Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lễ rước rể - Nét đẹp văn hóa trong hôn nhân của người Ê Đê

Hoàng Thùy - 04:53, 20/11/2023

Phụ nữ Ê Đê có vai trò, quyền lực đặc biệt trong gia đình, trong đó quyền cưới chồng là một trong những quyền quan trọng. Khi bước vào tuổi cập kê, cô gái người Ê Đê chủ động lựa chọn người chồng của mình và lo mọi chi phí cưới hỏi mới được làm lễ rước rể về nhà.

Đoàn rước rể di chuyển từ nhà trai về nhà gái
Đoàn rước rể di chuyển từ nhà trai về nhà gái

Cô gái Ê Đê đi rước chồng

Trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Đắk Lắk năm 2023, vừa qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Tp.Buôn Ma Thuột tổ chức trình diễn nghi thức rước rể của người Ê Đê.

Trong ngôi nhà sàn truyền thống nằm giữa khuôn viên xanh mát của Bảo tàng Đắk Lắk, các đại biểu, du khách và người dân buôn Tơng Jú, xã Ea Kao, TP.Buôn Ma Thuột háo hức chờ xem nghi thức rước rể của người Ê Đê. Đây là nét văn hóa truyền thống thể hiện rõ chế độ mẫu hệ trong hôn nhân của dân tộc Ê Đê trên cao nguyên Đắk Lắk.

Già Y Thăm Kbuôr (69 tuổi), ở  buôn Tơng Jú, xã Ea Kao, TP.Buôn Ma Thuột chia sẻ: Dân tộc Ê Đê theo chế độ mẫu hệ, người phụ nữ làm chủ gia đình. Trong hôn nhân người con gái phải đi hỏi cưới chồng, con cái sinh ra phải mang họ của người mẹ. Lễ cưới của người Ê Đê qua 4 bước: lễ hỏi chồng (Nao hul), lễ thỏa thuận (Knăm), lễ rước rể (Tuhan) và lễ lại mặt (Siê Knăm). Ngày nay, mặc dù thực hiện nếp sống văn minh, bà con tổ chức lễ cưới hiện đại hơn nhưng các nghi thức cưới hỏi vẫn được giữ gìn.

Đại diện hai bên gia đình nói chuyện và thực hiện các nghi thức rước rể
Đại diện hai bên gia đình nói chuyện và thực hiện các nghi thức rước rể

Khi muốn lấy người con trai ưng ý làm chồng, cô gái Ê Đê phải nhờ ông mai, là em trai của mẹ hoặc người lớn tuổi trong dòng họ nhà gái có uy tín, khỏe mạnh, am hiểu luật tục, ăn nói lưu loát. Sau đó chuẩn bị một ché rượu và một chiếc vòng đồng để ông mai mang đến nhà trai làm lễ hỏi chồng. Đại diện hai bên gia đình gặp mặt, nói chuyện, chàng tra nhận lời ngõ của nhà gái sẽ nhận chiếc vòng đồng làm vật đính hôn.

Tiếp đến, nhà gái sẽ dẫn cháu gái của mình đến nhà trai thỏa thuận về tục “gửi dâu” ở nhà trai. Thời gian này, nhà trai sẽ thử thách lòng chung thủy, nết na, sự chịu thương, chịu khó của người con gái trong khoảng thời gian từ 2-3 năm, tùy theo sự thỏa thuận, thống nhất của hai bên.

Tùy thuộc vào hoàn cảnh gia đình của nhà gái, tại lễ “gửi dâu” phía nhà trai có quyền yêu cầu các lễ vật, buộc nhà gái phải đáp ứng đủ những lễ vật theo yêu cầu để tỏ lòng biết ơn công sinh thành, nuôi dưỡng, chăm sóc của ba mẹ chàng trai đối với người chồng tương lai của cô gái.

