Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ẩm thực của người Ê Đê đang níu chân du khách

Lê Hường - 14:00, 23/08/2024

Cùng với bản sắc văn hóa, cảnh quan thiên nhiên độc đáo, ẩm thực của người Ê Đê đã trở thành nét đặc trưng hấp dẫn du khách khi đến Buôn du lịch cộng đồng Ako Dhong, phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Những món ăn dân dã ở buôn làng trở thành đặc sản thu hút du khách gần xa.

Các món ăn dân dã nấu theo kiểu truyền thống của người Ê Đê, trở thành cơm văn phòng, đặc sản hấp dẫn thực khách gần xa
Các món ăn dân dã nấu theo kiểu truyền thống của người Ê Đê, trở thành cơm văn phòng, đặc sản hấp dẫn thực khách gần xa

Ẩm thực buôn làng hấp dẫn du khách

Giờ ăn trưa, hai ngôi nhà sàn và khoảng sân của quán Nhà sàn M’Nga Tăng Bi nằm giữa buôn Ako Dhong đông kín khách. Lựa chọn món cơm, gỏi cà đắng, lá mì xào, vếch và thịt heo nướng trộn muối ớt, anh Hoàng Đình Bình, tỉnh Bình Dương thích thú thưởng thức hương vị các món ăn truyền thống của người Ê Đê. Anh Bình chia sẻ: Giữa không gian nhà sàn truyền thống, thoáng đãng và sắc hoa muôn màu, thưởng thức món ăn truyền thống của người Ê Đê thật thú vị. Không chỉ thưởng thức ẩm thực, du khách còn được tìm hiểu văn hóa truyền thống của người Ê Đê, ý nghĩa chiếc trống da trâu, chiếc ghế Kpan.

Mê văn hóa Tây Nguyên, thích ẩm thực của đồng bào các dân tộc nơi đây, chị Nguyễn Thị Hồng Nhung ở tỉnh Hải Dương chia sẻ: “Ẩm thực thể hiện văn hóa vùng miền, đặc trưng của các dân tộc. Đến Buôn Ma Thuột, các món ăn của đồng bào dân tộc Ê Đê có sức hấp dẫn với tôi. Các món ăn do chính người Ê Đê chế biến theo cách thức gia truyền, rất đậm đà với vị đặc trưng chua, cay, đắng hòa quyện trong từng món, càng ăn càng ngon, làm tôi muốn ăn mãi”.

Chị H’Minh Byă chuẩn bị các món ăn truyền thống phục vụ khách
Chị H’Minh Byă chuẩn bị các món ăn truyền thống phục vụ khách

Quảng bá văn hóa, nâng cao thu nhập

Buôn du dịch cộng đồng Ako Dhong nằm giữa trung tâm TP. Buôn Ma Thuột, với những ngôi nhà dài cổ, những nét đẹp văn hóa đặc trưng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Ê Đê và ẩm thực mang đậm hương vị núi rừng.

Từ chỗ chỉ nấu ăn phục vụ theo đơn đặt hàng của các đoàn khách du lịch, các bữa tiệc, từ đầu năm đến nay, nhiều gia đình trong buôn Ako Dhong đã chuyển sang phục vụ thực khách hằng ngày. Những món ăn dân dã của người Ê Đê ở buôn làng nay đã trở thành đặc sản níu chân du khách.

Thông qua văn hóa ẩm thực, người Ê Đê ở buôn Ako Dhong quảng bá văn hóa truyền thống đến du khách thập phương. Kinh doanh dịch vụ ẩm thực không chỉ góp phần quảng bá văn hóa, mà còn giúp nhiều gia đình đồng bào Ê Đê ở buôn Ako Dhong có thu nhập ổn định.

Chị H’Minh Byă, dân tộc Ê Đê, chủ quán Nhà sàn M’Nga Tăng Bi chia sẻ: Năm 2017, mình vào các buôn làng tìm mua nhà dài truyền thống về phục dựng lại và sưu tầm một số hiện vật văn hóa như trống da trâu, ghế Kpan, chiêng, chóe… Tại không gian nhà dài này, mình mở quán cà phê phục vụ du khách, rồi một số đoàn khách muốn trải nghiệm ẩm thực truyền thống của người Ê Đê đã đặt mình nấu. Ngày càng có nhiều người dân và khách du lịch muốn thưởng thức các món ăn truyền thống nên mình mở dịch vụ nấu cơm trưa tại không gian nhà dài này.

