Nâng cao hiệu quả thông tin thị trường là một trong những giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế vùng DTTS và miền núi trong hội nhập. Giải pháp này càng phải được chú trọng khi triển khai Chương trình “Mỗi xã phường một sản phẩm” (OCOP).
Thời gian gần đây, giá thịt lợn trên thị trường tăng liên tục ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt của người dân. Hiện nay, tại một số địa phương ở miền Bắc, giá lợn hơi đã lên đến hơn 75.000 đồng/kg; còn ở miền Trung và phía Nam, giá trung bình là hơn 70.000 đồng/kg.
Địa chỉ giao dịch : 177 Hai Bà Trưng, Phường 6, quận 3, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại : 028392252302889325235 ; Fax : 0283932900 Email Urg @ rubbergroupvn.imexdept @ rubbergroup.vn Website : rubbergroup.vn
Chương trình “Mỗi xã phường một sản phẩm” (OCOP) được triển khai một thời gian nhưng ở một số địa phương miền núi vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong xác định sản phẩm chủ đạo.
Hiện nay, Quảng Ninh đã thực hiện quy hoạch 17 vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung để phát triển các sản phẩm chủ lực và hình thành chuỗi sản phẩm OCOP để sản xuất hàng hóa nông nghiệp theo hướng tập trung tại các địa phương, khuyến khích thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn…
Từ nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất của Chương trình 135 mà nhiều xã đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Yên Thế (Bắc Giang) những năm gần đây có nhiều thay đổi. Một trong những dự án đạt hiệu quả phải kể tới mô hình trồng bưởi Diễn hữu cơ trên địa bàn xã Canh Nậu.
Sau 10 năm xây dựng nông thôn mới (NTM), hiện 14 tỉnh khu vực miền núi phía Bắc mới chỉ có 603/2.280 xã được công nhận đạt chuẩn. Mặc dù kết quả còn khiêm tốn nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, các tỉnh miền núi phía Bắc có điều kiện để “bứt tốc độ” trong xây dựng NTM một cách bền vững do khu vực này có tiềm năng phát triển sản phẩm OCOP, giúp nâng cao thu nhập cho người dân.
Sáng 8/11, tại Hà Nội, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội phối hợp với Siêu thị Big C Thăng Long tổ chức Hội thảo kết nối tiêu thụ sản phẩm phẩm OCOP và đặc sản vùng miền vào hệ thống siêu thị Big C Việt Nam và GO! Market.
Mỗi sản phẩm được cấp chứng nhận OCOP gắn với một câu chuyện riêng của mỗi vùng đất, cộng đồng. Vì thế, sản phẩm OCOP được xem như “sứ giả” của văn hóa.
Đồ thủ công mây tre đan của đồng bào DTTS không chỉ được ưa chuộng tại thị trường trong nước mà có tiềm năng lớn vươn ra thế giới.
Từ một nước gần như không có ngành sữa, đến nay Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu sữa. Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) là doanh nghiệp tiên phong hiện thực hóa “Giấc mơ sữa Việt” vươn ra thế giới.
Hiện nay, mô hình du lịch cộng đồng (homestay) với những sản phẩm du lịch lợi thế đang được các địa phương miền núi chú trọng thực hiện. Nhưng để các homestay “hút” du khách trong và ngoài nước thì phải nâng tầm các sản phẩm du lịch đặc trưng.
Mỗi địa phương, vùng miền đều có những sản phẩm lợi thế khi triển khai Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP). Với những địa phương miền núi, để OCOP thành công, phải lựa chọn được những sản phẩm chủ lực để ưu tiên triển khai.
Nông sản hữu cơ đang ngày càng chiếm được lòng tin đối với người tiêu dùng trên thị trường, không chỉ ở trong nước. Đây là cơ hội, hướng đi mới rất quan trọng cho phát triển kinh tế nông nghiệp của Cao Bằng nói riêng và các tỉnh khác nói chung.
Với điều kiện khí hậu và thói quen tiêu dùng ở Việt Nam, PINACO đã cho ra đời Ắc Quy Đồng Nai Hybrid, là sự thừa hưởng ưu điểm nổi bật của ắc quy tiêu chuẩn (MF) và ắc quy miễn bảo dưỡng ( CMF )
Với nghề truyền thống gia truyền lâu đời, người dân Đà Vị đã làm nên thương hiệu bún khô Đà Vị với sợi bún trong, mềm, mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc vùng cao Na Hang - Tuyên Quang.
Cá tép dầu sông Đà được ví như cá chỉ vàng của vùng biển khơi, giờ đây không còn quá xa lạ với người dân huyện Quỳnh Nhai (Sơn La). Từ khi hồ thủy điện Sơn La xuất hiện thì nguồn cá tép dầu dồi dào hơn bao giờ hết, mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho người dân nơi đây.
Vào thời điểm này, tại các huyện Chợ Đồn, Ba Bể của tỉnh Bắc Kạn, người dân đang tất bật thu hoạch chính vụ sản phẩm hồng không hạt - loại cây chủ lực của địa phương hiện nay. Năm 2013, hồng không hạt Bắc Kạn đã được cấp Chứng nhận chỉ dẫn địa lý và nằm trong top 100 nhãn hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam. Với bước đệm quan trọng đó, cây hồng không hạt đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hộ dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Rượu Thanh Kim của đồng bào dân tộc Dao ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai đã được công nhận là sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao cấp tỉnh Lào Cai. Đây là niềm vui, động lực để người dân Thanh Kim tiếp tục bảo tồn và phát huy truyền thống của mình.
Yên Bái là địa phương với nhiều sản phẩm đặc trưng, vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh, vùng cây ăn quả rộng lớn với nhiều sản phẩm đã nổi tiếng trên thị trường như miến đao Giới Phiên, bưởi Đại Minh, chè Shan tuyết Suối Giàng… Đây là lợi thế lớn để các địa phương xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị, tạo sản phẩm chủ lực phát triển kinh tế gắn với xây dựng nông thôn mới.