk Lắk. Lễ cúng bến nước thường được thực hiện vào dịp đầu năm trước khi vào vụ sản xuất mới, để tạ ơn các vị thần và cầu mong thần linh ban cho dòng nước trong lành, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, người dân gặp nhiều may mắn trong năm mới.
Chiều 2/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp với UBND xã Hòa Xuân, Tp. Buôn Ma Thuột tổ chức Lễ ra mắt Câu lạc bộ dệt thổ cẩm của người Ê Đê buôn Drai H’ling và Khai giảng Lớp hướng dẫn, truyền dạy dệt thổ cẩm truyền thống của người Ê Đê.
Phụ nữ Ê Đê có vai trò, quyền lực đặc biệt trong gia đình, trong đó quyền cưới chồng là một trong những quyền quan trọng. Khi người con gái “ưng bụng” chàng trai nào thì về báo cho cha mẹ, nhờ người mai mối hỏi cưới chồng. Nhà trai được đặc quyền thách cưới và nhà gái lo mọi chi phí cưới hỏi mới được làm lễ rước rể về nhà. Đây là nét văn hóa thể hiện rõ nét vai trò của người phụ nữ trong hôn nhân mà người Ê Đê ở các buôn làng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk vẫn giữ gìn.
Media -
Thúy Hồng -
15:00, 13/05/2024 Người Ê Đê là một trong những dân tộc có mặt lâu đời ở Tây Nguyên, với nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trưng. Dẫu trải qua nhiều biến thiên của thời gian, dân tộc Ê Đê vẫn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống, trong đó nổi bật nhất là chế độ mẫu hệ.
Đối với người đàn ông Ê Đê, từ khi sinh ra đến lúc trở thành một chàng trai biết gánh vác mọi công việc của gia đình, của buôn làng thì đều phải trải qua Lễ cúng trưởng thành (tiếng Ê Đê là Mpú Tôh - Kông).
Chiều 22/6, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk phối hợp với UBND huyện Cư M’gar tổ chức Khai mạc Lớp diễn xướng truyền dạy kỹ năng cơ bản về lời nói vần (Klei Duê) của người Ê Đê tại xã Cuôr Đăng. Tham dự có Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk Lại Đức Đại; đại diện lãnh đạo địa phương; các nghệ nhân đứng lớp truyền dạy và các học viên.
Ngày 10/10, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Bế mạc Khóa học diễn xướng hát kể sử thi của người Ê Đê tại xã Ea Tul, huyện Cư M’gar.
Chiều 15/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc lớp truyền dạy chỉnh chiêng Ê Đê năm 2023. Tham dự có Phó Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thụy Phương Hiếu.
Sắc màu 54 -
Lê Hường - Gia Nguyen -
08:42, 20/05/2024 Đồng bào dân tộc Ê Đê ở Đắk Lắk giữ gìn nhiều lễ hội, nghi lễ nông nghiệp, nghi lễ vòng đời quan trọng. Trong đó, Lễ cúng cầu mưa mang nét đẹp, bản sắc riêng mà người Ê Đê còn gìn giữ đến ngày nay.
Phụ nữ Ê Đê có vai trò, quyền lực đặc biệt trong gia đình, trong đó quyền cưới chồng là một trong những quyền quan trọng. Khi bước vào tuổi cập kê, cô gái người Ê Đê chủ động lựa chọn người chồng của mình và lo mọi chi phí cưới hỏi mới được làm lễ rước rể về nhà.
Bên cạnh việc mở lớp truyền dạy sử thi của người Ê Đê cho thiếu nhi, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk còn tổ chức ghi âm, ghi hình diễn xướng sử thi của người Ê Đê để làm tư liệu lưu trữ.
Sau gần 2 tháng, việc tu sửa ngôi nhà dài của người Ê Đê trong khuôn viên Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã được hoàn tất. Nhân dịp này, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức buổi giao lưu với người Ê Đê nhằm tạo cơ hội cho công chúng tìm hiểu trực tiếp về ngôi nhà truyền thống và những biến đổi hiện nay của dân tộc này, cũng như những quan điểm trong việc bảo tồn di sản văn hóa của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
Nghệ nhân Ưu tú H’Săn Êban ở Buôn Trấp, thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana là nữ nghệ nhân duy nhất đánh trống dẫn nhịp chiêng của tỉnh Đắk Lắk. Cả đời gắn bó với chiếc trống dẫn nhịp cho cả đội chiêng hợp tấu, ở tuổi ngoài 80, nghệ nhân H'Săn đau đáu nỗi niềm người kế tục, trăn trở việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa chiêng nữ Ê Đê Bih.
Cuối buôn Emấp, thị trấn Ea Pốk, huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk, gian bếp H’Ruen Niê lúc nào cũng toả hương thơm nức của lá yao, cà đắng, cá suối… Như được trời phú cho khả năng cảm nhận món ăn, cô gái trẻ này đã say mê sáng tạo trong chế biến, lan toả tình yêu ẩm thực truyền thống đến rất nhiều chị em phụ nữ tại địa phương, góp phần quảng bá văn hoá của người Ê Đê tới mọi người.
Ngày 13/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk thông tin: Dự án “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” do Trung tâm Hợp tác quốc tế tỉnh Jeollabuk (Hàn Quốc) tài trợ đã đạt những kết quả bước đầu.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa quyết định công bố 10 di sản vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó Đắk Lắk có 2 di sản được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bên dòng sông Krông Ana hiền hòa, người Ê Đê Bih (một nhánh của dân tộc Ê Đê) ở Buôn Trấp, thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana sở hữu những đặc trưng văn hóa không nơi nào trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có được. Bởi chỉ có người Ê Đê Bih ở đây cho phép, khuyến khích phụ nữ đánh cồng chiêng. Cho đến nay, bao nhiêu thế hệ phụ nữ Ê Đê Bih vẫn miệt mài gìn giữ chiêng Jho như báu vật. Có thể nói, từ nhiều năm qua, Buôn Trấp đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân bảo tồn văn hoá, đây chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng để thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 hiện đang được triển khai trên địa bàn cả nước.