Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ngày mới ở buôn Jứ

Ngọc Thu - 10:38, 01/12/2022

90 hộ đồng bào dân tộc Gia Rai vùng thiên tai sạt lở bờ sông Ba xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã được di chuyển đến nơi ở mới tại khu tái định cư buôn Jứ. Hơn 1 năm tái định cư, sức sống mới đang dần hiện diện trong từng nếp nhà, người dân bắt đầu “an cư lạc nghiệp”.

Sức sống mới đang dần hiện diện trong từng nếp nhà, người dân buôn Jứ xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) bắt đầu “an cư lạc nghiệp”
Sức sống mới đang dần hiện diện trong từng nếp nhà của người dân buôn Jứ xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) bắt đầu “an cư lạc nghiệp”

Nơm nớp vùng “rốn lũ”

Với địa hình trũng thấp, đông dân cư nên từ lâu vùng thiên tai sạt lở bờ sông Ba trở thành vùng “rốn lũ” của huyện Ia Pa. Để rồi mỗi năm khi mùa mưa lũ đến, người dân phải hứng chịu nhiều cơn bão dữ cùng với nỗi nơm nớp lo sợ cho sự an nguy của bản thân và mất mát tài sản.

Những năm gần đây, do biến đổi khí hậu, dòng chảy thay đổi, lũ sông Ba chảy xiết khiến nhiều đoạn sạt lở nghiêm trọng, tiến sát vào vườn tược, nhà cửa của người dân. Có những trận mưa lũ hung dữ cao hơn 1 m như cuốn phăng tất cả trên đường đi, có khi nhấn chìm ngôi nhà của người dân. 

Ông Nay Khúy, trưởng buôn Jứ chia sẻ: “Cứ hễ mưa lớn kéo dài là cả buôn lại chìm ngập trong nước. Nhiều lần lực lượng chức năng phải hỗ trợ bà con di dời trong đêm do nước dâng cao đột ngột. Cả nhà tôi 4 miệng ăn chỉ dám mang theo mấy bộ đồ, vài lon gạo hoặc gói mì tôm dự trữ. Đến nơi lánh nạn rồi nhưng cả trăm hộ dân không ai chợp mắt. Mùa mưa lũ năm ngoái, nước dâng cao quá, có hộ bị trôi mất 160 tấm ván chuẩn bị làm nhà. Chủ nhà tiếc của ốm mất mấy ngày, đến giờ vẫn chưa có tiền làm lại ngôi nhà mới, cuộc sống khó khăn thêm bội phần”.

Cùng chung nỗi niềm, chị Ksor H’Mun, chia sẻ: “Mỗi khi có thông tin mưa lũ, chính quyền địa phương đều phải huy động ca nô trực sẵn sàng để di dời khoảng các hộ dân buôn Jứ đến nơi tránh lũ an toàn. Lũ lên mức báo động 3 là chia cắt buôn trong nhiều ngày. Người thì di dời lên điểm trường học trên cao; vật nuôi thì lùa lên bãi đất cao, bà con luân phiên nhau canh giữ. Nước rút, gia súc, gia cầm nhà ai nhà ấy tới nhận về. Nhưng lũ lụt khiến bùn đất, rác rưởi tràn ngập khắp nơi, gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là nguồn nước. Cơn lũ dữ đi qua để lại muôn vàn khó khăn cho bà con”.

An cư lạc nghiệp

Trước tình hình trên, để đảm bảo đời sống lâu dài cho người dân, năm 2021, dự án bố trí ổn định dân cư vùng thiên tai xã Ia Broăi được triển khai nhằm ổn định dân cư cho 90 hộ đồng bào dân tộc Gia Rai ở vùng thiên tai sạt lở bờ sông Ba. Tổng mức đầu tư dự án là 22,6 tỷ đồng, trong đó, nguồn vốn dự phòng ngân sách trung ương là 18 tỷ đồng, ngân sách huyện cân đối phân bổ 4,6 tỷ đồng. Dự án triển khai trên diện tích 4,98 ha, đồng bộ về hạ tầng, có 1 nhà rông, 2 phòng học mầm non, đường giao thông, công trình cấp điện, cấp nước sinh hoạt, tiêu thoát nước. Tại khu tái định cư, mỗi hộ dân được cấp 360 - 390 m2 đất, hỗ trợ 20 triệu đồng di dời nhà ở. Cuộc sống mới đang dần hiện hữu tại khu tái định cư Bôn Jư, mang niềm vui và an tâm cho bà con nơi đây.