Để có nguồn nguyên liệu đúng vị, chị H’Minh tìm đến các buôn làng của người Ê Đê để mua cà phê, kiến vàng, môn, rau nhíp, bông rù rì, lá mì,… đặc biệt không thể thiếu củ nén và ớt. “Các món ăn tôi nấu theo cách của người Ê Đê, có sự điều chỉnh nhẹ để giảm độ cay, đắng cho phù hợp với thực khách. Hằng ngày, tôi thay đổi món ăn để du khách được trải nghiệm đa dạng các món ăn. Phục vụ dịch vụ ăn chưa bao lâu nhưng khách ngày càng đông, tôi rất vui vì người dân và khách du lịch thích các món ăn truyền thống của người Ê Đê”, chị H’Minh bày tỏ.

Thực khách thưởng thức món ăn truyền thống của đồng bào Ê Đê tại buôn Ako Dhong
Thực khách thưởng thức món ăn truyền thống của đồng bào Ê Đê tại buôn Ako Dhong

Cũng kinh doanh ẩm thực truyền thống, chị H’Rul Niê, chủ quán cơm Lê Na cho biết: Hằng ngày, bà con các buôn làng Ê Đê vẫn chế biến các món ăn truyền thống phục vụ gia đình. Các loại nguyên liệu theo mùa và trong buôn làng rất dồi dào. Nhờ đó mình có thể lên thực đơn đa dạng, phong phú các món để khách lựa chọn. Đến nay, quán đã có 3 chi nhánh trong buôn Ako Dhong, mở bán từ 10h - 22h hằng ngày. Rất nhiều thực khách thích món lá mì, canh bột, canh cà đắng, cá khô, đu đủ giã, rau tầm bóp, rau mát, quả núc nác…

Mỗi ngày có hàng trăm thực khách gần xa đến thưởng thức món ăn truyền thống. Điều đó đã tạo động lực cho những người con của buôn làng đưa văn hóa ẩm thực của dân tộc mình lan tỏa, vươn xa. Thông qua văn hóa ẩm thực, người Ê Đê ở buôn Ako Dhong quảng bá văn hóa truyền thống đến du khách thập phương. Kinh doanh dịch vụ ẩm thực không chỉ góp phần quảng bá văn hóa, mà còn giúp nhiều gia đình đồng bào Ê Đê ở buôn Ako Dhong có thu nhập ổn định.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đặc sắc món “đèn pha” đại dương

Đặc sắc món “đèn pha” đại dương

Món mắt cá ngừ đại dương – hay còn gọi là “đèn pha” – là đặc sản trứ danh của vùng biển Tuy Hòa, Phú Yên. Không chỉ độc đáo ở hương vị béo giòn, món ăn này còn gắn liền với những câu chuyện thú vị về nguồn gốc và cách chế biến cầu kỳ, khiến thực khách nhớ mãi không quên.
Tin nổi bật trang chủ
Trưng bày hơn 300 hiện vật chuyên đề “Văn hoá Hùng Vương trong dòng chảy văn minh sông Hồng”

Trưng bày hơn 300 hiện vật chuyên đề “Văn hoá Hùng Vương trong dòng chảy văn minh sông Hồng”

Tin tức - Anh Trúc - 1 giờ trước
Ngày 31/3, tại Bảo tàng Hùng Vương, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp tổ chức khai mạc Trưng bày chuyên đề “Văn hóa Hùng Vương trong dòng chảy văn minh sông Hồng”.
Người tiên phong trồng lúa nước ở Kỳ Neh

Người tiên phong trồng lúa nước ở Kỳ Neh

Phóng sự - Phạm Tiến - 1 giờ trước
Từ mô hình trồng thử nghiệm của Người có uy tín Hồ Đức Diệp, đến nay toàn thôn Kỳ Neh đã trồng được 15ha lúa nước. Theo đó, đồng bào Pa Cô (dân tộc Tà Ôi ) nơi đây đã “được no cái bụng” đúng như mong muốn của Người có uy tín Hồ Đức Diệp.
Đạp xe qua biên giới, hữu nghị đồng hành