Nét đẹp văn hóa của người Ê Đê

Trong quá trình rước rể, đoàn sẽ gặp những cản trở và phải có cách đối đáp khéo léo để vượt qua
Trong quá trình rước rể, đoàn sẽ gặp những cản trở và phải có cách đối đáp khéo léo để vượt qua

Sau thời gian "gửi dâu", nếu người con trai đổi ý, không muốn lấy cô gái thì phía nhà trai sẽ mời nhà gái đến nói lời từ chối. Ngược lại, nếu nhà trai chấp thuận cô gái thì sẽ đồng ý cho nhà gái tiến hành lễ rước rể. Trong ngày rước rể, nhà trai sẽ chuẩn bị một ché rượu và một con heo để tiễn con trai về nhà vợ.

Để rước chàng rể về, nhà gái phải mang các lễ vật mà gia đình nhà trai đã yêu cầu trong lễ “gửi dâu” gồm vòng đồng, một ché rượu cần, một gói xôi và một con gà trống. Chiếc vòng đồng được xem như là lời cam kết thủy chung của chàng trai đối với cô gái.

Trong ngày cưới, cô dâu, chú rể phải mặc trang phục truyền thống để thể hiện sự trang nghiêm trong ngày trọng đại. Khi đã hoàn tất các nghi thức tại nhà trai, đoàn rước rể sẽ về nhà gái.

Trên đường rước rể về, đoàn rước rể bị các nhóm thanh niên trêu chọc, chặn lại và chú rể phải đối đáp khéo leo, trao cho họ vòng đồng thể hiện sự hòa khí, vui vẻ. Theo quan niệm, trên đường rước rể về gặp nhiều thử thách, cản trở thì cuộc hôn nhân bền chặt, hạnh phúc, làm ăn giàu sang, sinh đẻ con cái thuận lợi.

Người thân, bạn bè trao quà cưới cho cô dâu, chú rể
Người thân, bạn bè trao quà cưới cho cô dâu, chú rể

Rước rể về đến nhà, già làng sẽ thay mặt hai họ giới thiệu ông cậu, bố, mẹ, các chị em nhà trai, nhà gái và họ hàng hai bên. Ông cậu thay mặt nhà gái nói chuyện nhắc lại các khoản thách cưới, món nào đã đưa đủ, món nào còn thiếu thì nhà gái sẽ trả đầy đủ.

Đôi bạn trẻ trao vòng đồng cho nhau và từ đây chính thức gọi nhau là vợ chồng, nhắc nhở vợ chồng phải sống thủy chung. Nếu ai trả lại vòng, thay lòng đổi dạ hay làm điều gì sai trái sẽ phải bồi thường lại đầy đủ sính lễ.

Sau khi các nghi thức lễ cưới thực hiện xong, dàn chiêng nổi lên, cô dâu, chú rể cầm cần rượu cho nhau, cùng nhau ăn chung một miếng cơm, một miếng gan heo, thể hiện sự chia ngọt sẻ bùi từ nay cho đến mai sau. Gia đình họ hàng, bạn bè trao các món quà cưới cho cô dâu và chú rể. Trong đó, cha mẹ chồng tặng quà cho con trai về nhà vợ một cái mền, 1 cái xà gạc, chén bát và tặng cho chị gái cô dâu 1 cái gùi, 1 bộ váy áo thổ cẩm.

Theo bà H’Yam Bkrông ở buôn Tơng Jú, xã Ea Kao, “Người Ê Đê quan niệm, nếu đôi vợ chồng trẻ cùng nhau thức đến 4-5 giờ hôm sau thì cuộc hôn nhân của họ sẽ kéo dài đến già. Còn nếu đi ngủ trước 12 giờ đêm thì cuộc sống hôn nhân sẽ ngắn hơn so với mong muốn”.