Những ngày cuối năm, không khí tại khu tái định cư buôn Jứ đang rộn ràng, tất bật. Bà con khẩn trương hoàn thành ngôi nhà mới của mình. Hầu hết những hộ dân thuộc diện di dời đã đoàn kết hỗ trợ nhau trong việc dỡ nhà, dựng nhà, đóng tôn. Đối với những hộ nghèo, neo đơn chưa di dời, chính quyền địa phương sẽ có phương án phối hợp với lực lượng vũ trang hỗ trợ kịp thời.

Bà con đang khẩn trương hoàn thành ngôi nhà mới của mình tại khu tái định cư buôn Jứ
Bà con đang khẩn trương hoàn thành ngôi nhà mới của mình tại khu tái định cư buôn Jứ

Ngày mới đã về với buôn Jứ, niềm vui cùng niềm tin rạng ngời trên khuôn mặt của đồng bào Gia Rai nơi đây. Ông Nay Khúy, Trưởng buôn Jứ phấn khởi nói: “So với ở chỗ cũ thì đất ở đây bằng phẳng, tốt hơn, nước lũ không tới được, không còn lo bị sạt lở. Nước sạch dẫn về từng hộ gia đình phục vụ sinh hoạt. Các cháu đi học gần nhà, thuận tiện không phải đưa đón. Bà con ai cũng muốn nhanh được đến nơi ở mới nên được chính quyền địa phương vận động là làm theo ngay. Dời đến nơi ở mới để cất nhà to hơn, yên tâm làm ăn ổn định cuộc sống.”

Giờ đây, buôn Jứ đã khoác lên mình chiếc áo mới, không còn bị ám ảnh bởi mưa lũ, sạt lở bất cứ lúc nào. Bà con yên tâm chăm lo sản xuất, ổn định cuộc sống, đói nghèo cũng dần rời xa. 

Ông Bùi Văn Ngọc - Chủ tịch UBND xã Ia Broăi, cho biết: "Chúng tôi thành lập 1 tổ để tuần tra giám sát phân luồng cho các phương tiện di dời, buôn bán nông sản… đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông khu tái định cư buôn Jứ. Hiện tại, các hộ dân buôn Jứ đã về nơi an toàn, cuộc sống của người dân được yên ổn, không còn lo ảnh hưởng do mưa lũ. Sắp tới, các ban, ngành, đoàn thể xã sẽ phát động hỗ trợ các hộ dân làm hàng rào xanh, con đường hoa cũng như trồng cây bóng mát tạo cảnh quan buôn làng xanh, sạch, đẹp. Diện tích đất ở cũ của người dân sẽ được thu hồi phục vụ cho mục đích bố trí, sắp xếp lại dân cư trong buôn, tạo điều kiện để bà con mở rộng quỹ đất, phát triển sản xuất”.

Về nơi tái định cư mới để “an cư, lạc nghiệp” đã mở ra một tương lai mới với bà con buôn Jứ. Đây cũng sẽ là động lực giúp bà con buôn Jứ tiếp tục ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế bền vững.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Phát huy nguồn lực tôn giáo đóng góp vào sự phát triển đất nước

Phát huy nguồn lực tôn giáo đóng góp vào sự phát triển đất nước

Dân tộc - Tôn giáo - Hà Anh - 2 phút trước
Trong tiến trình phát triển của đất nước, tôn giáo không chỉ là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần mà còn là nguồn lực quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, xây dựng phát triển đất nước. Với những giá trị đạo đức, văn hóa và tinh thần cộng đồng sâu sắc, tôn giáo đóng vai trò tích cực trong việc xây dựng một xã hội nhân văn, tiến bộ và thịnh vượng.
Gốm Yang Tao - Nghệ thuật từ đôi tay người phụ nữ M'nông