Đạp xe qua biên giới, hữu nghị đồng hành

Trang địa phương - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Ngày 31/3, tại huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã diễn ra hoạt động đạp xe hữu nghị qua biên giới từ cửa khẩu Động Trung (Trung Quốc) - Hoành Mô (Việt Nam) đến trung tâm huyện Bình Liêu, với chủ đề “Đạp xe qua biên giới, hữu nghị đồng hành”.
Xây dựng thương hiệu cho nông sản miền núi

Xây dựng thương hiệu cho nông sản miền núi

Kinh tế - Thanh Phong - 1 giờ trước
Hiện nay nhiều sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) đã được đầu tư theo hướng sản xuất hàng hóa, xây dựng thương hiệu sản phẩm gắn với những truyền thống văn hóa, tập quán sản xuất. Điều này làm nên sự hấp dẫn trong mắt người tiêu dùng hiện đại. Nhiều sản phẩm đã trở thành thế mạnh của địa phương được tiêu thụ ở các kênh phân phối và xuất khẩu. Bên cạnh việc tập trung chỉ đạo, hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, trong thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương đã đồng hành với nông dân trong xây dựng thương hiệu nông sản để quảng bá và vươn ra các thị trường lớn hơn.
Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai một số văn bản mới của Ban Bí thư về công tác dân tộc, tôn giáo

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai một số văn bản mới của Ban Bí thư về công tác dân tộc, tôn giáo

Thời sự - T.Nhân - H.Trường - N.Triều - 1 giờ trước
Ngày 31/3, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Tỉnh ủy Khánh Hòa tổ chức "Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai một số văn bản mới của Ban Bí thư về công tác dân tộc, tôn giáo". Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì Hội nghị.
Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực

Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 29/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực. Nhà thờ Chánh Tòa Nha Trang. “Vườn Địa Đàng” giữa vùng nắng gió. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
6 người uống rượu trái cây phải đi cấp cứu

6 người uống rượu trái cây phải đi cấp cứu

Tin tức - Anh Trúc - 1 giờ trước
6 người đàn ông uống rượu trái cây khi đi du lịch Ninh Thuận, trên đường trở về Tiền Giang phải vào viện cấp cứu.
Đến thăm những Thánh đường Hồi giáo tuyệt đẹp ở An Giang

Đến thăm những Thánh đường Hồi giáo tuyệt đẹp ở An Giang

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Ngoài vẻ đẹp quyến rũ được thiên nhiên ban tặng, An Giang còn đặc biệt hấp dẫn bởi những ngôi thánh đường Hồi giáo tuyệt đẹp. Với cộng đồng người Chăm theo đạo Hồi lớn, những ngôi thánh đường và tiểu thánh đường, đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của cộng đồng người Chăm theo đạo Islam ở An Giang từ lâu đời.
Quản Bạ (Hà Giang): Xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa trong vùng đồng bào DTTS

Quản Bạ (Hà Giang): Xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa trong vùng đồng bào DTTS

Kinh tế - Hoàng Chính - 1 giờ trước
Những năm gần đây, huyện Quản Bạ trở thành điểm sáng của tỉnh Hà Giang trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp hàng hóa gắn với liên kết bao tiêu sản phẩm. Điều này đã giúp địa phương có sự chuyển mình rõ nét trong việc thực hiện tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm, góp phần tăng thu nhập cho người dân ở nông thôn.
Rau muống xào tỏi của Việt Nam lọt top đặc sản ngon nhất thế giới

Rau muống xào tỏi của Việt Nam lọt top đặc sản ngon nhất thế giới

Văn hóa dân tộc - H. Phúc - 1 giờ trước
Rau muống xào tỏi của Việt Nam đứng vị trí 24/100 món từ rau ngon nhất thế giới do TasteAtlas công bố.
Chính sách hỗ trợ học sinh bán trú theo Nghị định 66/2025/NĐ-CP: Nhiều điểm đột phá về chính sách cho con em DTTS học tập

Chính sách hỗ trợ học sinh bán trú theo Nghị định 66/2025/NĐ-CP: Nhiều điểm đột phá về chính sách cho con em DTTS học tập

Giáo dục - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 66/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/5/2025 "Quy định chính sách cho trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo và cơ sở giáo dục có trẻ em nhà trẻ, học sinh hưởng chính sách", thay thế cho Nghị định 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ. Theo đó, sẽ nâng cao mức hỗ trợ bán trú cho các học sinh thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho cho học sinh DTTS học tập.