Ông Phạm Tiến Hưng, Phó Chủ tịch UBND TP. Buôn Ma Thuột chia sẻ: Thông qua, hoạt động trình diễn, Ban Tổ chức mong muốn thế hệ trẻ tìm hiểu về những phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp, trong đó có lễ cưới hỏi. Qua đó khơi dậy ý thức giữ gìn, bảo tồn những nét đẹp, giá trị nhân văn trong cuộc sống.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Từ ngàn xưa, cây sâm Ngọc Linh được đồng bào Xơ Đăng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam rất trân quý, gọi là cây “thuốc giấu”, và xem đó là món quà do Giàng (Trời) ban để bồi bổ sức khoẻ cũng như chữa bệnh. Ngày nay đã thành thông lệ, mỗi tháng một lần, những phiên chợ sâm Ngọc Linh “độc nhất vô nhị” đã thu hút các đại gia từ mọi miền đất nước đổ về tìm mua sâm. Đây cũng là dịp để những “tỷ phú xứ núi” gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trồng cây “thuốc giấu”.
Tin nổi bật trang chủ
Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Từ ngàn xưa, cây sâm Ngọc Linh được đồng bào Xơ Đăng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam rất trân quý, gọi là cây “thuốc giấu”, và xem đó là món quà do Giàng (Trời) ban để bồi bổ sức khoẻ cũng như chữa bệnh. Ngày nay đã thành thông lệ, mỗi tháng một lần, những phiên chợ sâm Ngọc Linh “độc nhất vô nhị” đã thu hút các đại gia từ mọi miền đất nước đổ về tìm mua sâm. Đây cũng là dịp để những “tỷ phú xứ núi” gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trồng cây “thuốc giấu”.
Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Kinh tế - Giang Lam - 16:34, 01/05/2024
Với sự năng động, sáng tạo của mình, những năm gần đây, nhiều ông lang, bà mế ở Tuyên Quang đã tận dụng mạng xã hội để quảng bá nhiều bài thuốc dân gian, gia truyền quý. Hành trình đưa dược liệu xuống phố của họ cũng nhiều điều thú vị.
Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Công tác Dân tộc - Thiên An - 16:32, 01/05/2024
Đã hơn 10 năm rồi, nay chúng tôi mới có dịp trở lại Lũng Cà, một bản thuộc xã Thượng Nung, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Lũng Cà ngày ấy, không điện lưới, thiếu nước sạch, lương thực và thiếu cả con chữ... Hôm nay, Lũng Cà đã khác xưa…
Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Tin tức - L.Minh - 15:02, 01/05/2024
Sáng 1/5, tại Công ty Gỗ Bình Minh trên địa bàn xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai) đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến nhiều người thương vong. Theo thông tin ban đầu, đây là vụ tai nạn do nổ lò hơi.
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 12:31, 01/05/2024
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, du lịch Thanh Hóa đạt doanh thu khoảng 3,8 nghìn tỷ đồng.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Media - BDT - 12:29, 01/05/2024
Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Media - BDT - 12:12, 01/05/2024
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao là nghi lễ mang đậm tính nhân văn và luôn hướng con người nhớ về nguồn cội của dân tộc mình. Nghi lễ còn là sợi dây liên kết cộng đồng, dòng họ, làng bản ngày càng đoàn kết, bền chặt cùng nhau xây dựng quê hương.
“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

Tin tức - Thanh Thuận - 11:44, 01/05/2024
Với mong muốn tuyên truyền đến cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân và nhân dân về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ, Điện ảnh Quân đội nhân dân sẽ tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/05/2024) từ ngày 3-6/5 tại Rạp chiếu phim Điện ảnh Quân đội nhân dân, số 17 phố Lý Nam Đế, Hà Nội.
Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Giáo dục - Khánh Sơn - 11:37, 01/05/2024
Trường Đại học Luật Hà Nội vừa ban hành thông báo xét tuyển trình độ đại học hình thức đào tạo chính quy năm 2024 (Khóa 49) theo các phương thức xét tuyển sớm.
Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Thời sự - Thanh Nguyên - 11:33, 01/05/2024
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm đặc biệt với chủ đề “Đường lên Điện Biên”. Những thời khắc lịch sử của dân tộc tại chiến trường Điện Biên Phủ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp được tái hiện qua 70 tác phẩm trưng bày tại triển lãm mang đến cho người xem những ấn tượng sâu sắc.
Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Tin tức - Thanh Nguyên - 09:21, 01/05/2024
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc 17 ấn phẩm sách đặc biệt, đưa bạn đọc đến với bức tranh toàn cảnh về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.