Gốm Yang Tao - Nghệ thuật từ đôi tay người phụ nữ M'nông

Sắc màu 54 - Xuân Hòa - 5 phút trước
Tại những buôn làng Tây Nguyên, mỗi sản phẩm thủ công không chỉ là vật dụng mà còn là tác phẩm nghệ thuật mang dấu ấn văn hóa. Những chiếc bình gốm, ché hay con vật bằng đất sét là kết tinh từ đôi tay khéo léo của những người phụ nữ buôn làng - nơi sự sáng tạo hòa quyện với tình yêu đất đai, quê hương.
Đắk Mil - Vùng trọng điểm cây cà phê ở Đắk Nông gồng mình chống hạn

Đắk Mil - Vùng trọng điểm cây cà phê ở Đắk Nông gồng mình chống hạn

Trang địa phương - Lê Hường - 1 giờ trước
Nhiều công trình thủy lợi cạn trơ đáy, cây cà phê héo rũ, rụng lá, hoa cháy đen; người dân vùng trọng điểm cà phê Đắk Mil của tỉnh Đắk Nông đang tìm đủ cách chống chọi với hạn cứu cây trồng.
Phó Thủ tướng Mai Văn Chính thăm, tặng quà người có công tại miền núi Khánh Hòa

Phó Thủ tướng Mai Văn Chính thăm, tặng quà người có công tại miền núi Khánh Hòa

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Nhân chuyến công tác tại tỉnh Khánh Hòa, ngày 1/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính đã đến thăm, tặng quà người có công và kiểm tra thực tế 2 công trình được đầu tư từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại huyện miền núi Khánh Sơn.
Phú Yên: Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Phú Yên: Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Tin tức - T.Nhân - N.Triều - 1 giờ trước
Tối 1/4, tại Tp. Tuy Hòa, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Phú Yên long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh (01/4/1975 - 01/4/2025) với chủ đề “Phú Yên Anh hùng - Ngời sáng tương lai”.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Nam sắp tổ chức Lễ hội hoa sưa năm 2025

Quảng Nam sắp tổ chức Lễ hội hoa sưa năm 2025

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Lễ hội “Tam Kỳ - Mùa hoa sưa năm 2025” với chủ đề “Rực rỡ sắc hoa vàng” sẽ được tổ chức từ ngày 10 - 13/4/2025.
Tiềm năng kinh tế từ phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Tiềm năng kinh tế từ phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Khai thác tiềm năng, lợi thế để liên kết trồng cây dược liệu theo chuỗi giá trị đang mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp vùng cao, vùng đồng bào DTTS. Từ đó, góp phần chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị kinh tế cho đồng bào DTTS.
Đại Giới Đàn Trí Tấn khu vực Đông Nam Bộ lần thứ I năm 2025 thành công tốt đẹp

Đại Giới Đàn Trí Tấn khu vực Đông Nam Bộ lần thứ I năm 2025 thành công tốt đẹp

Dân tộc - Tôn giáo - Duy Chí - 1 giờ trước
Lần đầu tiên tỉnh Bình Dương tổ chức thí điểm Đại Giới Đàn Trí Tấn, thu hút 400 giới tử đến từ 5 tỉnh thành khu vực Đông Nam Bộ. Trải qua kỳ thi quan trọng về Kinh, Luật, Luận để được công nhận Tì Kheo, Sa Di, tiếp tục gìn giữ, vun đắp giáo pháp, giáo luật Phật Giáo.
Du lịch Việt - Sự kết hợp hài hòa dịch vụ cao cấp với văn hóa bản địa độc đáo chinh phục giới ‘tinh hoa’

Du lịch Việt - Sự kết hợp hài hòa dịch vụ cao cấp với văn hóa bản địa độc đáo chinh phục giới ‘tinh hoa’

Sự kiện - Bình luận - Minh Nhật - 1 giờ trước
Việt Nam đang dần khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch cao cấp toàn cầu nhờ sự kết hợp hài hòa giữa dịch vụ đẳng cấp và bản sắc văn hóa độc đáo.
Ninh Bình chuẩn bị cho Tuần lễ “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”

Ninh Bình chuẩn bị cho Tuần lễ “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”

Du lịch - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành Kế hoạch số 70/KH-UBND, chính thức khởi động công tác chuẩn bị cho Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2025 với chủ đề “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”.